Những sai sót thường gặp KHI LẬP B/L trong L/C

Những sai sót thường gặp KHI LẬP B/L trong L/C

1- Mục shipper, consingee, notify party không khớp với các quy định trong L/C:
ØMục shipper  phải ghi tên người bán trong hợp đồng hay trong L/C và ko dc viết tắt.
ØMục consignee: tên và địa chỉ người nhận hàng ( consignee ) có đúng với quy định của L/C hay không , phần này có thể nói là phần sai sót nhiều nhất trong vận đơn vì phần quy đinh rất khác nhau trong L/C ; Có ba trường hợp:
+ Nếu trong L/C qui định ” Full set of original of clean on board ocean B/L showing L/C No made out to order of shipper and blank endorse … ” thi người gửi hàng ký hậu để trắng ( chỉ ký tên , mà không ghi tên người được hưởng lợi tiếp theo ) , trong phần ” Consignee” chi nghi ” to order ” – ai cầm vận đơn này điều có thể đi nhận hàng
+ Nếu trong L/C qui định “… made out to order of issuing bank ..” thì phần ” consignee ” phải ghi ” to order of ” + tên địa chỉ ngân hàng phát hành . Trong trường hợp này , người nhập khẩu chỉ có thể đi nhận hàng khi có chữ ký hậu của ngân hàng phát hành . Trường hợp này xảy ra khi người nhập khẩu không ký quỹ đủ .
+ Nếu trong L/C qui định ” … made out to order of applicant …” thì ở phần ” consignee ” là ” to order of ” + tên , địa chỉ người xin mở L/C . Trường hợp này xảy ra khi khách hàng ký quỹ đủ.

ØMục notify party: Tên và địa chỉ người được thông báo khi tàu cập bến cảng phải là tên người mua, tên này phải đúng như trong L/C yêu cầu và không được viết tắt. Nếu người được thông báo là một người khác thì trong L/C phải được ghi rõ.
1- Cảng bốc và cảng dỡ không khớp với quy định trong L/C: Có 2 nguyên nhân
+ Do người lập không nắm vững L/C.
+ Hai là do ben thuê tàu không đúng theo hành trình trong L/C quy định.
2- B/L xuất trình cho ngân hàng trễ hơn 21 ngày sau ngày lập vận đơn, hoặc xuất trình khi L/C đã hết thời hạn có hiệu lực.
3- Trên B/L ghi hàng đã chất lên boong tàu (on deck cargo) thay vì đúng phải ghi là hàng đã để trong hầm tàu ( on board).
4- B/L xuất trình không phải là vận đơn hoàn hảo.
5- Ký hậu, chuyển nhượng B/L không đúng.
Các bất hợp lệ thường gặp ở vận đơn:
– Tên, địa chỉ và các thông tin khác về người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo không phù hợp theo quy định của L/C
– Các thay đổi bổ sung trên vận đơn không có xác nhận của người lập( chữ ký và con dấu)
-Vận đơn thiếu tính chính xác thực do người lập vận đơn không nêu rõ tư cách pháp lý đối với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này
– Số L/C và ngày mở L/C không chính xác
– Các điều kiện dóng gói và ký mã hiệu hàng hoá không theo đúng quy định của L/C
– Số hiệu container hay lô hàng không khớp với các chứng từ khác như chứng từ bảo hiểm, hoá đơn…
2. Những rủi ro thường gặp khi lập B/L trong thanh toán quốc tế và cách giải quyết:
Những rủi ro, giải quyết
Ngày tàu đi :ngày tàu đi là ngày thuyền trưởng hay hãng tàu ký B/L, ko dc sau ngày giao hàng trễ nhất quy định trong L/C.
Số lượng B/L
Nếu L/C quy định nộp ít nhất 2 bản thì seller phải nộp 3 bản.
Nếu L/C quy định:
+ 2/3 bản nộp vào bank thì seller phải nộp 2 bản chính , 1 bản copy.
+ 3/3 bản thì seller phải nộp 3 bản chín và 1 bản copy.
Số lượng giao hàng
-B/L thể hiện việc giao đủ số lượng trên invoice.
-L/C ko cho phép giao hàng từng phần thì : B/L phải thể hiện việc giao đủ số lượng trên L/C.
Loại B/L xuất trình
Ví dụ: L/C quy định ocean B/L nhưng seller xuất trình combined b/l là ko đúng.
Người ký phát b/l
Vận đơn phải do:
+ carrier à As the carrier
+ Thuyền trưởng à As the master
+ đại lý của carrier à As agent for the carrier
+ đại lý của thuyền trưởng à On behalf of Mr..(name) as the master.
* Trường hợp vận đơn do nhân viên giao nhận lập sẽ bị bank từ chối ( trừ khi L/C cho phép)
– Việc bốc hàng lên tàu được thể hiện trên B/L :B/L được thể hiện ‘on boar’, ‘laden on board’ và người ký vận đơn ghi thêm vào ngày tháng ( ngày giao hàng), tên tàu số chuyến, cảng xếp hàng và chữ ký của người chuyên chở.
5/5 - (1 bình chọn)
shiphang