Kiến thức Logistics

ISF Là Gì? Khi nào cần khai ISF?

ISF Là Gì? Khi nào cần khai ISF?

ISF là công việc bắt buộc cần thực hiện khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ về thủ tục này. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây, Vietship sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ ISF là gì cùng những thông tin quan trọng khác xoay quanh chủ đề này.

ISF Là Gì? Khi nào cần khai ISF?

1. Khái niệm ISF?

Có thể hiểu đơn giản ISF (Importer Security Filing) là kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu. Kê khai này chỉ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ bằng tàu biển, không áp dụng đối với các phương thức vận chuyển khác.

Ngày 26/1/2019, một quy tắc mới có tên là kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu và các yêu cầu bổ sung đối với chủ tàu (Quy định này thường được gọi là “10+2”) bắt đầu có hiệu lực.

Quy định mới này áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ bằng tàu biển. Nếu không tuân thủ theo quy định này sẽ dẫn đến hậu quả là các hình phạt bằng tiền, tăng cường kiểm hóa và trì hoãn trong việc thông quan.

Thông tin cung cấp trong ISF giúp cải thiện hiệu quả của CBP trong việc nhận diện các lô hàng có rủi ro cao để ngăn chặn hoạt động buôn lậu, đảm bảo an toàn hàng hóa và an ninh.

2. Những thông tin cần khai trên ISF

Những thông tin kê khai trên ISF không quá phức tạp. Tuy nhiên doanh nghiệp có ý định nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ hoặc là có ý định nhập vào khu chế xuất thì nhà nhập khẩu hoặc đại lý của họ bắt buộc phải cung cấp 10 thông tin được yêu cầu 24 giờ trước khi hàng hóa được xếp lên tàu ở cảng. Cần có 10 thông tin từ nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp và 2 thông tin từ hãng vận chuyển:

Từ nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp:

  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp)
  • Tên và địa chỉ của người bán (hoặc chủ sở hữu) – Real Shipper
  • Tên và địa chỉ của người mua (hoặc chủ sở hữu) – Real Consignee
  • Tên và địa chỉ người giao hàng
  • Nơi đóng hàng vào container
  • Tên và địa chỉ của người gom hàng
  • Số hồ sơ Đơn vị nhập khẩu
  • Số người nhận hàng
  • Nước xuất hàng
  • Biểu thuế quan hài hòa hàng hóa cho từng sản phẩm của lô hàng

Từ hãng tàu:

  • Kế hoạch xếp hàng lên tàu
  • Thông báo trạng thái container

Ngoài ra, người khai ISF sẽ cần số vận đơn để liên kết việc khai ISF với việc khai AMS (manifest) phù hợp.

  • Số MBL
  • Số AMS HBL
ISF Là Gì? Khi nào cần khai ISF?

3. Trường hợp kê khai chậm, không kê khai ISF bị phạt như thế nào?

Nếu hồ sơ ISF không chính xác hoặc không đầy đủ, CBP có thể từ chối cấp giấy phép dỡ hàng hoặc lấy luôn hàng hóa.

Nếu hàng hóa đó được dỡ xuống mà không có sự cho phép của CBP, họ có thể thu giữ hàng hóa đó. Trong trường hợp đó, lệnh “Do not load” sẽ được áp dụng cho hàng hóa này.

Vietship cung cấp các phương thức vận tải quốc tế bằng đường biển đa dạng

  • Tàu biển chuyển hàng đường biển theo thời hạn
  • Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu)
  • Xuất nhập container FCL/LCL đến tất cả cảng biển chính trên toàn cầu
  • Xuất nhập FCL/LCL đến địa chỉ người nhận (door to door)
  • Dịch vụ FCL/ LCL: hàng thông thường, tách bill và hàng chỉ định
  • Vận chuyển từ cảng đến kho; từ cảng đến cửa hàng; từ kho đến kho

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

Rate this post
tts_ngocbich