air-cargo-at-airport

Sân bay tắc nghẽn và thiếu nhân sự khiến hàng hóa không thể giao nhận ở nhiều nơi (Ảnh: ACI)

Những nỗ lực của các nhà khai thác hàng hóa hàng không yêu cầu các công ty giao nhận cố gắng lấy hàng vào cuối tuần đang không có kết quả.

Trong khi tình trạng tắc nghẽn tại một số sân bay, đặc biệt là Amsterdam và Chicago O’Hare, đã giảm bớt, những nhà khai thác cho rằng một trong những vấn đề lớn nhất đó là thiếu hoạt động vận chuyển hàng hóa từ thứ Sáu đến thứ Hai.

Robert Fordree, người đứng đầu bộ phận hàng hóa của Menzies cho biết: “Chúng tôi đang gặp phải tình trạng hàng hóa không được các công ty giao nhận đến lấy hàng. Nhìn chung, thời gian hàng hóa lưu tại sân bay đang tăng lên,” Robert Fordree, trưởng bộ phận hàng hóa của Menzies cho biết. “Các công ty giao nhận đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài xế, và kho hàng của họ cũng đầy”.

“Chúng tôi đã xem xét việc tăng phí lưu kho, nhưng thực sự là tắt nghẽn ở khắp nơi và sẽ không thay đổi được điều gì.”

Một công ty khác cho biết họ đã thiết lập các hoạt động của riêng để hỗ trợ giao hàng hóa trực tiếp cho các công ty giao nhận, nhưng cho biết: “Nhưng, họ không thể thu xếp nhận hàng. Các công ty giao nhận cũng bị vấn đề tắc nghẽn”.

“Chúng tôi đã tăng gấp đôi phí lưu kho, rồi làm lại lần nữa nhưng vẫn không có ai đến lấy hàng. Nó đã gây ra tắc nghẽn trong các kho hàng của chúng tôi và hiện nay đã trở nên hỗn loạn.”

Các công ty giao nhận cũng có thể dự đoán phí xếp dỡ tại cảng hàng không (THC) sẽ tăng trong năm tới.

Một quản lý cấp cao cho biết: “Các hợp đồng với các hãng hàng không của chúng tôi thậm chí không bao gồm chi phí cho nhân sự. “Bạn sẽ không bao giờ có thể duy trì doanh nghiệp này nếu bạn chỉ tính phí cho các hãng hàng không. Bạn không thể tồn tại nếu không có THC”.

Các công ty giao nhận đau đầu

Trong khi đó, các công ty giao nhận cũng đang đau đầu đối với các công ty khai thác. Một đoạn video quay cảnh một lượng lớn hàng hóa được để ở khu bay (airside) tại Heathrow được lan truyền rộng rãi vào tuần trước, gây ra những lời phàn nàn của những công ty giao nhận, họ đổ lỗi cho những nhà khai thác.

Nhưng một trong những thách thức tại Heathrow là hàng hóa trên đường bay phải được di chuyển bằng xe tải để đi qua đường hầm hàng hóa tại sân bay, điều này đòi hỏi có các tài xế khác nhau.

Và toàn ngành hàng không đang thiếu lao động. WFS – hôm qua cho biết họ đang đầu tư vào một nhà ga hàng hóa mới ở Copenhagen – được cho là đang thiếu khoảng 1.500 nhân viên ở Mỹ, mặc dù một nguồn tin cho biết rằng tình hình đang được cải thiện.

Ông Fordree nói: “Có rất nhiều thách thức về lao động”. “Nhóm nhân sự mà chúng tôi tuyển dụng trước đây đang ngày càng ít đi – những người từng làm việc ở sân bay giờ đang chuyển sang các ngành công nghiệp khác cạnh tranh hơn. Mọi người đều cùng tranh giành nhân sự, vì vậy tắc nghẽn bây giờ một phần là do vấn đề thiếu lao động, kinh nghiệm và kiến ​​thức.”

Sự phục hồi của một số dịch vụ hành khách cũng đang gây ra vấn đề. Accenture’s Seabury cho biết sức tải sáng hôm qua giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã tăng 21% kể từ khi Hoa Kỳ mở cửa hoàn toàn biên giới trong tháng này, mặc dù các điểm đến khác ở châu Âu không thấy công suất tăng tương tự. Nhưng những người điều hành cho biết các chuyến bay chở khách ít có khả năng thay đổi lịch trình hơn và các hãng hàng không chở khách có xu hướng kém linh hoạt hơn.

Ông Fordree cho biết: “Những hãng vận tải hàng hóa và đã vận chuyển hàng hóa trong một thời gian dài, biết rằng bạn không thể tiếp tục gửi hàng khi có tắc nghẽn – chúng tôi đã có một số cuộc trao đổi với các hãng vận tải toàn cầu”.

“Chúng tôi nhận thấy là khi các hãng hàng không khai thác vận tải hành khách hoặc hoạt động vận chuyển hành khách nhưng chỉ với số lượng ít, họ có thể dễ dàng điều chỉnh lịch trình của mình hơn”.

“Nhưng khi hành khách bắt đầu quay trở lại, các hãng hàng không sẽ làm những gì hành khách muốn và chúng tôi ít có khả năng linh hoạt lịch trình hơn trước”.

Theo The Loadstar

Thị trường vận chuyển và logistics quốc tế – Tuần 46/2021 

Các hãng tàu container tăng lợi nhuận khủng trong quý 3