Consignee là gì? Trong hoạt động vận tải biển Consignee giữ vai trò như thế nào? Hãy cùng Vietship tìm hiểu trong bài viết này.
Shipper / Consignee / Notify Party là những ô mà trên các vận đơn đều có. Đây là loạt bài về các thuật ngữ trên vận đơn, và cũng giống như bài viết về Shipper mà Vietship đã chia sẻ hôm trước thì hôm nay chúng ta sẽ bàn về thuật ngữ Consignee.
Consignee trong hoạt động vận tải (thường được viết tắt là Cnee) có nghĩa là người nhận hàng. Cụ thể, đó sẽ là người trực tiếp thu xếp việc nhận lô hàng từ đơn vị vận chuyển tại cảng đích.
Thông thường, consignee có thể là người trực tiếp nhập khẩu hoặc được người nhập khẩu chỉ định. Với trường hợp khác, Consignee cũng có thể là người trung gian thu xếp vận chuyển (công ty giao nhận vận chuyển). Và cũng tương tự như shipper, consignee có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Trước tiên tôi trình bày đôi dòng về vận đơn vô danh. Đây là vận đơn mà không ghi tên người nhận hàng, và người cầm trên tay tờ vận đơn đó sẽ có quyền yêu cầu người vận chuyển giao hàng. Tuy nhiên vận đơn vô danh không được sử dụng rộng rãi và ngày càng ít xuất hiện. Vậy nên các loại vận đơn phổ biến đều có tên người nhận hàng.
Trên vận đơn đường biển, ô thông tin của Consignee được đặt ngay phía dưới ô thông tin Shipper. Nội dung ô đó đó cũng gồm tên, địa chỉ của người nhận hàng, đôi khi có cả mã số thuế, số điện thoại, email…
Thứ nhất, consignee là người nhận hàng. Vậy có nghĩa rằng khi hàng đến cảng đích, hãng vận chuyển (carrier) sẽ chỉ giao hàng cho Consignee. Chỗ này các bạn cần lưu ý thêm, ngay cả khi bạn có trong tay tờ vận đơn gốc nhưng không chứng minh được mình chính là Consignee ở trên vận đơn thì đơn vị vận chuyển vẫn sẽ không giao hàng cho bạn.
Thứ hai là trách nhiệm các bên theo điều kiện FOB. Nếu bạn là người hay theo dõi các bài viết của Vinalogs, bạn sẽ không lạ gì khái niệm Free On Board. Thời điểm onboard được coi là thời điểm consignee nhận chuyển giao hàng từ Shipper.
Thứ ba, thỏa thuận với hãng tàu về vấn đề xử lý các chi phí phát sinh, như phí lưu cont lưu bãi hay phí sửa chữa container.
• Tàu biển chuyển hàng đường biển theo thời hạn
• Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu)
• Xuất nhập container FCL/LCL đến tất cả cảng biển chính trên toàn cầu
• Xuất nhập FCL/LCL đến địa chỉ người nhận (door to door)
• Dịch vụ FCL/ LCL: hàng thông thường, tách bill và hàng chỉ định
• Nhận hàng từ kho rồi chuyển đến cảng; nhận hàng từ cảng rồi giao hàng về kho; Nhận hàng từ kho rồi giao đến kho
Đọc thêm:
Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!