Cảng biển đón mùa xuất nhập khẩu cuối năm

Cảng biển đón mùa xuất nhập khẩu cuối năm

Cảng biển đón mùa xuất nhập khẩu cuối năm

Động lực từ hoạt động giao thương phục hồi

Hoạt động thương mại quốc tế phục hồi, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam

tăng trưởng ở mức hai con số trong nhiều tháng liên tiếp là động lực lớn cho ngành cảng biển.

Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 299,63 tỷ USD,

tăng 15,4%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 278,84 tỷ USD,

tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU… có đà tăng trưởng tốt.

Đây là yếu tố thuận lợi cho hoạt động của ngành cảng biển, với sản lượng đơn hàng vận chuyển tăng.

Thực tế, hoạt động của các doanh nghiệp vận tải biển trở nên nhộn nhịp hơn

với sự sôi động của thị trường xuất nhập khẩu.

Trong khi đó, hạ tầng cảng biển của Việt Nam ngày càng được phát triển,

mở rộng dư địa cho ngành có bước đột phá.

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ Công thương cho biết,

hoạt động logistics của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.

Việt Nam có 3 cảng biển lọt vào Top 50 cảng biển biển lớn nhất thế giới,

Cảng biển đón mùa xuất nhập khẩu cuối năm
Cảng biển đón mùa xuất nhập khẩu cuối năm

gồm cảng Hải Phòng, cảng TP.HCM và cảng Cái Mép.

Số lượng các kho bãi tăng lên đáng kể và được trang bị hiện đại, quy mô xử lý hàng hóa cao.

Về giá cước, từ tháng 7/2024 đến nay, giá cước vận tải biển có diễn biến điều chỉnh giảm, riêng tuyến đi châu Mỹ giảm 43%.

Giá cước giảm mạnh trong bối cảnh giá dầu giảm, nhưng vẫn đang ở mức cao so với giai đoạn trước đó.

Cụ thể, giá cước container 40 feet hiện thấp hơn 50% so với đỉnh điểm

trong đại dịch Covid-19 hồi tháng 9/2021,

nhưng cao hơn 250% so với mức giá bình quân năm 2019 (trước dịch).

Giai đoạn cuối năm 2024, nhu cầu tiêu dùng trên thế giới thường tăng cao,

kỳ vọng sẽ kéo theo nhu cầu vận chuyển bằng đường biển tăng lên.

Doanh nghiệp mạnh tay đầu tư đón sóng tăng trưởng

Hoạt động của các doanh nghiệp vận tải biển trở nên nhộn nhịp hơn với sự sôi động của thị trường xuất nhập khẩu.

Trong tháng 9/2024, Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (Hải An, mã HAH)

đã phê duyệt chủ trương đầu tư thêm tàu container đã qua sử dụng,

cỡ Panamax (3.500 – 5.000 TEU) để chuẩn bị cho việc mở rộng hoạt động.

Trước đó, tháng 7/2024, Hải An đã nhận tàu Opus –

tàu đóng mới cuối cùng trong dự án 4 tàu được nhận từ cuối năm 2023 đến nay.

Với 4 tàu được bổ sung, công suất đội tàu của Công ty tăng 45% so với đầu năm 2023.

Hiện tại, Hải An có 7 tàu cho thuê định hạn (chiếm 53% năng lực đội tàu),

trong 4 tàu mới có 2 tàu cho thuê (Anbien Sky và Opus) và 2 tàu tự khai thác (Alfa và Beta).

So với năm 2023 chỉ có tuyến từ cảng Hải Phòng

đi các cảng Hongkong, Nansha và Qinzhou thì năm 2024,

Công ty đã mở thêm tuyến từ các cảng tại TP.HCM, Đà Nẵng đi Nansha, Quinzhou,

cũng như tuyến nội địa từ cảng Nghi Sơn đi cảng Hải Phòng, TP.HCM, Cái Mép – Thị Vải.

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá, kết quả kinh doanh của Hải An có triển vọng tích cực,

với kỳ vọng giá cước vận tải container sẽ tăng trong những tháng cuối năm 2024 và

năm 2025 do khủng hoảng tại biển Đỏ kéo dài và việc đầu tư 4 tàu mới gần đây

hiệu quả hơn so với giai đoạn đầu tư tàu năm 2022,

trong khi hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng hồi phục.

Mảng cho thuê tàu định hạn cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện nhờ vào giá cước ký mới cao hơn.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Gemadept (mã GMD) duy trì được mức tăng trưởng sản lượng qua cảng.

Gemadept là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành khai thác cảng biển, logistics của Việt Nam, với sản lượng năm 2023 đạt hơn 3 triệu TEU.

Doanh nghiệp sở hữu chuỗi cảng tại cả 3 miền Bắc – Trung – Nam,

đa dạng loại hình từ cảng cạn đến cảng sông, cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu Gemalink có thể đón được tàu thế hệ Megaship lớn nhất hiện nay.

Gemalink 2 và Nam Đình Vũ 3 là các dự án cảng lớn đảm bảo tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn cho Gemadept. Gemalink 2 có công suất 1,5 triệu TEU và Nam Đình Vũ 3 có công suất 800.000 TEU đang được triển khai các thủ tục pháp lý và thu xếp vốn, dự kiến bắt đầu khai thác từ năm 2026.

Xem thêm:

Vận Chuyển Hàng Hóa Từ Cảng Hồ Chí Minh Đến Cảng Sitra
Vận chuyển hàng hóa từ cảng Hồ Chí Minh đến cảng Mina Salman

Rate this post