VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN TỪ HỒ CHÍ MINH ĐẾN CẢNG HONG KONG
Vận chuyển đường biển từ Hồ Chí Minh đến cảng Hong Kong là một tuyến giao thương chiến lược. Kết nối Việt Nam với một trong những trung tâm thương mại hàng đầu châu Á. Hong Kong là một cảng biển sầm uất. Đây còn là cửa ngõ chính của nhiều hàng hóa quốc tế đi vào thị trường Trung Quốc và các nước trong khu vực. Với những ưu điểm vượt trội về chi phí, khả năng chuyên chở và an toàn, dịch vụ vận chuyển đường biển đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Trong quý I/2024, trị giá xuất khẩu của 10 thị trường lớn nhất đều tăng. Trong đó đóng góp lớn nhất là thị trường Hoa Kỳ tăng 5,02 tỷ USD. Tiếp theo là EU (27 nước) tăng 1,8 tỷ USD. Trung Quốc tăng 1,2 tỷ USD; Hồng Kông tăng 1,02 tỷ USD. ASEAN tăng 0,98 tỷ USD; Hàn Quốc tăng 0,51 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, trị giá xuất khẩu trong quý I/2024 của 6 thị trường này đã tăng tới 10,52 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang Hồng Kông trong quý I/2024 có tốc độ tăng cao nhất trong các thị trường chủ lực của Việt Nam. Cụ thể, trị giá xuất khẩu sang thị trường này trong quý I/2024 đạt 2,94 tỷ USD. Tăng 53,7%, tương ứng tăng 1,02 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang Hồng Kông tăng cao, nguyên nhân chính do xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,02 tỷ USD, tăng cao tới 105% (tương ứng tăng 1,03 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Cảng Hong Kong nằm sát biên giới với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đại lục, và gần Biển Đông. Nằm trên bán đảo Cửu Long, phía nam của vùng đất rộng lớn của Hồng Kông. Cảng đã có lợi thế sở hữu một địa điểm gần Biển Đông và có kết nối thuận tiện các tuyến đường biển quan trọng. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục vụ hàng trăm dịch vụ vận chuyển container hàng tuần đến hàng ngàn điểm đến trên toàn cầu, đặc biệt trong khu vực Đông và Đông Nam Á.
Với diện tích 426 dặm vuông, Hồng Kông là một lãnh thổ tự trị với dân số khoảng 8 triệu người. Sự tăng trưởng dân số mạnh mẽ đã thúc đẩy phát triển vận tải biển tại Hồng Kông, tạo thành một điểm đến lý tưởng cho hàng hóa của các nước xuất khẩu đến Hồng Kong.
Cảng Hong Kong được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại, bao gồm các cầu cảng, cầu trục, hệ thống đường băng, nhà ga và khu vực lưu trữ hàng hóa. Nhờ vào các tiện ích này, cảng có khả năng tiếp nhận và xử lý tất cả các loại tàu thuyền và hàng hóa.
Cảng container của Hồng Kông đã lập kỷ lục về lượng container xử lý. Năm 2012, cảng xử lý 16.69 triệu TEU (đơn vị container tương đương 20 feet), duy trì vị trí là cảng container lớn phục vụ miền nam Trung Quốc và là một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới. Điều này đã đóng góp quan trọng vào thương mại quốc tế và tạo ra lợi ích kinh tế cho Hồng Kông.
Cảng Hong Kong không chỉ là một cơ sở hạ tầng vận tải, mà còn là một trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu thế giới. Với sự phát triển của nền kinh tế dịch vụ tư bản, Hồng Kông đã trở thành nơi tập trung nhiều trụ sở công ty và Sở giao dịch chứng khoán lớn thứ 7 trên thế giới.
Cảng Hong Kong cũng đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của khu vực Đông Á và Đông Nam Á, và là một trong những nơi tập trung nhiều nhất các trung tâm thương mại và vận tải trên thế giới.
Cảng đóng vai trò quan trọng trong Con đường Tơ lụa trên biển. Với kết nối thông qua Kênh đào Suez và các tuyến đường sắt đến các khu vực khác của châu Á và châu Âu. Cảng đã tạo ra một mạng lưới giao thông quan trọng và thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa và kết nối thương mại.
Xem thêm: