AMS Fee hay phí AMS chắc hẳn là thuật ngữ quá quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là những ai thường xuyên làm việc với thị trường Mỹ. Vậy phí AMS là gì? Mức thu đối với phí AMS là bao nhiêu? Hãy cùng Vietship tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
AMS được viết tắt từ Automated Manifest System. Phí này được áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập khẩu và chuyển tải tại Mỹ. Chính xác thì AMS là tên loại thủ tục mà hải quan Mỹ yêu cầu được khai báo. Còn phí AMS là do hãng tàu đặt ra và thu booking party – forwarder hoặc shipper (do hãng tàu là bên thực hiện thủ tục khai báo cho lô hàng).
Hãng tàu cũng chính là bên đặt ra phí AMS, đồng thời thu booking party – forwarder bởi lẽ hàng tàu chính là bên có nghĩ vụ làm thủ tục khai báo cho lô hàng. Còn bên xuất khẩu chính là bên bị thu phí
Cần lưu ý rằng cơ quan hải quan của mỗi quốc gia khác nhau sẽ có quy định về loại phí tương tự như này khác nhau. Ví dụ có một loại phí tương tự như phí AMS là phí AFS (Advance Filing Surcharge). Phí AFS chỉ sử dụng khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc tương tự AMS chỉ áp dụng khi xuất khẩu hàng Mỹ.
Đối với phí AMS thì các đối tượng cần khai báo bao gồm các hãng tàu – đảm nhận nhận công việc làm thủ tục khai báo AMS cho Master Bill và các Forwarder hoặc booking agent sẽ thực hiện khai báo cho House Bill.
Với các lô hàng hóa được xuất khẩu sang Mỹ, hải quan Mỹ sẽ yêu cầu bạn cung cấp một cách chính xác thông tin manifest của lô hàng đó. Những thông tin này bao gồm tên hàng hóa, số lượng hàng, người bán lô hàng này, người mua, cảng đi của lô hàng và cả cảng đến,…
Hải quan Mỹ phải nhận được các thông tin manifest này chậm nhất 24 tiếng trước khi hàng hóa được load lên tàu.
Việc khai báo AMS có mục đích vô cùng quan trọng là chống khủng bố và buôn lậu. Quy định khai báo AMS ban hành từ năm 2004 bởi Customs and Border Protection Department of the US. Một điều bạn cần lưu ý là thủ tục AMS sẽ áp dụng cho các hình thức vận chuyển là đường biển và đường hàng không.
Mức thu AMS thường là 30-40 USD/lô hàng (tức 30-40 USD/bill). AMS không thu theo số lượng và khối lượng của hàng, 1 hay 100 container có chung 1 Bill of lading vẫn chỉ thu 30-40 USD. Vậy nên không phải hàng càng nhiều, càng nặng thì phí sẽ càng cao.
Nếu trong trường hợp hãng tàu khai báo AMS trễ sẽ phải chịu đóng tiền phạt từ phía hải quan Mỹ. Số tiền phạt mà hải quan Mỹ áp dụng cho việc khai báo trể này lên tới 5000 USD cho mỗi lô hàng.
Hải quan Mỹ sẽ thông báo án phạt này sau vài tháng kể từ khi hàng hóa chính thức onboard. Mức tiền đóng phạt sẽ bị cộng dồn cho tất cả các lô hàng hãng tàu kê khai trễ hạn trong suốt thời gian đó.
Khi trễ hạn khai báo AMS, số tiền phải đóng phạt sẽ không chỉ ảnh hướng đến lợi nhuận của bên xuất khẩu hàng hóa mà còn làm cho các lô hàng đi sau không thể xuất sang thị trường này được nữa.
Đọc thêm:
Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!