CIC Là Phí Gì? CIC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu

CIC Là Phí Gì? CIC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu

CIC Là Phí Gì? CIC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu

Phí CIC là loại phí khiến không ít doanh nghiệp cần xuất nhập khẩu hàng hóa băn khoăn. Nếu bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu chắc hẳn không còn xa lạ với định nghĩ phí CIC là phí gì và những thông tin liên quan đến loại phí này. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi phân tích về phí CIC để hiểu hơn về loại phí này trong bài viết dưới đây.

CIC Là Phí Gì? CIC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu
CIC Là Phí Gì? CIC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu

1. Phí CIC là phí gì?

CIC là phí gì là câu hỏi cần được giải đáp trước khi tìm hiểu sâu hơn về loại phí này. CIC còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là Container Imbalance Charge tạm dịch là phí mất cân bằng container. Đây là loại phụ phí của hình thức vận tải đường biển mà hãng tàu sẽ thu của khách hàng nhằm bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng hoặc từ nơi thừa container về nơi có nhu cầu cần container để đóng hàng.

Chi phí này được hình thành do vấn đề mất cân bằng số lượng container rỗng trên cảng biển. Tình trạng container rỗng kéo dài khiến phát sinh nhiều vấn đề và nguyên nhân chủ yếu là do mất cân bằng “cán cân” xuất nhập khẩu giữa các quốc gia. Nhìn chung, nếu bạn đang băn khoăn CIC trong xuất nhập khẩu là gì thì nó tức là một loại phí thường có được thu để bù đắp mức chi phí vận chuyển của hãng vận tải biển.

Hiện nay, có không ít các quốc gia đang gặp phải tình trạng nhập siêu như Việt Nam, Mỹ hay EU gặp chung một vấn đề là lượng container rỗng quá nhiều sau quá trình nhập khẩu. Ngược lại, tại những quốc gia xuất siêu như Trung Quốc lại có nhu cầu sử dụng rất nhiều container rỗng nhằm đóng hàng xuất khẩu đi các nước. Việc điều chuyển container không dùng đến từ các nước quay lại các quốc gia xuất siêu sẽ có những chi phí phát sinh cho hãng tàu nên họ cần thu thêm phí để đắp.

2. Khi nào phải thu phí CIC và điều kiện cộng phí CIC?

Ngoài vấn đề phí CIC là phí gì, các doanh nghiệp còn quan tâm là khi nào các hãng tàu sẽ thuê phí CIC và điều kiện cộng phí như thế nào. Thực chất tùy vào từng thời điểm và tình trạng mất cân bằng container mà hãng tàu sẽ tiến hành thu loại phí này.

Phụ phí CIC sẽ được thu ở một mức nhất định cho mỗi loại container và thường sẽ chỉ áp dụng vài tuyến như những tuyến nhập hàng từ một số nước châu Á xuất siêu thường xuyên thiếu hụt container đóng hàng. Thời điểm cuối năm là lúc quá trình hoạt động mua bán hàng hóa giữa các quốc gia với nhau diễn ra nhiều nhất dẫn đến mức chi phí phát sinh CIC nhiều hơn.

Về vấn đề điều kiện cộng phí CIC, thông thường phụ phí này sẽ do người mua thanh toán và không tính và giá trị thực tế đã thanh toán. Mức phí liên quan đến mức hàng hóa nhập khẩu và có số liệu khách quan, định lượng cùng các chứng từ liên quan.

3. Cách tính phí CIC vào tính thuế?

CIC là gì trong xuất nhập khẩu chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Với khoản phụ phí CIC có liên quan đến vận chuyển hàng hóa nhập khẩu và điều chỉnh phí cộng thì thường mức phí này sẽ cộng vào trị giá hàng hóa. Trường hợp phí CIC cộng vào trị giá hàng hóa sẽ xem xét theo thời điểm đăng ký hải quan nhằm áp dụng văn bản quy phạm phù hợp tại thời điểm đó và xác định mức giá cụ thể.

CIC Là Phí Gì? CIC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu
CIC Là Phí Gì? CIC Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu

Vietship cung cấp các phương thức vận tải quốc tế bằng đường biển đa dạng

• Tàu biển chuyển hàng đường biển theo thời hạn

• Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu)

• Xuất nhập container FCL/LCL đến tất cả cảng biển chính trên toàn cầu

• Xuất nhập FCL/LCL đến địa chỉ người nhận (door to door)

• Dịch vụ FCL/ LCL: hàng thông thường, tách bill và hàng chỉ định

• Nhận hàng từ kho rồi chuyển đến cảng; nhận hàng từ cảng rồi giao hàng về kho; Nhận hàng từ kho rồi giao đến kho

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

Rate this post