Hướng dẫn xuất khẩu cà phê Robusta từ Việt Nam sang Đức
Với sự phát triển của thương mại quốc tế toàn cầu hiện nay, nhu cầu giao thương rất lớn đã thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển. Việt Nam đang trên con đường hội nhập với kinh tế thế giới với nhiều cơ hội và thách thức. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam, công ty tư vấn xuất nhập khẩu chúng tôi phân tích một hợp đồng xuất nhập khẩu mẫu xuất khẩu cà phê Robusta sang Đức để các doanh nghiệp nắm được.
1.1. Xin giấy phép xuất khẩu
Mã hàng là 0901.11.10 tức trong biểu thuế Việt Nam là cà phê chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in và được mô tả trong Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông quan) là cà phê robusta loại 1 Căn cứ vào Nghị định Số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ “quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” thì mặt hàng cà phê là mặt hàng được phép xuất khẩu mà không cần xin giấy phép.
1.2. Tiến hành các thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán
Phương thức thanh toán: CAD (net cash against documents on first presentation)
Quá trình thực hiện phương thức này diễn biến như sau:
- Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, nhà nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ mình xin thực hiện dịch vụ CAD. Ngân hàng và nhà nhập khẩu sẽ thoả thuận ký với nhau qua bảng ghi nhớ (memorandum), bao gồm những nội dung như sau:
- Người mua cam kết đặt cọc 100% giá trị lô hàng
- Ngân hàng mở TK tín thác cho người mua
- Ngân hàng cam kết chỉ thanh toán tiền hàng cho người bán khi họ xuất trình Bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ & trong thời hạn thanh toán
- Bên phải trả phí hoa hồng dịch vụ cho ngân hàng
- Phương thức thanh toán: CAD.
- Tên, địa chỉ của các đối tượng có liên quan
- Số tiền ký quỹ: 100% giá trị hợp đồng
- Những chứng từ yêu cầu
- Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ chuyển tiền vào tài khoản ký thác đồng thời thông báo cho nhà xuất khẩu biết về tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động thông qua ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
- Nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng dưới sự kiểm soát của người đại diện của nhà nhập khẩu tại nước nhà xuất khẩu.
- Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ cho ngân hàng phục vụ mình yêu cầu xin thanh toán.
- Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu tiến hành kiểm tra chứng từ theo yêu cầu của bản ghi nhớ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán ghi có tài khoản của nhà xuất khẩu và ghi nợ vào tài khoản ký quỹ của nhà nhập khẩu.
- Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sẽ chuyển chứng từ cho nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu để nhà nhập khẩu đi nhận hàng.
1.3. Thuê tàu
Theo FOB Incoterms 2010, công ty xuất khẩu là DKT CORPORATION chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu với COSCO CONTAINERNLINES CO., LTD, trả cước phí bốc xếp hàng hóa lên tàu, chi phí, cước phí đưa hàng đến nơi quy định do bên nhập khẩu chịu.
Cảng bốc hàng: HO CHI MINH
Cảng dỡ: HAMBURG
Nơi giao hàng: HAMBURG
Cảng chuyển tải: SINGAPORE
Tàu chở hàng: SINAR SUMBA 353S
Phương tiện đóng hàng: GERNERAL CARGO 20GP*5
Tàu khời hành ngày 29/06/2015.
1.4. Thông quan xuất khẩu hàng hóa
- Khai thông tin xuất khẩu (EDA): Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin xuất khẩu EDA được lưu trên hệ thống VNACCS.
- Đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC)
- Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
- Phân luồng, kiểm tra, thông quan:
- Hàng hóa có mã HS : 09011110
- Hàng hóa được phân luồng vàng. Do đó hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng online từ VNACCS sang Vcis.
- Mã loại hình: B11 (Xuất kinh doanh, Xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư)
- Hàng hóa thuộc phần II: Các sản phẩm thực vật; chương 09: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị; phân nhóm 0901 111 0: Cà phê, chưa rang, chưa khử chất caffeine; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó.
- Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá;
- Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).
1.5. Giao nhận hàng
Bên Xuất khẩu
Gửi hàng nguyên( FCL/FCL)- tức là giao nguyên container ở nước xuất khẩu và nhận nguyên container ở nước nhập khẩu.
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào Booking Note và đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với Danh mục hàng XK.
- Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn và giao Packing List và Seal;
- Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình- – Chủ hàng mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định( nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong sẽ tiến hành niêm phong kẹp chì container. Chủ hàng điều chỉnh lại Packing List và Cargo List, nếu cần;
- Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY quy định hoặc hải quan cảng, trước khi hết thời gian quy định ( closing time) của từng chuyến tàu ( thường là 8 tiếng trước khi bắt đầu xếp hàng) và lấy Mate’s Receipt;
- Sau khi hàng đã được xếp lên tàu thì mang Mate’s Receipt để đổi lấy vận đơn.
Bên Nhập khẩu
Chuẩn bị trước khi tàu về tới cảng
Trước khi có ETA:
- Thu thập thông tin về tàu, chuẩn bị chứng từ cần thiết:
- Thông tin tàu: YM WISH
- Cảng đi: SINGAPORE
- Cảng đến: HAMBURG
Khi nhận được ETA:
- Chuẩn bị phương tiện lấy hàng
- Đăng kí kiểm nghiệm, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, giám định
Khi nhận được NOR:
- Đổi B/L lấy D/O
- ETA: 29/07/2015
Quy trình nhận hàng ( hàng nguyên trong container)
- Nhận giấy thông báo hàng đến, cầm B/L, giấy giới thiệu đi lấy lệnh giao hàng (D/O)
- Xác nhận D/O
- Nhận container chứa hàng tại bãi CY
- Dỡ hàng ra khỏi container : Tại CY/ tại kho hàng
- Trả vỏ container
1.6. Kiểm tra chất lượng và giám định hàng hóa
- Theo thỏa thuận hợp đồng thì công ty Cổ phần VN phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng cho lô hàng cà phê Robusta này và phải gửi giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng, đóng gói đồng thời giấy chứng nhận phun trùng.
- Công ty TNHH Cà phê Germnay cũng không phát hiện có trường hợp hàng bị lỗi hay vi phạm chất lượng đã đề ra trong hợp đồng.
- Đồng thời, hàng hóa được giám định chất lượng bởi Cục bảo vệ thực vật Việt Nam, kết luận lô hàng đạt yêu cầu chất lượng xuất khẩu.
PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỨNG TỪ CÓ LIÊN QUAN
2.1. Vận đơn vận tải – Bill of Lading
2.1.1. Thông tin chính của vận đơn
- Người chuyên chở: COSCO CONTAINERNLINES CO., LTD
- Người giao hàng : VN CORPORATION
- Người nhận hàng : To order of GERMANY COFEE COMPANY
- Bên được thông báo: GERMANY COFFEE COMPANY
- Nơi nhận hàng HO CHI MINH CITY
- Cảng bốc hàng lên tàu: HO CHI MINH CITY
- Cảng dỡ hàng: HAMBURG
- Nơi giao hàng: HAMBURG
- Phương thức giao nhận FCL – FCL: Nhận hàng nguyên container và gửi hàng nguyên container.
- Điều kiện giao CY/CY : CY(container yard) là bãi chứa container ở cảng, nơi tập kết container trước khi chuyển lên tàu và sau khi giao xuống tàu. Hàng nguyên container như trong giao dịch thường dùng điều kiện CY/CY chỉ trách nhiệm của người chuyên chở là giao hàng từ bãi container tại nơi đi tới bãi container tại nơi đến.
- Ngày ký phát vận đơn : 29/06/2015
- Tên tàu : SINAR SUMBA
- Tên hàng: Cà phê Robusta Việt Nam loại 1, cỡ sàng 16, hạt tươi, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in
- Mã HS: 09011100
- Cách đóng gói và mô tả hàng hoá: Hàng hóa được đóng vào 5 bao tải cỡ lớn
- Cước vận chuyển: Cước tàu được trả tại cảng đến
- Số bản vận đơn gốc : 3 bản
- Người ký vận đơn: Đại lý của hãng tàu ký và đóng dấu rõ trên vận đơn : As agent for the carrier
Khách hàng đã bốc hàng, đếm hàng và niêm phong kẹp chì, điều này giúp bảo vệ công ty chuyên chở tránh khỏi những khiếu nại thiếu hụt sau này.
2.1.2. Hành trình tàu
Chặng 1: TÀU SINAR SUMBA ( HO CHI MINH-SINGAPORE)
- Cảng xếp hàng : HO CHI MINH
- Xếp hàng lên container lần 1: Ngày 29/06/2015
- Tàu khởi hành đến SINGAPORE: Ngày 29/06/2015
- Tàu đến SINGAPORE: Ngày 01/07/2015
- Dỡ hàng lần 1: Ngày 01/07/2015
Chặng 2: TÀU YM WISH (SINGAPORE-HAMBURG)
- Xếp hàng lên container lần 2: Ngày 05/07/2015
- Tàu khởi hành đến HAMBURG: Ngày 06/07/2015
- Tàu đến HAMBURG: Ngày 29/07/2015
- Dỡ hàng lần 2: Ngày 29/07/2015
Lý do chọn cảng chuyển tải:
Không có hãng tàu nào có thể bao phủ tất cả các cảng biển trên thế giới bằng một tuyến duy nhất, vì vậy phải tách ra thành các tuyến nhỏ, đa dạng.
Cảng Singapore
Vị trí địa lý:
- Nằm tại vị trí chiến lược của giao thông đường biển trên thế giới
- Vị trí trung gian kết nối tàu con và tàu mẹ
Cơ sở hạ tầng:
- Độ sâu luồng vào cảng SINGAPORE lớn và đồng đều, từ 10-15m, đủ để đón tàu trọng tải tới 500000 DWT
- Có bãi đất rộng để lưu container (CYcontainer yard).
- Cơ sở hạ tầng công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp thoát nước phát triển, được đầu tư kỹ lưỡng với hơn 200 cần trục nâng hàng trên các bến cảng và nhiều cần trục nâng hàng tại cổng.
Vận hành:
- Chi phí cạnh tranh.
- Năng suất cảng cao, SINGAPORE có thể bốc xếp 2000 container/tàu và giải phóng tàu đó trong chưa đầy 10 giờ, một kỷ lục chưa cảng nào trên thế giới đạt được.
- Dịch vụ chuyên nghiệp, đáng tin cậy.
Nhận xét:
- Hãng tàu mà Người mua lựa chọn là Tập đoàn vận tải biển Trung Hoa,là công ty dịch vụ cung cấp hoạt động vận tải và hậu cần. Tập đoàn là một công ty thuộc sở hữu của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa. Trụ sở chính của nó nằm ở Bắc Kinh. COSCO sở hữu tới 130 (với công suất 600.000 TEU), hoạt động trên toàn thế giới. Đây là công ty lớn thứ 6 về số lượng tàu biển và thứ 9 về tổng sản lượng container vận chuyển trên thế giới. Đây là đơn vị vận chuyển hàng rời và khô lớn nhất Trung Quốc và là một trong những nhà khai thác vận tải hàng rời lớn nhất thế giới. Ngoài ra, COSCO cũng chính là hãng vận tải lớn nhất ở Trung Quốc.
- Việc lựa chọn hãng tàu có tên tuổi trong ngành vận tải sẽ đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ và đảm bảo an toàn hơn.
- Căn cứ vào phê chú trên vận đơn:
Vận đơn là vận đơn sạch (Clean B/L) :Không có ghi chú xấu rõ ràng về hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa.
Vận đơn là vận đơn theo lệnh. Consignee : To order of HAMBURG COFEE COMPANY. Là vận đơn mà hàng hoá ghi trong vận đơn đó sẽ được giao theo lệnh của một người nào đó bằng cách ký hậu lên mặt sau của vận đơn.Có thể chuyển nhượng B/L bằng cách ký hậu. Có nhiều khi người mua hàng (Buyer) chưa chắc đã là người nhận hàng cuối cùng và họ có thể bán lô hàng này cho người khác (gọi theo cách dân gian là “bán hàng trên vận đơn”) và khi tìm được người mua thì người được ký hậu sẽ ký hậu vận đơn để chuyển quyền sở hữu cho người mua cuối cùng để người này đi nhận lệnh và làm thủ tục nhận hàng.
- Căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn:
Vận đơn là vận đơn bản sao (Copy B/L) và không giao dịch chuyển nhượng được (non-negotiable).
- Căn cứ vào hành trình chuyên chở:
Vận đơn là vận đơn quá cảnh ( VIA B/L), hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng mà không phải qua bất cứ một lần chuyển tải nào.
- Hàng hóa được vận chuyển nguyên container bởi 5 container 20GP- Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, kín nước, nên còn được gọi là container khô, phù hợp trong việc chuyên chở mặt hàng nông sản.
- Ngày ký phát vận đơn trùng với ngày giao hàng, đảm bảo giảm thiểu những rủi ro cho bên bán (nếu phát vận đơn sau ngày giao hàng nếu có sai sót gì xảy ra với hàng hóa người bán sẽ chịu thiệt ).
- Ngày giao hàng (29/06/2015) phù hợp với điều khoản trong giấy xác nhận mua hàng (tháng 7 năm 2015).
- Cước vận chuyển là cước tàu được trả tại cảng đến, phù hợp với điều kiện vận tải FOB mà hai bên áp dụng, phí vận tải do người mua trả.
- Hàng hóa được miêu tả đúng tuy nhiên vận đơn đã ghi sai mã HS của hàng hóa, dẫn đến có thể gây ra những rắc rối trong giao nhận hàng hóa. Khi nhận hàng theo vận đơn, phải lưu ý số hàng thực nhận so với số hàng ghi trong vận đơn, nếu thấy thiếu, sai hoặc tổn thất thì phải yêu cầu giám định để khiếu nại ngay. Nếu tổn thất không rõ rệt thì phải yêu cầu giám định trong 3 ngày kể từ ngày dỡ hàng.
- Mặt trước của vận đơn chưa nêu cụ thể đây là loại vận đơn nhận hàng để chở hay nhận hàng để xếp.
- Mặt sau của vận đơn chưa có các điều kiện và điều khoản chuyên chở hoặc dẫn chiếu tới các nguồn luật có quy định những điều kiện và điều khoản chuyên chở.
2.2. Tờ khai hải quan – Customs Declaration
- Thực hiện khai và nộp tờ khai theo hệ thống khai báo VNACCS/VCIS.
- Sử dụng mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu mới theo Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014.
- Nhận kết quả phân luồng: hàng hóa thuộc luồng màu vàng tương ứng mã phân loại kiểm tra 2 trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu (kiểm tra hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa).
2.2.1. Nội dung tổng quan
- Số tờ khai hải quan: 300437111111
- Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai: CSGONKVI
- Người xuất khẩu: Công ty Cổ phần ĐTK ; MS: 0101011111
- Người nhập khẩu: Germany Coffee Company HACOFCO MBH
2.2.2. Nội dung liên quan đến hàng hóa
- Hàng hóa được thông quan có mã số HS (Harmonized system): 0901 111 0
- Mã loại hình: B11 (Xuất kinh doanh, Xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư)
- Hàng hóa thuộc phần II: Các sản phẩm thực vật; chương 09: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị; phân nhóm 0901 111 0: Cà phê, chưa rang, chưa khử chất caffeine; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó.
- Mô tả hàng hóa: Các mô tả về hàng hóa hoàn toàn khớp với bộ hợp đồng thương mại (Cà phê Robusta Việt Nam loại 1, cỡ sàng 16, hạt tươi, chưa sấy, chưa khử chất caffeine).
2.2.3. Nội dung liên quan đến trị giá hải quan
- Phương pháp xác định trị giá hải quan: Phương pháp trị giá giao dịch (mã phân loại khai trị giá 6)
- Trị giá hóa đơn: 206.388 (FOB – USD)
- Số lượng (N.W): 107,630 MTS
- Đơn giá hóa đơn: 1.911 USD – MTS
- Số lượng: 5 bulks
- Tổng trọng lượng hàng (G.W): 107,680 MTS
- Số lượng container: 5
- Khối lượng, trị giá hóa đơn, đơn giá khớp với Packing list và hợp đồng thương mại.
2.2.4. Nội dung liên quan đến thuế
- Trị giá tính thuế: 4.494.098.700 VNĐ
- Tỷ giá tính thuế: USD = 21 775 VNĐ
- Đơn giá tính thuế: 41.612.025 VNĐ – MTS
- Tổng giá trị nộp thuế:
- Loại thuế phải nộp:
- Thuế suất áp dụng mã S
- Trị giá tính thuế: 414 437, 985 VNĐ
- Thuế suất: 0%
- Số tiền thuế: 0 VNĐ
- Thuế suất áp dụng mã M
- Trị giá tính thuế: 4.494.098.700 VNĐ
- Thuế suất: 0%
- Số tiền thuế: 0 VNĐ
- Thời hạn nộp thuế: Nộp thuế ngay (mã xác định thời hạn nộp thuế D)
- Phân loại nộp thuế: A (không thực hiện chuyển khoản)
Nhận xét:
Như vậy ta có thể thấy bên phía công ty xuất khẩu ( Công ty Cổ phần DTK) đã tiến hành đầy đủ thủ tục thông quan cho mặt hàng Cà phê Robusta để hàng hóa khi được nhập khẩu sang nước người mua có chứng từ thông quan hợp lệ. Đồng thời, tờ khai hải quan hàng hóa đã làm thủ tục thông quan này cũng là một trong những chứng từ quan trọng để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O.
4.3. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin (C/O)
- Chứng nhận xuất xứ mẫu A, còn gọi tắt đối với những người làm công tác thanh toán quốc tế là CO form A hay GSP form A. Đây là một trong các chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế với các nhà nhập khẩu của một số quốc gia khác, bên cạnh hóa đơn thương mại, hối phiếu, vận đơn và các chứng từ khác có liên quan (nếu có). Nó được một số quốc gia phát triển giàu có chấp nhận nhằm tính thuế ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia đang phát triển.
- Mục đích của CO form A là để làm căn cứ giúp cho các cơ quan quản lý về thuế xác định được mức thuế suất thuế nhập khẩu (ưu đãi) cũng như trị giá tính thuế của các mặt hàng đã được cấp chứng nhận xuất xứ từ quốc gia phát hành ghi trên một chứng nhận xuất xứ mẫu A cụ thể, do các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biểu thuế suất nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhưng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau.
- Để có C/O cẫn những chứng từ sau:
- Phiếu ghi chép hồ sơ
- Đơn dề nghị cấp C/O
- Tờ khai C/O khai hoàn chỉnh
- Tờ khai hải quan hàng hóa đã làm thủ tục thông quan
- Hóa đơn thương mại
- B/L
- Hóa đơn giá trị gia tăng
Phân tích giấy chứng nhận C/O:
4.3.1. Loại mẫu C/O được sử dụng :
- Loại mẫu được sử dụng trong bộ chứng từ là loại A: Điều này chứng tỏ nước của bên mua ( nước nhập khẩu ) đã cho bên bán ( nước xuất khẩu là Việt Nam) được hưởng ưu đãi theo Quy định xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
- Theo như hợp đồng bên mua là công ty Germany Coffee Company MBH, một công ty của Đức, dựa theo Quy định xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU thì tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN, qui định cụ thể cho từng loại mặt hàng, từng mã HS ( ở đây là mặt hàng Cà phê Robusta Việt Nam loại 1, cỡ sàng 16, hạt tươi, chưa sấy, chưa khử chất cà-phê-in, mã HS : 0901 11 10).
4.3.2. Tên, địa chỉ người xuất, nhập khẩu:
- Đã được ghi đầy đủ và rõ ràng trong ô số 1 và 2 của giấy chứng nhận xuất xứ: Bên bán (người xuất khẩu ) là Công ty Cổ phần VN ), bên mua ( người nhập khẩu ) là Công ty Germany Coffee Compan.
4.3.3. Tiêu chí vận tải:
- Phương tiện vận tải, địa chỉ càng đi và đến, số vận đơn, ngày tháng đều được ghi đầy đủ và rõ ràng trong ô số 3 của giấy C/O.
4.3.4. Tiêu chí về hàng hóa:
- Hàng hóa được giao dịch trong bộ chứng từ là:
+ Cà phê Robusta Việt Nam loại 1, cỡ sàng 16, hạt tươi, chưa sấy, chưa khử chất cà-phê-in.
+ Mã HS 0901 11 00
+ Trọng lượng tịnh (N.W) 107,630 tấn
+ Trọng lượng cả bì (G.W) 107,680 tấn
Tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa:
Loại “P” _ Toàn bộ sản phẩm hàng hóa có 100% nguyên liệu đầu vào và được sản xuất tại 1 quốc gia duy nhất là Việt Nam. Sản phẩm hàng hóa giao dịch trong hợp đồng này có xuất xứ thuần túy Việt Nam, điều này đáp ứng xuất xứ theo yêu cầu của GSP.
4.3.5. Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước cấp xuất khẩu
- Giấy chứng nhận C/O được xác nhận của cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ (ngày tháng năm cấp, chữ ký và dấu) : ô 11 trong giấy chứng nhận.
- Đồng thời cũng có sự xác nhận của nhà xuất khẩu (Ghi nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, ngày tháng năm xin cấp, chữ ký và dấu của trưởng phòng xuất khẩu của bên bán) : ô 12 trong giấy chứng nhận.
Nhận xét
Như vậy, ta có thể thấy giấy chứng nhận xuất xứ này được công ty xuất khẩu là công ty Cổ phần ĐTK thực hiện hoàn toàn hợp lệ, đồng thời giấy chứng nhận xuất cứ này giúp chứng minh được nguồn gốc của sản phẩm hoàn toàn thỏa mãn điều kiện đãi ngộ GSP.
Từ giấy chứng nhận này, cơ quan quản lí có thẩm quyền có thể tính được thuế suất nhập khẩu cho hàng hóa này.
4.4. Phiếu đóng gói – Packing list
4.4.1. Tổng quan
Phiếu đóng gói (packing list) là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định, do chủ hàng (người gửi hàng)lập ra. Có hai loại phiếu đóng gói: phiếu đóng gói liệt kê chi tiết tỉ mỉ hàng hóa trong kiện hàng, có tiêu đề là phiếu đóng gói chi tiết. Thứ hai là phiếu đóng gói trung lập không ghi tên người bán và người mua nhằm để người mua sử dụng phiếu này bán lại hàng hóa cho người thứ ba.
4.4.2. Phân tích
Phiếu đóng gói ở đây là phiếu đóng gói chi tiết vì đã liệt kê cụ thể từng mã hàng hóa, quy cách, trọng lượng, đóng gói,….. Các nội dung sau đây hoàn toàn phù hợp với nội dung trong hóa đơn:
- Số Hóa đơn : 48-05/15/XK
- Người mua: Công ty cà phê Germany
- Số hợp đồng và ngày ký kết : P54340 – ngày 28/05/2016
- Cảng bốc hàng: Hồ Chí Minh
- Cảng dỡ hàng: Hamburg
- Tên tàu và số hiệu: Sinar Sumba V.353S & Cosco Denmark V.007W
- Số vận đơn: COSU6113111111 – ngày 29/06/2015
Nội dung cụ thể của bản kê chi tiết phiếu đóng gói bao gồm các mục:
- Tên và thông số, miêu tả hàng hóa: Cà phê Robusta Việt Nam loại 1, cỡ sàng 16, hạt xanh, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in
- Số lượng: 5 kiện
- Số hiệu container/Số hiệu kẹp chì: UETU 2211111/2711111, BSIU 2911112/2711112, TEMU 3911113/2711113, FCIU 5011114/2711114, FCU 4911115 /2711116
- Trọng lượng cả bì : 107,630 tấn
- Trọng lượng tịnh : 107,680 tấn
- Bao bì : Bao tải cỡ lớn
Nhận xét :
Đối chiếu với vận đơn, ta thấy hoàn toàn phù hợp, trùng hợp với các thông số về số hiệu container, trọng lượng tịnh, số lượng kiện hàng.
Đối chiếu với hóa đơn, số lượng và trọng lượng thực lúc hàng được giao trùng khớp với 5 kiện và trọng lượng tịnh 107,630 tấn.
Hàng hóa được đựng trong một loại túi vải cỡ lớn cấu tạo từ những sợi vải có độ đàn hồi tốt (đa số dệt dày bằng polyethylene hoặc polypropylene, phủ bọc hoặc không phủ bọc) đường kính thường khoảng từ 100cm đến 45-48 inches, độ cao từ 100 cm đến 200 cm hoặc từ 35 đến 80 inches, sức chứa lên đến 1000 kg hoặc thậm chí hơn nữa. Mẫu bao bì này được thiết kế nhằm lưu trữ và vận chuyển những mặt hàng như cát, nông sản,…. Hàng hóa đựng trong mẫu bao bì này thường được xếp dỡ bằng xe nâng với tấm pallet hoặc được nhấc lên thông qua các móc khuyên của bao bì.
- Xuất khẩu cà phê sang Đức
4.5. Hóa đơn tạm thời – Provisional invoice
4.5.1. Tổng quan
Hóa đơn tạm thời là hóa đơn để thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp: giá hàng chỉ là giá tạm tính, tạm thu tiền hàng vì việc thanh toán cuối cùng sẽ căn cứ vào trọng lượng hoặc số lượng xác định ở cảng đến; hàng hóa được giao nhiều lần mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần cho đến khi bên bán giao xong mới thanh toán dứt khoát
4.5.2. Phân tích
- Hóa đơn tạm thời được lập ra bởi Tổng công ty DTK, có chữ ký của Trưởng phòng xuất khẩu của công ty với các nội dung:
- Số hóa đơn: 48-06/15/XK
- Ngày viết hóa đơn: 29/06/2015
- Tài khoản thanh toán: Công ty TNHH GERMANY –Hamburg, Đức
- Số hợp đồng: P54340 Ngày 28/05/2015
- Số vận đơn: COSU6113111111 Ngày 29/06/2015
- Tàu chở: Sinar Sumba V.353S/Cosco Denmark V.007W
- Cảng bốc hàng: Thành phố Hồ Chí Minh
- Cảng dỡ hàng: Hamburg
- Ký mã hiệu hàng hóa và số lượng: 5 bao tải lớn
- Thông tin hàng hóa: Cà phê Robusta Việt Nam loại 1, cỡ sàng 16, hạt xanh, chưa sấy, chưa khử chất cà-phê-in
- Trọng lượng: 107,630 tấn
- Đơn giá: 1.446 USD/ tấn
- Tổng : 155.632,98 USD
- Điều kiện cơ sở: FOB thành phố Hồ Chí Minh
- Giá dựa trên giá cà phê Robusta ở Sàn giao dịch kỳ hạn N.Y ICE, kỳ hạn tháng 9/2015, cộng thêm 110USD mỗi tấn
- Tổng giá phải thanh toán: 155.632,98 USD
- Bằng chữ: một trăm năm mươi lăm ngàn sáu trăm ba mươi hai đô la Mỹ và chín mưới tám cent.
Chi tiết ngân hàng
- Bên hưởng lợi: Tổng công ty vn
- Số tài khoản: 12510370011111
- Ngân hàng (phục vụ người xuất khẩu): Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô
- Mã SWIFT: BIDVVNVXXXX
- Ngân hàng trung gian (phục vụ người nhập khẩu): Ngân hàng Citibank N.A, New York
- Mã SWIFT: CITIUS311
4.6. Hóa đơn chính thức – Final invoice
4.6.1. Tổng quan
Hoá đơn chính thức (final invoice): Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn khi thực hiện hợp đồng. Trong hóa đơn phải nêu được đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải. Hóa đơn thường được lập làm nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau.
4.6.2. Phân tích
Hóa đơn chính thức được lập ra bởi Tổng công ty DTK, có chữ ký của Trưởng phòng xuất khẩu của công ty với các nội dung:
- Số hóa đơn: 63-08/15/XK
- Ngày viết hóa đơn: 27/08/2015
- Tài khoản thanh toán: Công ty TNHH GERMANY –Hamburg, Đức
- Số hợp đồng: P54340 Ngày 28/05/2015
- Số vận đơn: COSU6113111111 Ngày 29/06/2015
- Tàu chở: Sinar Sumba V.353S/Cosco Denmark V.007W
- Cảng bốc hàng: thành phố Hồ Chí Minh
- Cảng dỡ hàng: Hamburg
- Ký mã hiệu hàng hóa và số lượng: 5 bao đay lớn
- Thông tin hàng hóa: Cà phê Robusta Việt Nam loại 1, cỡ sàng 16, hạt xanh, chưa sấy, chưa khử chất cà-phê-in
- Trọng lượng: 107,630 tấn
- Đơn giá: 1.695 USD/ tấn
- Tổng : 182.432,85 USD
- Đã trả trước: 155.632,9 USD
- Điều kiện cơ sở: FOB thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng giá phải thanh toán: 26.799,85 USD
- Bằng chữ: Hai mươi sáu nghìn bảy trăm chín mươi chín đô la mỹ và tám mươi bảy cent
Chi tiết ngân hàng
- Bên hưởng lợi: Tổng công ty vn
- Số tài khoản: 0021 37 2011111
- Ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội. Số điện thoại: 84 4 397411111
- Mã SWIFT: BFTVVNVX011
- Ngân hàng trung gian: Ngân hàng Citibank N.A, New York
- Mã SWIFT: CITIUS11
4.7. Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng – Certificate of Quality and Quantity
4.7.1. Tổng quan
Giấy chứng nhận số lượng chất lượng là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng hóa thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. Nếu trong hợp đồng không quy định gì khác, giấy chứng nhận phẩm chất có thể do xưởng hoặc xí nghiệp sản xuất hàng hóa cấp, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm (hoặc giám định) hàng hóa xuất khẩu cấp.
4.7.2. Phân tích
Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng được kiểm định bởi bên thứ ba là Công ty cổ phần kiểm định và giám sát sản phẩm cà phê xuất nhập khẩu CAFECONTROL, Việt Nam lập và xác nhận rằng hàng đã được kiểm hóa và đủ tiêu chuẩn, như vậy sẽ mang tính khách quan hơn.
Nội dung
- Giấy chứng nhận số 4720A/14-15/CF
- Ngày cấp: 29/06/2015
- Người gửi hàng: Tổng công ty vn – Hà Nội, Việt Nam
- Người nhận hàng: theo yêu cầu của Công ty cà phê Germany –Người nhận thông báo: Công ty TNHH cà phê Hamburg, Hamburg
- Tên hàng: Cà phê Robusta Việt Nam loại 1, cỡ sàng 16, hạt xanh, chưa sấy, chưa khử chất cà-phê-in
- Tên tàu: Sinar Sumba V.353S/Cosco Denmark V.007W
- Chuyển từ: Thành phố Hồ Chí Minh Đến: Hamburg
- Vận đơn số: COSU6113111111 ngày 29/06/2015
- Trọng lượng: 107,630 tấn (trọng lượng tịnh); 107,680 tấn (Trọng lượng cả bì)
- Phương pháp kiểm tra và giám định: ISO 4150-1991(E), ISO 6673-1983(E) & ISO 10470-1993(E)
Kết quả giám định:
- Chất lượng: Mẫu đại diện của lô hàng được lấy 100% từ các bao kiện hàng để phục vụ cho phân tích, kết quả chỉ ra:
- Độ ẩm: 12,5%
- Hạt đen và vỡ: 1,94%
- Tạp chất: 0,5%
- Cỡ sàng trên 16: 91,4%
- Số lượng: 5 bao đay lớn
- Địa điểm và và thời gian giám định: được thực hiện ở kho của người gửi hàng, ngày 23/06/2015
4.8. Giấy chứng nhận trọng lượng – Certificate of Weight
4.8.1. Tổng quan
Là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao, thường được dùng trong mua bán những hàng mà trị giá tính trên cơ sở trọng lượng, xác nhận khối lượng thực khi giao hàng có trùng khớp và phù hợp với trọng lượng được quy định như trong hợp đồng thỏa thuận hai bên hay không. Từ đó cũng là cơ sở để tính giá và tổng trị giá thanh toán của đơn hàng.
4.8.2. Phân tích
Giấy chứng nhận trọng lượng hàng hóa được cấp bởi bên thứ ba Công ty cổ phần kiểm định và giám sát sản phẩm cà phê xuất nhập khẩu CAFECONTROL, Việt Nam lập và xác nhận rằng hàng đã được xác định trọng lượng thực dựa trên phương pháp xác định cụ thể, mang tính khách quan hơn.
Nội dung của giấy chứng nhận
- Giấy chứng nhận số: 4720/14-15/CF
- Ngày cấp: 29/06/2015
- Người gửi hàng: Tổng công ty VN – Hà Nội, Việt Nam
- Người nhận hàng: theo yêu cầu của Công ty cà phê Germany- số DE3430502
- Người nhận thông báo: Công ty TNHH cà phê Germnay- Hamburg
- Tên hàng: Cà phê Robusta Việt Nam loại 1, cỡ sàng 16, hạt xanh, chưa sấy, chưa khử chất cà-phê-in
- Tên tàu: Sinar Sumba V.353S/Cosco Denmark V.007W
- Chuyển từ: thành phố Hồ Chí Minh Đến: Hamburg
- Số vận đơn: COSU6113111111 ngày 29/06/2015
- Trọng lượng: 107,630 tấn (trọng lượng tịnh); 107,680 tấn (Trọng lượng cả bì)
- Phương pháp kiểm tra và giám định: Tiêu chuẩn Việt Nam 1279-93
Kết quả giám định:
- Trọng lượng: 100% được đo bằng cân cầu đường điện tử. Trọng lượng của lô hàng được đo là:
- Trọng lượng tịnh: 107,630 tấn
- Trọng lượng cả bì: 107,680 tấn
- Giao hàng trong kiện hàng: 5 bao đay lớn
- Thời gian và địa điểm kiểm tra: tại kho của người giao hàng, 23/06/2015
4.9. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật – Phytosanitary Certificate
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được thực hiện và xác nhận theo các qui định trong thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT qui định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập, xuất khẩu, quá cảnh.
- Trong đó, thông tư mới này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế thông tư 65/2012/TT-BNNPTNT, theo đó bãi bỏ mẫu giấy 3,7,8,9,10,11 tại phụ lục I ban hành kèm theo thông tư 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27/03/2012.
- Theo như giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật trong bộ chứng từ hàng hóa cà phê Robusta của Công ty Cổ phần ĐTK đạt tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật và được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
Không chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn, công ty chúng tôi còn vận chuyển nội địa và quốc tế bằng đường bộ, đường hàng không, đường biển, chuyển phát nhanh…