THỦ TỤC NHẬP KHẨU SẮT THÉP TỪ NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM
Bạn là 1 forwarder logistics, bạn muốn tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu sắt thép từ nước ngoài về Việt Nam?
Bạn muốn nghiên cứu về thủ tục xuất nhập mặt hàng sắt thép?
Cùng Vietship tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu sắt thép từ nước ngoài về Việt Nam nhé!!
THỦ TỤC NHẬP KHẨU SẮT THÉP
Bạn muốn tìm hiểu Thủ Tục Nhập Khẩu Thép Các Loại, Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình nhập khẩu Thép. Các loại Thép sau đây khi nhập khẩu phải đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng:
- Thép cốt bê tông (Sắt và thép không hợp kim)
- Thép các loại (bao gồm các loại thép thuộc Phụ lục II và Phụ lục III của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN)
Nếu bạn muốn thông quan nhanh chóng, giải phóng hàng đúng tiến độ, cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian cho công ty mình, thì vui lòng liên hệ với tôi.
Thủ tục nhập khẩu sắt thép là một trong những vấn đề phức tạp cho những ai bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này, vì quy định nhập khẩu sắt thép có nhiều thông tư, văn bản của chính phủ gồm: Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan hải quan. Trong mảng sắt thép bạn cần phải chú ý những vấn đề sau đây để giúp việc thủ tục hải quan trở nên đơn giản và nhanh gọn hơn.
MÃ HS code của nhập khẩu sắt thép
Chất lượng thép nhập khẩu, loại nào phải kiểm tra chất lượng, loại nào không cần kiểm tra chất lượng.Bạn dựa vào Phụ lục 01 để biết mã hàng thép miễn kiểm tra chất lượng, phụ lục này cũng tra theo mã HS code tại biểu thuế XNK 2023
Phụ lục 01: Danh mục các sản phẩm thép không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư liên tịch (nhập khẩu phục vụ chế tạo trong nước) (Ban hành theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ).
Cụ thể các mã HS code sản phẩm thép được miễn kiểm tra chất lượng nhà nước: 7208, 7209, 7211, 7213, 7214, 7215, 7216, 7217, 7218, 7219, 7220, 7221, 7222, 7225, 7226, 7229.
- Sản phẩm thép sản xuất để xuất khẩu, nhập khẩu theo Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, theo Hợp đồng sản xuất hàng để xuất khẩu; sản phẩm thép do các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất nhập khẩu làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
- Sản phẩm thép đã quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật khác;
- Sản phẩm thép phục vụ Mục đích an ninh, quốc phòng;
- Sản phẩm thép sản xuất trong nước, nhập khẩu để sử dụng trong các dự án, công trình quan trọng quốc gia; dự án, công trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong phần Phụ lục II của Thông tư này là những sản phẩm phải kiểm tra chất lượng nhà nước.
Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu sắt thép:
Doanh nghiệp tra cứu danh mục hàng hóa nhập khẩu theo Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 và số 3115/QĐ-BHKCN ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Bộ Khoa Học Công Nghệ xem loại thép của đơn vị có thuộc diện phải đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa hay không.
Thủ tục nhập khẩu sắt thép:
- Xin đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố
- Làm thủ tục hải quan
- Thông quan hàng hóa.
- Mang mẫu đi thử nghiệm hợp quy
- Nộp kết quả hợp quy cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước
1. Trình tự thực hiện:
Trước khi nhập khẩu sắt thép các loại, các đối tượng được nhập khẩu thép phải lập hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng gửi Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố phải cấp đơn xác nhận đơn đăng ký kiểm tra chất lượng; trường hợp không xác nhận đơn phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do hoặc phản hồi qua hệ thống.
2. Cách thức thực hiện:
– Nộp trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố;
– Đối với các lô hàng về Cảng Hải Phòng: Theo thông báo số 01/TT-CCTĐC ngày 02 tháng 01 năm 2020 kể từ từ 06/01/2020 Các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng Thép của Sở khoa học công nghệ Thành phố Hải Phòng bắt buộc đăng ký mới và thực hiện trên Hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia
Địa chỉ truy cập mới: https://vnsw.gov.vn/
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu sắt thép gồm có:
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
01 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố
Trước khi hàng về, sau khi có Vận đơn, Invoice, packing list, hợp đồng và Mill test, bạn đã có thể làm bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu.
Chi tiết hồ sơ và các bước xin giấy phép, bạn đọc thêm trong bài Thủ Tục Nhập Khẩu Thép Các Loại nhé.
Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ, bên Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố sẽ cấp giấy phép nhập khẩu cho công ty.
Bạn xuất trình giấy phép cho cơ quan hải quan là có thể nhập khẩu hàng hóa.
Bước 2: Làm thủ tục hải quan
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thủ tục hải quan hướng dẫn thủ tục hải quan
Truyền tờ khai xong, bạn đem bộ hồ sơ xuống chi cục hai quan để làm thủ tục tiếp.
Bước 3: Kiểm định và chứng nhận hợp quy nộp kết quả cho Chi cục
Bạn có thể kéo hàng về kho riêng rồi liên hệ đơn vị giám định tại kho hoặc giám định tại địa điểm hàng về (Cảng đến)
Sau khi có kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định (sau 5-7 ngày), bạn nộp bản kết quả cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố để hoàn thiện lô hàng.
Cảm ơn bạn đã cùng Vietship tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu sắt thép!
Đọc thêm: Khi nào nên hút chân không? Hút chân không miễn phí ở đâu