Các chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu

Các chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu

Ngày nay, thực tiễn hoạt động buôn bán giữa các nước trên thế giới đã cho thấy rõ xu hướng tự do hóa thương mại và vai trò của thương mại quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế của các nước. Thương mại quốc tế đã trở thành một lĩnh vực quan trọng tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.Và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, trong những năm qua, chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, do tiềm lực quốc gia còn hạn chế,  cơ sở vật chất còn yếu kém, không theo kịp bước tiến của công nghiệp hóa, các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn trong quá trình tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế nói chung và xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng. Trong đó phải kể đến sự thiếu hụt về những kiến thức xuất nhập khẩu, về các chứng từ xuất/nhập khẩu hàng hóa,… Điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt non trẻ, thậm chí dẫn đến thiệt hại kinh tế và phá sản ngay khi vừa bước chân vào ngành. Bài viết này bên  sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức nền tảng về các chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu và các quy định về ghi nhãn hàng hóa và xuất xứ hàng hóa trong hợp đồng thương mại quốc tế.

1. Nhãn hàng hóa

1.Khái niệm:

“Nhãn hàng hoá” là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá

2.Chức năng:

Nhãn hàng hóa được gắn trên bao bì sản phẩm giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm từ đó lựa chọn được sản phẩm chất lượng, phù hợp nhất với mình. Ngoài ra, nhãn hàng hóa còn là phương tiện để nhà sản xuất kinh doanh quảng bá cho sản phẩm của mình và thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa.

3. Quy định

1.Phân loại

Nhãn hàng hóa bao gồm: nhãn gốc và nhãn phụ.

– Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hóa.

– Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra Tiếng Việt và bổ sung cho những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu

2. Quy định về ghi nhãn hàng hóa

– Hàng hóa buộc phải ghi nhãn: Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Hàng hóa không bắt buộc phải ghi nhãn:

1. Hàng hóa là thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

2.Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, phế liệu không có bao bì và bán trực tiếp theo thỏa thuận với người.

3.Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh;phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không…

3.Vị trí nhãn hàng hóa:

Nhãn hàng hóa phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nôi dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết,các phần của hàng hóa.

4.Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa:

  • Tên hàng hóa
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
  • Xuất xứ hàng hóa

5. Ví dụ về ghi nhãn hàng hóa

Tùy theo tính chất hàng hóa, nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn cũng có sự khác nhau.

Đối với mặt hàng là lương thực

  • Định lượng
  • Ngày sản xuất
  • Hạn sử dụng

Đối với mặt hàng là thực phẩm:

  • Định lượng
  • Ngày sản xuất
  • Hạn sử dụng
  • Thành phần hoặc thành phần định lượng
  • Thông tin, cảnh báo vệ sinh,an toàn
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

2. Xuất xứ hàng hóa

a.Khái niệm:

Xuất xứ hàng hóa là một thuật ngữ được dùng để chỉ nguồn gốc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn gia công cuối cùng.

b.Mục đích sử dụng của xuất xứ hàng hóa:

  • Thực thi phòng vệ và các chính sách thương mại.
  • Thu thập thông tin về xuất nhập khẩu hàng hóa để có những chính sách thương mại phù hợp
  • Nhãn mác hàng hóa giúp nhận biết nơi xuất xứ hàng hóa được ghi trên bao bì.VD: Made in Australia from 0% Australian ingredients…
  • Mua sắm công
  • Xác định thuế ưu đãi:  Các sản phẩm có xuất xứ khác nhau sẽ được hưởng các mức thuế nhập khẩu ưu đãi khác nhau.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa là những quy định áp dụng cho hàng hóa có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi phi thuế quan. Để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của một hàng hóa, người ta thường sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

c. Giấy chứng nhận xuất xứ

Giấy chứng nhận xuất xứ là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.

  • Giay chung nhan xuat xu hang hoa

Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

  • Xuất xứ thuần túy
  • Xuất xứ không thuần túy.

3. Bộ chứng từ  hàng hóa xuất nhập khẩu

3.1. Bộ chứng từ xuất nhập khẩu

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm những giấy tờ cần thiết để hoàn thành việc xuất hay nhập khẩu một lô hàng.

Tùy vào việc bạn đóng vai trò là người xuất khẩu hay nhập khẩu mà cần chuẩn bị những giấy tờ khác nhau.Có những chứng từ do phía xuất khẩu làm (invoice, packing list, CO…), hay do người nhập làm (L/C), hoặc cả 2 bên làm (hợp đồng, tờ khai)…
Lưu ý: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu không hoàn toàn giống với bộ hồ sơ hải quan. Thông thường, hồ sơ hải quan (hàng thương mại) sẽ gồm tờ khai hải quan và một số chứng từ xuất nhập khẩu như: hợp đồng, invoice, Packing List, C/O…

3.2. Các chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu

a. Chứng từ bắt buộc

  • Hợp đồng thương mại (Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Tờ khai hải quan (Customs Declaration)

b. Chứng từ thường có

  • Tín dụng thư (L/C)
  • Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
  • Chứng thư kiểm dịch (Phytosanitary Certificate)

c.  Một số chứng từ xuất nhập khẩu khác

  • Giấy chứng nhận chất lượng (CQ – Certificate of Quality)
  • Chứng nhận kiểm định (CA – Certificate of analysis )
  • Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)
  • Chứng thư hun trùng (Fumigation Certificate)

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu cũng khá đa dạng và có sự khác nhau tùy theo sự quy định trong hợp đồng và thỏa thuận giữa các bên. Trong bài viết này, tôi đã tóm tắt nội dung của các quy định về nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và đặc biệt là nội dung của các chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu.

Vietship cung cấp dịch vụ tư vấn hợp đồng xuất nhập khẩu và quy trình thực hiện hợp đồng cũng như hỗ trợ quý khách hàng xin giấy phép xuất nhập khẩu của các bộ, ngành liên quan.

Mọi thắc mắc hỗ trợ quý khách vui lòng liên hệ

Điện thoại: 08-69029161 ( 8g – 18g từ T2-T7)

Hotline: 0936-257-997 (phục vụ 24/24)

 

 

5/5 - (2 bình chọn)