Bạn có hiểu chữ viết tắt ATD là gì trong lĩnh vực vận chuyển và logistics không? Trong ngành này, bạn thường xuyên phải kết nối nhiều quy trình, phương tiện, và con người thành một chuỗi hoạt động liền mạch. Cái giá của sự chậm trễ thường là khá cao và giá trị của việc lập kế hoạch chính xác là vô cùng lớn. Chính vì thế việc lập kế hoạch cũng như ghi nhận các mốc thời gian trong vận tải là khá quan trọng, giúp doanh nghiệp chủ động được thời gian trong quá trình giao nhận hàng, cũng như các công đoạn sản xuất kinh doanh. Các mốc thời gian phổ biến hay được nhắc tới, và có dễ gây nhầm lẫn như: ETD, ETA, ATD, ATA.
ATD là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh: Actual Time of Department – Thời gian khởi hành thực tế, nghĩa là thời điểm phương tiện vận chuyển xuất phát từ một địa điểm. Phương tiện đó có thể là máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, xe tải… Điểm khởi hành thường là cảng biển, sân bay, nhà ga, bến xe.
ATD thường khác với thời gian dự kiến khởi hành (ETD). Lý tưởng nhất là hai thời điểm này trùng nhau: thời điểm thực tế diễn ra đúng như dự kiến. Nhưng trên thực tế, điều này không phải là dễ, vì sự chậm trễ có thể xảy ra. Vì vậy ATD có thể muộn hơn hoặc (đôi khi) sớm hơn ETD.
Ví dụ: trong vận tải biển, bạn được hãng tàu thông báo chuyến tàu rời cảng xếp (ETD) vào ngày 5/8, nhưng do cảng bị tắc nghẽn, nên tàu lùi 1 ngày. Thực tế tàu chạy vào ngày hôm sau 6/8. Như vậy ETD là 6/8, chậm hơn so với ETD 5/8.
Tương tự như vậy, với trường hợp của vận tải hành khách bằng máy bay. Hãng bay thông báo máy bay dự kiến khởi hành vào 8h sáng, nhưng lại bị “delay” nên khởi hành vào 9h sáng cùng ngày. Khi đó ATD là 9h sáng ngày hôm đó.
Cùng với ATD thì một khái niệm khác cũng thường được xem xét đến, đó là ATA – Thời gian thực tế đến địa điểm đích. Cả 2 thuật ngữ này đều có ý nghĩa quan trọng như trong phần tiếp theo.
Hơn nữa, điều quan trọng là phải theo dõi các thay đổi theo thời gian thực trong ATA/ ATD để có thể chuyển hướng tàu thuyền hoặc máy bay trong trường hợp bị chậm trễ.
Hãng vận tải nên kiểm soát giờ làm việc của lái xe và sắp xếp tải trọng trong tương lai; các hãng hàng không phải lập kế hoạch về việc sử dụng nhiên liệu; và chủ tàu muốn đảm bảo trước hợp đồng thuê tàu. Khả năng hiển thị theo thời gian thực cho phép người điều phối lên lịch lại ngay lập tức trong trường hợp có bất kỳ sự chậm trễ hoặc gián đoạn nào.
Khách hàng muốn theo dõi các lô hàng của họ và nhận thức được giai đoạn giao hàng trong thời gian thực, vì vậy điều này cũng giúp họ hài lòng.
• Tàu biển chuyển hàng đường biển theo thời hạn
• Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu)
• Xuất nhập container FCL/LCL đến tất cả cảng biển chính trên toàn cầu
• Xuất nhập FCL/LCL đến địa chỉ người nhận (door to door)
• Dịch vụ FCL/ LCL: hàng thông thường, tách bill và hàng chỉ định
• Nhận hàng từ kho rồi chuyển đến cảng; nhận hàng từ cảng rồi giao hàng về kho; Nhận hàng từ kho rồi giao đến kho
Đọc thêm:
Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!