Phương Tây dần dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc

Căng thẳng thương mại giữa các nước - Trung Quốc

MỐI QUAN HỆ GIỮA MỸ – TRUNG QUỐC

Sự rạn nứt trong quan hệ Mỹ – Trung khiến các công ty phương Tây rời cường quốc châu Á, nhưng quá trình này không thể diễn ra nhanh chóng.

GIỚI THIỆU

Bản phân tích chuỗi cung ứng do Công ty Dịch vụ dữ liệu thương mại (TDS) chỉ ra Mỹ và châu Âu đang có những động thái dịch chuyển logistics cũng như chuỗi cung ứng.

“Có những khách hàng không muốn ‘bỏ tất cả trứng vào một giỏ’ ở Trung Quốc. Vì vậy, họ đang tìm kiếm các giải pháp khác nhưng chưa ở mức độ lớn. Nó sẽ tốn thời gian. Có thể trong 5 hoặc 10 năm nữa, nếu Ấn Độ và Đông Nam Á xây dựng các bến cảng có thể tiếp nhận các tàu lớn, họ sẽ đóng vai trò lớn hơn”, Giám đốc điều hành CMA CGM Rodolphe Saade nói với Financial Times.

Căng thẳng thương mại giữa các nước - Trung Quốc
Căng thẳng thương mại giữa các nước – Trung Quốc

MỸ, CHÂU ÂU, VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

Dữ liệu từ TDS cho thấy các công ty Mỹ và châu Âu đang tăng cường hợp tác thương mại với Việt Nam trong những năm gần đây. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng từ 10% lên 16% trong giai đoạn 2018 – 2021.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Phi, châu Á hoặc Nam Mỹ không có nhiều biến động logistics đối với thị trường châu Âu. Họ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, với hơn 30% hàng nhập khẩu từ đất nước tỷ dân.

“Trung Quốc với là quốc gia nhập khẩu hàng hóa cho nhiều nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, theo quy luật, Mỹ và châu Âu đang ít phụ thuộc hơn”, báo cáo của TDS lưu ý.

SỰ PHÂN MẢNH CHUỖI CUNG ỨNG

Một số nhà kinh tế đã bàn luận về sự phân mảnh chuỗi cung ứng. Ông Coleman Nee (WTO) cho biết, thế giới đang được định hình lại thành hai khối thương mại cạnh tranh do Trung Quốc và phương Tây dẫn đầu.

Mặc dù các nước Đông Nam Á đang được hưởng lợi từ dịch chuyển chuỗi cung ứng nhưng vẫn cần thận trọng.

Trong khi nhu cầu của Mỹ tăng, nhu cầu từ châu Âu vẫn không thay đổi, ở mức 3%. Hơn nữa, Mỹ còn tăng cường nhập khẩu từ Mexico từ 293,5 tỷ USD năm 2016 lên hơn 384 tỷ USD vào năm 2021.

Một số công ty Mỹ cũng đổ tiền đầu tư vào các cơ sở kho bãi ở nước láng giềng phía nam này.

PHƯƠNG TÂY BẮT ĐẦU TÁCH BIỆT THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG QUỐC

Người đứng đầu bộ phận phân tích và chiến lược toàn cầu của Prologis, Chris Caton chia sẻ trên The Wall Street Journal, nhu cầu ở Mexico đang cao nhất từ trước đến nay và có xu hướng tiếp tục.

Việc phương Tây bắt đầu tách biệt thương mại với Trung Quốc khiến các công ty mô tả đây mô hình kinh doanh đã thay đổi, đánh dấu sự kết thúc của toàn cầu hóa.

“Tôi không thấy quá trình toàn cầu hóa kết thúc, nhưng hai năm tới có vẻ không phải thời điểm tốt cho việc vận chuyển hàng hóa chặng dài”, Nick Coverdale, công ty chuyển phát có trụ sở tại Hong Kong nhận định.

Rate this post