Kiến thức Logistics

EXW Là Gì? Giá Exwork Là Gì? Tất Tần Tật Về Phí EXW

EXW Là Gì? Giá Exwork Là Gì? Tất Tần Tật Về Phí EXW

Trong các giao dịch thương mại xuất nhập khẩu, bạn thường thấy thuật ngữ về phí EXW. Bạn tò mò không biết EXW là gì, trách nhiệm của người mua và người bán trong EXW ra sao? Ngay bây giờ, hãy cùng Vietship tìm hiểu thông tin chi tiết về EXW trong bài viết dưới đây nhé.

EXW Là Gì? Giá Exwork Là Gì? Tất Tần Tật Về Phí EXW

1. EXW là gì?

EXW là từ viết tắt của Ex Work, có nghĩa là Giao hàng tại xưởng hay Giá xuất xưởng. Nó được biết đến là một điều khoản cơ bản trong incoterm (Bộ quy tắc thương mại quốc tế) dành cho tất cả các phương thức vận tải: đường thủy nội địa, đường hàng không, đường biển….

Trong đó, người bán sẽ bàn giao hàng tại nhà máy, kho xưởng….và người mua sẽ chịu trách nhiệm với tất cả công việc còn lại như: xếp hàng lên phương tiện vận chuyển, book tàu….

Chúng ta sẽ thấy EXW đi kèm cùng địa chỉ giao hàng của người bán (thông thường sẽ là tại kho xưởng của người xuất khẩu)

EXW + Nơi giao hàng + phiên bản Incoterms

2. Trách nhiệm của người mua và người bán trong EXW

Như vậy bạn đã biết giá EXWork là gì rồi phải không? Vậy thì trách nhiệm của người mua và người bán trong EXW như thế nào? Hãy tiếp tục cùng Vietship tìm hiểu thông tin chi tiết.

2.1 Trách nhiệm của người bán trong thỏa thuận EXW là gì?

  • Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận, đồng thời cung cấp các chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa.
  • Thông báo về thời gian, địa điểm giao hàng và giao hàng đúng nơi quy định trong hợp đồng
  • Hỗ trợ người mua các vấn đề liên quan đến thủ tục xuất khẩu khi có yêu cầu hoặc trong hợp đồng có quy định.
  • Chịu các phí tổn, phí phát sinh và rủi ro cho tới khi hàng được xếp lên phương tiện vận chuyển của phía người mua.
  • Không có trách nhiệm bốc hàng và chịu chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải do bên mua chỉ định nếu trong hợp đồng không yêu cầu.

2.2 Trách nhiệm của người mua trong thỏa thuận phí EXW là gì?

  • Nhận hàng tại địa điểm đã thỏa thuận trong đồng với bên bán
  • Thanh toán tiền hàng và chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh sau khi nhận hàng tại cơ sở của người bán (chi phí bốc hàng, chi phí kiểm hàng, chi phí bảo hiểm, chi phí về giấy tờ/thủ tục nhân hàng và thông quan xuất khẩu, một số chi phí bên bán bỏ ra để hỗ trợ cho mình….)
  • Làm thủ tục và chịu các khoản chi phí để thực hiện quá trình thông quan xuất khẩu, quá cảnh và nhập khẩu cho lô hàng của mình.

Như vậy có thể thấy, EXW là một điều khoản có lợi với bên bán và không có lợi đối với bên mua. Với điều kiện này, người mua sẽ phải thực hiện trách nhiệm cũng như chịu chi phí tối đa, còn phía người bán sẽ thực hiện trách nhiệm và chi phí tối thiểu.

3. So sánh EXW và FOB

FOB và EXW là hai trong số các Incoterms khác nhau có thể được sử dụng cho các chuyến hàng quốc tế, mỗi thuật ngữ đều có những quy định riêng khi áp dụng.

  • Nếu sử dụng FOB Incoterm, người bán sẽ phải đưa hàng hóa lên con tàu mà người mua đã chọn, khi đã lên tàu, mọi trách nhiệm chuyển giao cho người mua.
  • Nếu sử dụng EXW Incoterm, người bán không có nghĩa vụ phải xếp hàng lên phương thức vận chuyển do người mua chỉ định. Thay vào đó, người bán phải cung cấp sản phẩm tại một địa điểm đã chọn và người mua phải chịu chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan.

3.1 EXW – Ex Works

Ex Works yêu cầu người người bán cung cấp hàng hóa cho người mua của họ tại một địa điểm được chỉ định – như nhà kho hoặc nhà máy của chính người bán.

Người mua phải sắp xếp phương tiện vận chuyển của họ, sau đó bốc hàng và đưa đến bến cảng. Với Incoterm này thì người bán sẽ không phải chịu chi phí vận chuyển hay bất kỳ rủi ro liên quan nào ngay sau khi hàng được đưa lên phương tiện vận chuyển.

3.2 FOB – Free on Board

Free on board  quy định người bán phải chịu trách nhiệm cho tất cả các chi phí và rủi ro liên quan cho đến thời điểm hàng hóa được xếp lên tàu: chi phí vận chuyển làm thủ tục xuất khẩu, đóng thuế (nếu có) và các chi phí phát sinh liên quan). Sau đó, khi hàng hóa được đưa lên tàu theo hợp đồng hoặc được đặt sang một bên hoặc được xác định rõ ràng là hàng hóa của người mua thì trách nhiệm của người bán chấm dứt.

Điều này đặt ra cho người bán trách nhiệm đưa hàng hóa lên tàu của người mua theo các thủ tục thông thường của cảng khởi hành và thu xếp thông quan để xuất khẩu. Khi điều đó được thực hiện, trách nhiệm đối với lô hàng thuộc về người mua – bao gồm phí vận đơn, bảo hiểm, chi phí giao hàng và vận chuyển trở đi, thông quan xuất khẩu, dỡ hàng và mọi thứ khác sau thời điểm đó.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

Rate this post
tts_ngocbich