Kiến thức Logistics

Tàu feeder trong xuất nhập khẩu

Tàu feeder trong xuất nhập khẩu

Vận chuyển hàng hóa bằng tàu container là một trong những hình thức vận chuyển đang phát triển vượt bậc hiện nay. Hình thức vận chuyển này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh với các hình thức khác khiến kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên một cách nhanh chóng.

Vậy tàu Feeder là gì? Thuật ngữ được sử dụng trong ngành vận tải này có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Vietship tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Tàu feeder trong xuất nhập khẩu

Tàu feeder là gì?

Tàu Feeder (tiếng Anh là feeder vessel), tiếng Việt còn được gọi là tàu gom hàngtàu trung chuyển, hoặc ngắn gọn là tàu con (để phân biệt với tàu mẹ). Loại này thường có kích thước và sức chở nhỏ hơn so với tàu mẹ, giúp chúng có thể tiếp cận các cảng nhỏ hơn và nơi có độ sâu hạn chế. Điều này cho phép các tàu feeder làm nhiệm vụ gom hàng để kết nối với tàu mẹ tại các cảng trung chuyển (hub-port).

Một điểm dễ nhận biết của loại tàu Feeder Vessel là có trang bị các thiết bị xếp dỡ như cẩu tàu, khung cẩu, tời kéo (tàu mẹ không trang bị cẩu tàu)… Nhờ vào các thiết bị này, tàu feeder có khả năng tự xếp dỡ hàng hóa (khi cần, với năng suất thấp) mà không cần sử dụng đến các dịch vụ cẩu hàng bên ngoài. Điều này giúp giảm chi phí thuê cẩu bờ và tăng tính linh hoạt trong việc xếp dỡ hàng hóa tại các cảng nhỏ.

Với đặc thù hoạt động như vậy, tàu Feeder đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các cảng nhỏ với cảng lớn trong ngành vận tải container. Chúng giúp vận chuyển hàng hóa từ những cảng khó thể tiếp cận được bằng tàu cỡ lớn và đảm bảo việc chuyển giao hàng hóa giữa các tàu mẹ thông qua cảng chuyển tải đến cảng đích (nhỏ hơn) diễn ra một cách thuận tiện và hiệu quả.

Một số tuyến vận tải bằng tàu feeder

Hiện nay, tàu container thường hoạt động theo 3 loại tuyến chính: tuyến vận tải đầu – cuối, tuyến vận tải vòng quanh thế giới và tuyến vận tải quả lắc theo đoạn. Tuy nhiên, nhiều hãng tàu kết hợp cả 3 loại tuyến này để đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình vận chuyển.

  • Tuyến vận tải đầu – cuối (Port-to-Port): Đây là loại tuyến vận tải truyền thống, vận chuyển hàng hóa giữa hai chuỗi hoặc hai nhóm cảng ở hai đầu của khu vực hoạt động của tàu. Đơn giản là hoạt động vận chuyển từ cảng này đến cảng khác. Trong quá trình này, hãng tàu có thể phải chuyển container rỗng trở về cảng xuất phát ban đầu để cân bằng số lượng container giữa hai đầu tuyến vận chuyển.
  • Tuyến vận tải vòng quanh thế giới (Round-the-World): Đây là tuyến vận tải toàn cầu, hàng hóa sẽ được vận chuyển trên đường biển đi vòng quanh thế giới. Tuyến vận tải này kết hợp các tuyến vận tải đầu – cuối với nhau để tạo thành một tuyến vận chuyển hoàn chỉnh. Tuyến vận tải vòng quanh thế giới kết nối ba luồng hàng chính là xuyên Thái Bình Dương (Transpacific), xuyên Đại Tây Dương (Transatlantic) và Đông Á/Châu u.
  • Tuyến quả lắc (Feeder Service): Đây là tuyến vận tải có phạm vi hẹp, thường là trong một vùng nhất định. Hãng tàu sử dụng tuyến vận tải quả lắc này để kết nối hai chặng vận chuyển với nhau thông qua một cảng trung tâm.
Tàu feeder trong xuất nhập khẩu

Lợi ích của tàu Feeder

Những lợi ích mà Feeder Vessel đem lại:

  • Giảm sự phức tạp: Sử dụng tàu trung chuyển giúp giảm số lượng các tuyến vận tải và giao dịch trực tiếp giữa các cảng trên khắp châu lục. Thay vì phải thực hiện giao dịch trực tiếp tại các cảng khắp nơi, các giao dịch này chỉ cần diễn ra tại các cảng trong cùng khu vực.
  • Tập trung lợi thế: Sử dụng tàu feeder gom hàng cho phép tăng quy mô và kích cỡ của tàu giữa hai cảng trung chuyển tập trung, đồng thời vẫn tiết kiệm không gian cho tàu khi vận chuyển hàng hóa từ các cảng lớn đến các cảng nhỏ xung quanh. Sử dụng các tàu nhỏ với tốc độ nhanh cũng trở nên thuận tiện hơn.
  • Rút ngắn thời gian và tiết kiệm kho lưu trữ: Khi hàng hóa đến các cảng, việc sử dụng tàu trung chuyển giúp rút ngắn thời gian chờ đợi và giảm chi phí lưu trữ hàng hóa trong kho hoặc bãi. Điều này giúp tăng năng suất sử dụng tuyến vận chuyển và tiết kiệm thời gian và chi phí lưu trữ.

Tàu Feeder trung chuyển đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển đường biển bằng container và tạo ra doanh thu đáng kể cho ngành vận tải hàng hóa. Bằng cách tập trung các hoạt động vào các cảng trung chuyển, tàu feeder giúp giảm rủi ro và thiệt hại cho các cảng và ngành vận chuyển.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

Rate this post
Tags: Tàu biển
tts_ngocbich