Vietship là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ logistics, vận tải giao nhận quốc tế, với hệ thống đại lý toàn cầu, chuyên nghiệp. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp dịch vụ thu gom, consol hàng lẻ, hàng LCL đường biển chuyên tuyến xuất nhập khẩu. Dịch vụ của chúng tôi luôn được đánh giá về chất lượng, mức độ uy tín, hiệu quả và chính xác cao.
+ Đối với tổ chức:
– Thực hiện thủ tục hải quan đăng ký điều chỉnh định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu vật tư cho sản phẩm xuất khẩu giống như thủ tục hải quan đăng ký, điều chỉnh, kiểm tra định mức gia công quy định tại Phần V, Mục1, Phụ lục 1 Quyết định 52/2007/QĐ-BTC. Cụ thể như sau:
Bước 1. Khai định mức gia công
Khi khai định mức gia công người khai hải quan thực hiện:
a. Tạo thông tin khai hải quan điện tử về định mức theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại mẫu số 7 hoặc mẫu số 8 (nếu là định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu gốc), Phụ lục XI, Quy định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.
b. Gửi thông tin khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan
c. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan
c.1. Nhận “Thông báo từ chối đăng ký định mức” theo Mẫu 16 Phụ lục XI Quy định này, và sửa đổi, bổ sung thông tin về định mức gia công theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
c.2. Nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục đăng ký định mức” theo Mẫu 16 Phụ lục XI Quy định này và thực hiện các công việc dưới đây:
– Đối với định mức được Chi cục Hải quan điện tử chấp nhận đăng ký trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử thì người khai hải quan căn cứ định mức đã được chấp nhận đăng ký để thực hiện thủ tục xuất khẩu;
– Trường hợp Chi cục Hải quan điện tử yêu cầu phải nộp/xuất trình hồ sơ để kiểm tra thì người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ theo yêu cầu;
– Trường hợp Chi cục Hải quan điện tử yêu cầu phải nộp/xuất trình hồ sơ và mẫu sản phẩm để kiểm tra thì người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ và mẫu sản phẩm theo yêu cầu.
d. Hồ sơ nộp/ xuất trình với cơ quan hải quan khi có yêu cầu bao gồm: bảng định mức gia công in có chữ ký và đóng dấu của người khai hải quan; bản giải trình cụ thể, chi tiết về cơ sở, phương pháp tính định mức của mã hàng kèm theo tài liệu thiết kế kỹ thuật của sản phẩm (như sơ đồ cắt đối với hàng may mặc); mẫu sản phẩm (nếu yêu cầu nộp mẫu).
Bước2. Điều chỉnh định mức gia công
Khai điều chỉnh định mức
Khi khai điều chỉnh định mức gia công người khai hải quan thực hiện:
a. Tạo thông tin khai hải quan điện tử về điều chỉnh định mức theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại mẫu số 7 hoặc mẫu số 8 (nếu là định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu gốc), Phụ lục XI Quy định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.
b. Gửi thông tin khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan
c. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan
c.1. Nhận “Thông báo từ chối điều chỉnh định mức” theo Mẫu 16 Phụ lục XI Quy định này của cơ quan hải quan;
c.2. Nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục điều chỉnh định mức” theo Mẫu 16 Phụ lục XI Quy định này và thực hiện các công việc tương tự như thủ tục đăng ký định mức hướng dẫn tại Khoản 3.1 Mục này.
+ Đối với cơ quan hải quan
a. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động kiểm tra, tiếp nhận đăng ký và cấp số tham chiếu cho định mức gia công.
– Trường hợp hệ thống yêu cầu, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra thông tin trên hệ thống, căn cứ kết quả kiểm tra để quyết định việc đăng ký, cấp số tham chiếu cho định mức thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
– Trước khi chấp nhận đăng ký định mức, nếu có căn cứ nghi vấn định mức doanh nghiệp đăng ký không chính xác, không trung thực, cơ quan hải quan có thể tiến hành kiểm tra định mức. Trong trường hợp doanh nghiệp có giải trình lý do chính đáng bằng văn bản, Chi cục trưởng Chi cục hải quan điện tử xem xét cho phép doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm trước và lấy mẫu sản phẩm, tiến hành kiểm tra định mức sau;
– Trường hợp kiểm tra định mức tại cơ quan hải quan thì công chức hải quan ký xác nhận đã kiểm tra trên bản đăng ký định mức với người khai hải quan.
– Trường hợp đến doanh nghiệp kiểm tra, công chức hải quan phải lập biên bản xác nhận kết quả kiểm tra ngay khi kết thúc kiểm tra; biên bản xác nhận phải chính xác, trung thực với thực tế kiểm tra, có chữ ký của công chức Hải quan thực hiện kiểm tra và đại diện người khai hải quan;
Công chức hải quan kiểm tra định mức lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định nếu phát hiện người khai hải quan có hành vi gian lận định mức.
b. Trường hợp hệ thống yêu cầu việc nộp/ xuất trình hồ sơ, thì công chức hải quan trực tiếp kiểm tra hồ sơ theo yêu cầu của hệ thống, căn cứ kết quả kiểm tra để quyết định việc đăng ký, cấp số tham chiếu định mức gia công thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c. Trường hợp hệ thống yêu cầu việc nộp/xuất trình hồ sơ và mẫu sản phẩm, thì công chức hải quan trực tiếp kiểm tra hồ sơ và mẫu sản phẩm theo yêu cầu của hệ thống, căn cứ kết quả kiểm tra để quyết định việc đăng ký, cấp số tham chiếu định mức gia công thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
d. Kiểm tra, tiếp nhận điều chỉnh định mức gia công thực hiện tương tự như thủ tục kiểm tra, tiếp nhận điều chỉnh định mức hướng dẫn tại Khoản 3.2 Mục I, phụ lục 1 QĐ52.
Gửi, nhận thông tin hệ thống máy tính của doanh nghiệp đã được nối mạng qua C-VAN
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Bảng định mức gia công in có chữ ký và đóng dấu của người khai hải quan
+ Bản giải trình cụ thể , chi tiết về cơ sở phương pháp tính định mức của mã hàng kèm theo tài liệu thiết kế kỹ thuật của sản phẩm; mẫu sản phẩm.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ
– Thời hạn giải quyết: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận bản đăng ký hợp lệ
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân,Tổ chức
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục hải quan điện tử
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Đội nghiệp vụ thuôc Chi cục hải quan điện tử.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử đăng ký điều chỉnh định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu vật tư cho sản phẩm xuất khẩu
– Lệ phí (nếu có): Không
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):
+ Định mức thực tế của sản phẩm gia công: Mẫu số 7 Phụ lục XI Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử
+ Thông tin về định mức thực tế đối với nguyên liệu trực tiếp tham gia vào sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ nguyên liệu gốc: Mẫu số 8 Phụ lục XI Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
+ Đối với danh mục nguyên liệu vật tư nhập khẩu thì thời điểm đăng ký là trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu vật tư đầu tiên.
+ Đối với danh mục sản phẩm xuất khẩu thì thời gian đăng ký là trước khi làm thủ tục đăng ký định mức sản phẩm
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật hải quan số 29/2001 QH10 ngày 29/06/2001
– Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 29/2001/QH11 ngày 29/06/2001.
– Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005
– Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006
– Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điển tử trong lĩnh vực tài chính
– Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 Về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử
– Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử
Địa chỉ: B10b khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 08-6902-9161
Giờ phục vụ: 8 giờ đến 18 giờ(Từ thứ 2 đến thứ 7)
Hotline: 0936-257-997 (Phục vụ 24/24 giờ)
Email: lienhe@vietship.net