Trong vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, có hai hình thức thuê tàu phổ biến là thuê tàu chợ (Liner Charter) và thuê tàu chuyến (Voyage Chartering). Nếu thuê tàu chuyến, chủ hàng và chủ tầu sẽ kí kết hợp đồng vận chuyển. Nếu thuê tàu chợ, chủ hàng và chủ tàu sẽ rằng buộc bằng vận đơn đường biển.
Vậy Vận đơn đường biển là gì? Các loại vận đơn đường biển? Nội dung của vận đơn?
Vận đơn đường biển ( Ocean Bill of lading – B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng trong đó người chuyên chở xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.
Là chứng từ quan trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.
Theo Điều 81, Bộ Luật hàng hải vận đơn có 3 chức năng chính sau đây:
Thứ nhất, vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng”.
Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có “Tình trạng bên ngoài thích hợp” (In apperent good order and condition).
Ðiều này cũng có nghĩa là người bán (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.
Thứ hai, “vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng” hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến.
Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết.Trong trường hợp thuê tầu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tầu và người cho thuê tầu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tầu chuyến (charter party).
Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tầu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết.
Trong trường hợp thuê tầu chợ thì không có sự ký kết trước một hợp đồng thuê tầu như thuê tầu chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tầu hay người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tàu.
Sự cam kết này được ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu cước (Booking Note)
Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn.
Căn cứ vào tình trạng bốc dỡ hàng hóa
Có hai loại:
Căn cứ vào phê chú trên vận đơn
Có hai loại:
Căn cứ vào tính sở hữu
Có ba loại:
– To order of a named person (The lệnh của một người đích danh nào đó) : Với vận đơn này hàng sẽ được giao theo lệnh của người, công ty hay tổ chức nào đó được ghi trong cột “Consignee” hoặc “To order of ” của vận đơn bằng cách người đó sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn và ghi tên người nhận hàng vào đó.
– To order of a issuing bank (Theo lệnh của ngân hàng phát hành) : Tương tự với “To order off a named person” B/L nhưng thay vào đó là ngân hàng được ghi trên vận đơn sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn.
– To order of shipper (Theo lệnh của người gửi hàng) : Với vận đơn này thì hàng sẽ được giao cho người được chỉ định của người ký hậu chính là gửi hàng (shipper). Đôi khi theo tập quán vận đơn chỉ viết cần viết “To order” thì đương nhiên được hiểu đó là theo lệnh của người gửi hàng.
Căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn
Căn cứ vào hành trình chuyên chở
Liên hệ với chúng tôi để nhận được những ưu đãi hấp dẫn nhất ngay hôm nay
Điện thoại: 08-69029161 (8g – 18g từ T2-T7)
Hotline: 0936-257-997 (phục vụ 24/24)