Dịch vụ logistics

Các Loại Phụ Phí Vận Tải Biển Trong Xuất Nhập Khẩu

Các Loại Phụ Phí Vận Tải Biển Trong Xuất Nhập Khẩu

Kinh tế thế giới phát triển kéo theo nhu cầu giao thương giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển hơn, đòi hỏi sự nâng cấp và phát triển theo về cơ sở hạ tầng dành cho vận tải. Nghành vận tải biển cũng vây, có thể nói là 1 phương thức vận tải mũi nhọn luôn được đầu tư đẩy mạnh, kéo theo sự xuất hiện của nhiều hình thức phụ phí vận tải biển để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của thế giới. Và để hiểu rõ hơn về các loại phụ phí đó, VietShip sẽ cùng các bạn làm rõ các thông tin trong bài viết bên dưới, mọi người cùng tham khảo nhé!

Các Loại Phụ Phí Vận Tải Biển Trong Xuất Nhập Khẩu

Phụ phí trong vận tải biển là gì?

Phụ phí vận tải biển còn gọi tên tiếng anh là Ocean Freight Surcharges (OFS) là những loại phí được tính đi kèm với cước biển khi thanh toán nhằm bù đắp cho hãng vận chuyển/ hãng tàu biển những chi phí phát sinh do những nguyên nhân khách quan như mùa cao điểm, chiến tranh gây gián đoạn thời gian vận chuyển, biến động nhiên liệu…) Các loại phụ phí này thường sẽ được áp dụng khi có thông báo chính thức từ phía hãng tàu trước khi áp dụng.

Tiếp theo là những phụ phí cụ thể sẽ được áp dụng như bên dưới:

1. CIC – Phụ phí mất cân đối vỏ rỗng

Phụ phí mất cân đối vỏ rỗng container, tên tiếng anh còn gọi là Container Imbalance Charge (CIC) do các hãng tàu đặt ra nhằm bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển lượng lớn container từ nơi đang dư thừa vỏ rỗng tới nơi đang thiếu và có nhu cầu cần vỏ rỗng.

Thông thường phí CIC sẽ được thu cùng các chi phí khác trong biểu phí local charges của hãng tàu dành cho hàng hóa nhập vào một quốc gia bất kỳ. Thông thường các quốc gia như Mỹ, EU, Việt Nam… sẽ có lượng lớn vỏ rỗng do thâm hụt thương mại lớn. Đồng thời các nước như Trung Quốc, Ấn Độ luôn xảy ra tình trạng thiếu hụt vỏ cont rỗng do đây là các công xưởng của thế giới, và nhu cầu xuất nhập khẩu luôn ở mức cao. Chính vì vậy các hãng tàu đã bắt tay nhau cùng để ra giải pháp tốt nhất cho việc vận chuyển cont rỗng để tiết kiệm chi phí tối đa.

2. CFS – Phụ phí xếp dỡ hàng lẻ

Phụ phí xếp dỡ hàng lẻ, tên tiếng anh còn gọi là Container Freight Station Fee (CFS) sẽ được thu mỗi khi có một lô hàng lẻ nhập khẩu hay xuất khẩu thì sẽ phát sinh phí dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hàng lẻ CFS hoặc đóng hàng hóa từ kho hàng lẻ vào container và họ thu phí CFS.

3. THC – Phụ phí làm hàng tại cảng

Phụ phí làm hàng tại cảng, tên tiếng anh là Terminal Handling Charge (THC) là khoản phí hãng tàu thu dành cho việc xếp dỡ container từ tàu vào bãi cảng và các chi phí liên quan khác. Khoản phí THC sẽ được hãng tàu áp dụng đối với cả hàng xuất và hàng nhập vào trong một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

Thông thường phí THC sẽ được hãng tàu thu chung trong biểu phí local charges, nhưng cũng có 1 số tuyến như China hãng tàu sẽ tính phụ phí THC bao gồm trong cước biển, do đó trên thực tế hãng tàu đã cố gắng giảm cước phí vận tải biển nhằm không làm ảnh hưởng tới chủ hàng.

4. EBS – Phụ phí xăng dầu

Phụ phí xăng dầu, tên tiếng anh là Emergency Bunker Surcharge được sử dụng cho những tuyến hàng đi châu Á. Mục đích chính của loại phí này đưa ra nhằm bù đắp cho chi phí “hao hụt” cho hãng tàu bởi biến động của giá xăng dầu, nhiên liệu trên thế giới.

5. LSS – Phụ phí giảm tải việc thải lưu huỳnh

Phụ phí giảm tải việc thải lưu huỳnh, tên tiếng anh Low Sulphur Surcharge (LSS) được áp dụng trong vận tải biển nhằm giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường biển.

Để có thể bù đắp những chi phí phát sinh do dùng nhiên liệu sạch đó thì bắt buộc các hãng tàu phải nộp thêm một khoản phí giảm thải lưu huỳnh.

6. Các tên gọi khác của phụ phí vận tải biển

  • Phụ phí lưu huỳnh thấp (LSS)
  • Phụ phí nhiên liệu xanh (GFS)
  • Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (ECA)
  • Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp (LSF)

Như vậy, VietShip đã thông kê các loại chi phí mà bạn phải thanh toán khi tham gia dịch vụ vận tải biển. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm công ty vận tải biển uy tín để nhập khẩu sản phẩm chính ngạch hay bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu. Liên hệ ngay với Hotline VietShip để được tư vấn trực tiếp và miễn phí!

Đọc thêm: Dịch vụ chuyển phát nhanh đi Algeria giá rẻ

Khi nào nên hút chân không? Hút chân không miễn phí ở đâu 

Rate this post
tts_anhtuyet