Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Ấn Độ (AIFTA) thể hiện tầm quan trọng của việc đối xử đặc biệt, gia tăng sự tham gia cho các nước thành viên ASEAN trong việc tham gia hội nhập và hợp tác kinh tế với Ấn Độ.
Hiệp định AIFTA là viết tắt của cụm từ ASEAN-India Free Trade Agreement. Đây là Hiệp định Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ được ký kết tại Thái Lan vào ngày 13/8/2009 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.
Thông qua hiệp định AIFTA sẽ thể hiện được tầm quan trọng và tăng sự tham gia của các nước thành viên của ASEAN trong việc hội nhập kinh tế với Ấn Độ.
Việt Nam sẽ thực hiện đúng cam kết xóa bỏ 80% số dòng thuế đối với Ấn Độ vào cuối năm 2021 (cụ thể, năm 2018 là 71% dòng thuế và 9% áp dụng vào năm 2021). Cuối lộ trình sẽ áp dụng cắt giảm thuế cho 10% còn lại.
Giai đoạn 2018 – 2022, Biểu thuế của ASEAN – Ấn Độ sẽ rơi vào khoảng 10.858 dòng thuế. Trong đó, sẽ bao gồm 10.776 dòng thuế chia theo cấp độ 8 và 82 dòng thuế chi tiết theo cấp độ 10.
Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế sẽ áp dụng từ 1/1 – 31/12 và bắt đầu từ năm 2018 đến hết 2022.
Trong lộ trình cam kết thuế suất AITA được cắt dần đều qua mỗi năm. Thuế suất trung bình năm 2018 – 2022 sẽ lần lượt là 5,6% (2018), 2,9% (năm 2019 và năm 2020), 2,8% (năm 2021) và 1,9% (năm 2022).
Năm 2024, Việt Nam sẽ kết thúc lộ trình cam kết xóa bỏ thuế với 70% dòng thuế được xóa bỏ. Tập trung vào một số nhóm như cà phê, chè, cao su, rau củ quả, giày dép, thủy sản, đồ gia dụng, hóa chất….
Một số mặt hàng không cam kết xóa bỏ chiếm 30% số dòng thuế. Áp dụng với các sản phẩm như: Đường, trứng, muối, phân bón, nhựa, xăng, cao su, kim loại quý, sắt thép, thiết bị điện, ô tô, xe máy, máy móc, thiết bị phụ tùng và các mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng (pháo hoa, súng, thuốc phiện,…).
Về phía Ấn Độ sẽ cam kết xóa bỏ đến 80% dòng thuế cho hàng hóa của Việt Nam vào năm 2016. Cụ thể là 71% dòng thuế (năm 2013) và năm 2016 là 9% dòng thuế. 10% dòng thuế sẽ được cắt giảm một phần vào năm 2019. Riêng danh mục loại trừ sẽ chiếm 10% dòng thuế.
Các mặt hàng được phía Ấn Độ cam kết xóa bỏ thuế quan bao gồm động vật sống, thịt, cá, dầu mỡ, rau, hoa quả, bánh kẹo, sắt thép, thiết bị điện tử, đồng hồ, máy móc…
Kể từ khi ký kết năm 2009 và có hiệu lực thực hiện vào năm 2010, Hiệp định AIFTA tác động rất tích cực đến nền lĩnh vực thương mại của ASEAN – Ấn Độ nói chung và Việt Nam – Ấn Độ nói riêng.
Cụ thể, trước khi ký kết hiệp định AIFTA (2008 – 2009), giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu sang thị trường Ấn Độ chỉ khoảng 389 triệu USD và 420 triệu USD. Tuy nhiên, khi Hiệp định có hiệu lực con số này tăng trưởng vượt trội lên đến 992 triệu USD và tăng 136% so với năm 2009. Về tình hình nhập khẩu trong 5 năm thực hiện Hiệp định, Ấn Độ luôn là 1 trong 10 nước có tổng kim ngạch lớn nhất Việt Nam và chiếm 2% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của cả nước.
Theo Tổng Cục Hải quan trong 9 tháng đầu năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của 2 nước đạt 3,84 tỷ USD. Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng đa dạng về cơ cấu, ngành hàng, tạo được thương hiệu, niềm tin đối với khách hàng. Bên cạnh đó tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng quy tắc nhằm tận dụng ưu đãi giảm thuế của Ấn Độ trong Hiệp định AIFTA cũng ngày càng tăng.