Gross Weight là gì? Khối lượng tịnh là gì? Đây là những nghi vấn mà được rất nhiều người làm trong ngành vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa tìm kiếm. Những quy định về Gross Weight trong vận chuyển, đóng gói hàng hóa là gì? Cùng Vietship tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Gross Weight là tổng trọng lượng hàng hóa sau khi đã đóng gói. Gross Weight viết tắt là G.W, bao gồm trọng lượng tịnh của hàng hóa VÀ bao bì.
Bên cạnh thuật ngữ Gross Weight và Net Weight, nhiều khách hàng vẫn còn nhầm lẫn với Gross Weight và Chargeable Weight
Chargeable Weight (CW): là trọng lượng dùng để tính cước.
Volume Weight (VW): là trọng lượng quy đổi từ kích thước của kiện hàng.
Khi nhắc đến hàng hóa có nhiều loại kích thước, trọng lượng. Có những mặt hàng rất to, rất cồng kềnh chiếm nhiều chỗ trên máy nhưng trọng lượng lại nhẹ tênh.
Vì vậy nếu áp dụng trọng lượng thực tế để tính cước vận chuyển thì không được. Do đó hiệp hội hàng không đã đưa ra công thức quy đổi từ kích thước hàng hóa thành trọng lượng tương đương để tính cước.
Nếu trọng lượng quy đổi (VW) nhỏ hơn trọng lượng thực tế (GW) thì trọng lượng thực tế sẽ là Chargeable Weight. Ngược lại nếu VW lớn hơn GW thì VW sẽ trở thành CW.
Bên cạnh G.W thì trọng lượng của kiện hàng cũng được tính dựa trên kích thước của nó. Trọng lượng này được viết tắt là VW. Theo quy ước của hiệp hội hàng không IATA thì trọng lượng V.W sẽ quy đổi thông qua công thức như sau:
Trên thực tế gross weight và Volume Weight weight thường có sự chênh lệch. Người ta sẽ tính cước phí hàng hóa cho trọng lượng lớn hơn. Nếu Volume Weight lớn hơn Gross Weight thì sẽ tính trọng lượng kiện hàng theo cân nặng V.W và ngược lại.
Bạn có thể tính trọng lượng Gross weight bằng công thức:
Đây cũng chính là cách tính Gross Weight trên BL mà quý các bạn có thế áp dụng.
Gross Weight càng nhỏ thì chi phí vận chuyển của bạn càng ít. Như bạn đã biết, hàng hóa luôn có trọng lượng cố định. Bởi vậy để giảm Gross Weight chỉ có thể tìm cách giảm khối lượng bao bì đóng gói.
Với hàng chuyển phát, thông thường hàng hóa sẽ được bọc trong một lớp màng xốp khí hoặc màng xốp foam để tránh trầy xước trong quá trình vận chuyển. Sau đó hàng hóa được đựng bên trong carton để dễ dàng cho việc sắp xếp các kiện hàng. Vừa giúp hàng hóa không tiếp xúc trực tiếp với những loại hàng hóa khác. Đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo thêm về quy cách đóng gói hàng hóa gửi đi.
• Tàu biển chuyển hàng đường biển theo thời hạn
• Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu)
• Xuất nhập container FCL/LCL đến tất cả cảng biển chính trên toàn cầu
• Xuất nhập FCL/LCL đến địa chỉ người nhận (door to door)
• Dịch vụ FCL/ LCL: hàng thông thường, tách bill và hàng chỉ định
• Nhận hàng từ kho rồi chuyển đến cảng; nhận hàng từ cảng rồi giao hàng về kho; Nhận hàng từ kho rồi giao đến kho
Đọc thêm:
Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!
Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng