Công Ước Quốc Tế Về Vận Chuyển Đường Biển Bằng Container Năm 1972
Việt Nam đã là thành viên của Công ước quốc tế về mô tả hài hòa và mã hàng hóa (Công ước HS), Công ước đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan (còn gọi là Công ước Kyôtô sửa đổi). Tuy nhiên, vì chưa là thành viên của Công ước Hải quan về Công ten-nơ 1972 nên thông tin cập nhật về các hoạt động quốc tế liên quan đến việc quản lý nhà nước đối với loại hình công-te-nơ này còn nhiều điều phải bàn, thậm chí cần nội luật hóa bằng các văn bản dướii luật để Việt Nam có thể tiết kiệm được thời gian trong quá trình khẩn trương hội nhập quốc tế cũng như hiện đại hóa công tác quản lý của Hải quan.
Qua bài này, Vietship sẽ giới thiệu toàn văn công ước Hải quan về Containers để hỗ trợ các bạn trong quá trình làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
LỜI NÓI ĐẦU
CÁC BÊN THAM GIA,
MONG MUỐN phát triển và tạo thuận lợi cho việc chuyên chở quốc tế bằng công-ten-nơ, Đã đồng ý như sau:
CHƯƠNG I. TỔNG QUÁT
Điều 1
Cho các mục đích của Công ước này:
(a) Thuật ngữ “Thuế nhập khẩu” bao gồm thuế hải quan, các loại thuế, phí, lệ phí và các khoản phải thu khác thu được, hoặc có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá song không kể phí và các khoản phải trả hạn chế về số lượng của chi phí tương ứng cho các dịch vụ thực hiện;
(b)Thuật ngữ “Tạm quản” có nghĩa là tạm nhập khẩu, là đối tượng phải tái xuất, được miễn thuế nhập khẩu và không thuộc diện bị cấm hay hạn chế nhập khẩu.
(c)Thuật ngữ “công-ten-nơ” để chỉ một loại thiết bị vận tải (xe tải nâng, thùng chứa di chuyển được và các loại kết cấu tương tự) như:
(i) Được thiết kế đầy đủ hoặc từng phần tạo thành ngăn nhằm mục đích chứa hàng hoá;
(ii) Có tính chất thường xuyên, bảo đảm chắc chắn phù hợp để sử dụng nhiều lần;
(iii) Được thiết kế đặc biệt nhằm tạo thuận lợi chuyên chở hàng hoá, cho một hay nhiều phương thức vận tải, không phải xếp dỡ trung gian;
(iv) Được thiết kế để sẵn sàng đưa lên tàu, đặc biệt khi được chuyển từ phương thức vận tải này sang các phương thức khác;
(v) Được thiết kế để dễ xếp đầy và tiện dỡ ra hết;
(vi) Có dung tích bên trong từ một mét khối trở lên. Thuật ngữ “công-ten-nơ” bao gồm cả các phụ tùng, thiết bị của công-ten-nơ phù hợp với loại đó, với điều kiện là các phụ tùng, thiết bị đó được chuyên chở cùng công-ten-nơ. Thuật ngữ công-ten-nơ không bao gồm các xe cộ, phụ tùng và các đồ thay thế của xe cộ, hoặc bao bì đóng gói.
(d)Thuật ngữ “vận tải nội địa” là chuyên chở hàng hoá được xếp trong một quốc gia để dỡ tại một địa điểm khác trong lãnh thổ của quốc gia đó.
(e) Thuật ngữ “Cá nhân” có nghĩa bao gồm cả thể nhân và pháp nhân;
(f) Thuật ngữ “người khai thác” công-ten-nơ là cá nhân, có thể là chủ sở hữu hoặc không, có năng lực kiểm soát việc sử dụng công-ten-nơ đó.
Điều 2
Để đạt được các điều kiện thuận lợi qui định trong Công ước này, các công-ten-nơ sẽ được gắn nhãn hiệu theo cách mô tả trong Phụ lục I.
CHƯƠNG II. TẠM QUẢN
(a) Các điều kiện thuận lợi về tạm quản.
Điều 3.
- Theo các điều kiện hoàn cảnh được qui định trong các Điều từ 4 đến 9, các thành viên tham gia sẽ công nhận chế độ tạm quản công-ten-nơ, cho dù là công-ten-nơ có chứa hàng hoá hay không.
2.Mỗi nước thành viên sẽ bảo lưu quyền lợi của mình không công nhận việc tạm quản đối với các công-ten-nơ là đối tượng mua sắm, mua trả góp, thuê hay hợp đồng tương tự mà được cá nhân cư trú hoặc lập nghiệp trong lãnh thổ nước đó quyết định.
Điều 4.
1.Các công-ten-nơ được công nhận tạm quản sẽ phải tái xuất trong vòng 03 tháng kể từ ngày nhập khẩu. Tuy nhiên cơ quan Hải quan có thẩm quyền có thể cho phép kéo dài giai đoạn này.
2.Các công-ten-nơ được công nhận tạm quản có thể sẽ được tái xuất qua đơn vị Hải quan có thẩm quyền, thậm chí đơn vị đó khác với đơn vị công nhận tạm quản.
Điều 5.
1.Mặc dù thủ tục tái xuất đã được qui định trong Điều 4, khoản 1, song những công-ten-nơ bị hư hại nghiêm trọng sẽ không bị buộc tái xuất, với điều kiện là phù hợp với các qui định của nước sở tại và khi được ngành Hải quan của nước đó cho phép, công-ten-nơ sẽ:
(a) Phải chịu thuế nhập khẩu và các loại phải thu khác tại thời điểm và hoàn cảnh khi được xuất trình; hoặc
(b) Bị từ bỏ, miễn mọi khoản chi phí, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nước đó; hoặc
(c) Buộc tiêu huỷ, dưới sự giám sát của chính quyền, các bên liên quan chịu phí tổn, phụ tùng và vật liệu còn sót lại sẽ phải chịu thuế nhập khẩu và các loại phải thu khác tại thời điểm và hoàn cảnh khi được xuất trình.
- Nếu trong trường hợp bị bắt giữ, công-ten-nơ được công nhận tạm quản sẽ không được tái xuất, thủ tục tái xuất đã được qui định trong Điều 4, khoản 1 sẽ bị dừng lại theo thời gian bắt giữ.
(b) Thủ tục tạm quản
Điều 6
(Nếu) không có gì sai trái với các khoản của Điều 7 và Điều 8, công-ten-nơ tạm nhập theo các điều kiện được chấp nhận của Công ước này sẽ được công nhận tạm quản mà không phải xuất trình các giấy tờ hải quan hiện tại yêu cầu khi nhập khẩu và tái xuất và không phải cung cấp bản khai an ninh.
Điều 7
Mỗi thành viên tham gia có thể qui định rằng việc tạm quản công-ten-nơ sẽ là vấn đề tuân thủ toàn bộ hoặc một phần các điều khoản của thủ tục tạm quản công-ten-nơ, được trình bày trong Phụ lục 2.
Điều 8
Mỗi thành viên tham gia sẽ quay lại quyền của mình khi các khoản của Điều 6 không được áp dụng, để qui định cung cấp bản khai an ninh và/ hoặc xuất trình hồ sơ hải quan khi nhập khẩu hoặc tái xuất công-ten-nơ.
(c) Các điều kiện sử dụng công-ten-nơ đã được công nhận tạm quản
Điều 9
1.Các bên tham gia sẽ cho phép các công-ten-nơ đã được công nhận tạm quản theo các điều khoản của Công ước này được sử dụng để chuyên chở hàng hoá trong nội địa, trong trường hợp như vậy, mỗi bên tham gia sẽ được trao quyền áp đặt một hoặc nhiều điều kiện được nêu ra trong Phụ lục 3.
- Khả năng nêu tại khoản 1 trên sẽ được thừa nhận không có gì sai trái với các qui định có hiệu lực trong lãnh thổ của mỗi bên đối với xe cộ kéo hoặc chuyên chở công-ten-nơ.
(d) Những trường hợp đặc biệt
Điều 10
- Việc tạm quản sẽ được công nhận cả cho các cấu phần dự định để sửa chữa đối với các công-ten-nơ tạm nhập.
2.Theo qui định của nước sở tại và khi được ngành Hải quan của nước đó cho phép, phần phụ tùng thay thế mà không tái xuất sẽ:
(a)(a) Phải chịu thuế nhập khẩu và các loại phải thu khác tại thời điểm và hoàn cảnh khi được xuất trình; hoặc
(b) Bị từ bỏ, miễn mọi khoản chi phí, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nước đó; hoặc
(c) Buộc tiêu huỷ, dưới sự giám sát của chính quyền, các bên liên quan chịu phí tổn.
(3) Các khoản của Điều 6, 7 và 8 sẽ được áp dụng với những sửa đổi thích đáng về chi tiết đến việc tạm quản của các cấu phần đã nêu trong mục 1.
Điều 11
- Các bên tham gia đồng ý công nhận tạm quản đối với phụ tùng và thiết bị của các công-ten-nơ tạm nhập, những thứ đó hoặc được nhập khẩu cùng với công-ten-nơ để rồi tái xuất riêng lẻ, hoặc tái xuất cùng công-ten-nơ khác, hoặc được nhập khẩu riêng biệt để tái xuất với công-ten-nơ.
2.Các khoản của Điều 3, mục 2 và Điều 4,5,6,7 và 8 sẽ được áp dụng với những sửa đổi thích đáng về chi tiết đến việc tạm quản các phụ tùng và thiết bị của công-ten-nơ mà đã được nêu trong mục 1. Các phụ tùng và thiết bị đó có thể được sử dụng để vận chuyển nội địa theo các khoản của Điều 9, mục 1, khi được chuyên chở cùng công-ten-nơ thuộc các qui định tại mục kể trên.
CHƯƠNG III. PHÊ CHUẨN CÁC CÔNG-TEN-NƠ ĐỂ VẬN TẢI CÓ NIÊM PHONG HẢI QUAN
Điều 12
- Để có đủ điều kiện phê chuẩn cho việc vận tải hàng hoá có niêm phong hải quan, các công-ten-nơ phải tuân theo điều khoản của các qui định được trình bày tại Phụ lục 4.
2.Việc phê chuẩn sẽ được công nhận theo một trong những thủ tục qui định trong Phụ lục 5.
- Các công-ten-nơ đã được một bên tham gia phê chuẩn cho việc vận tải hàng hoá có niêm phong hải quan sẽ được các bên tham gia khác chấp nhận đối với bất kỳ hệ thống chuyên chở quốc tế nào có niêm phong như vậy.
- Mỗi bên tham gia sẽ bảo lưu quyền từ chối công nhận giá trị pháp lý của việc phê chuẩn các công-ten-nơ khi phát hiện thấy không đáp ứng các điều kiện đưa ra trong Phụ lục 4. Tuy nhiên, các bên tham gia sẽ tránh gây chậm trễ cho việc vận chuyển hàng hoá khi khiếm khuyết phát hiện được không quan trọng và không dính dáng gì đến rủi ro về buôn lậu.
- Trước khi được sử dụng lại để chuyên chở hàng hoá có niêm phong hải quan, bất kỳ một công-ten-nơ nào, khi việc phê chuẩn đã hết hiệu lực, sẽ phải, hoặc lập lại điều kiện đã chứng tỏ là được phê chuẩn hoặc đề nghị được phê chuẩn lại.
- Nơi khiếm khuyết xuất hiện, đã tồn tại khi công-ten-nơ đã được phê chuẩn thì cơ quan có thẩm quyền trách nhiệm phê chuẩn sẽ được thông báo.
- Nếu phát hiện thấy rằng các công-ten-nơ đã được chấp nhận để vận chuyển hàng hoá có niêm phong hải quan theo các thủ tục tại Phụ lục 5, tại các mục 1 (a) và (b) mà trong thực tế không tuân thủ các điều kiện kỹ thuật của Phụ lục 4, thì cơ quan đã chấp nhận việc phê chuẩn sẽ áp dụng các bước cần thiết buộc công-ten-nơ đó phải tuân thủ, đáp ứng các điều kiện kỹ thuật hoặc rút lại sự phê chuẩn.
CHƯƠNG IV. CÁC CHỦ GIẢI CHI TIẾT
Điều 13
Các chú giải chi tiết được trình bày trong Phụ lục 6 sẽ giải thích một số điều khoản của Công ước này và các Phụ lục của Công ước.
CHƯƠNG V. CÁC ĐIỀU KHOẢN HỖN HỢP
Điều 14
Công ước này sẽ không ngăn cản việc áp dụng thực hiện các điều kiện thuận lợi lớn hơn mà các bên tham gia thừa nhận hay mong muốn thừa nhận bởi các điều khoản đơn phương hoặc trong hiệu lực của các Hiệp định song phương hay đa phương với điều kiện là các điều kiện thuận lợi đó không ngăn cản việc áp dụng các điều khoản của Công ước này.
Điều 15
Bất kỳ vi phạm nào đối với các điều khoản của Công ước này, hay việc thay thế, tờ khai giả hoặc gây tác động dẫn tới cá nhân hay điều khoản của Công uớc không được thực hiện đúng, có thể bị qui là người có tội tại quốc gia mà hành vi vi phạm được thực hiện, và sẽ bị xử phạt theo qui định của pháp luật quốc gia đó.
Điều 16
Các bên tham gia sẽ thông tin với nhau, theo yêu cầu, về các thông báo cần thiết để thực hiện đầy đủ các điều khoản của Công ước này, và thông tin đặc biệt cụ thể hơn liên quan đến việc chấp nhận các công-ten-nơ và về các đặc trưng kỹ thuật thiết kế của công-ten-nơ.
Điều 17
Các Phụ lục của Công ước này và bản Hiệp định ký kết là một bộ phận không tách rời của Công ước.
CHƯƠNG VI. CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 18
Ký kết, thông qua, chấp nhận, phê chuẩn và gia nhập
- Công ước này được mở để ký kết cho đến ngày 15 tháng Giêng năm 1973 tại Văn phòng của Liên Hợp Quốc ở Giơ-ne-vơ rồi sau đó từ Mùng 1 tháng Hai năm 1973 đến 31 tháng 12 năm 1973 kể cả tại trụ sở của Liên Hợp Quốc ở Niu-ooc do tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc hay của những cơ quan chuyên biệt hoặc của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế hay các thành viên của Đạo luật toà án quốc tế, và do bất kỳ một quốc gia nào được Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc mời trở thành thành viên của Công ước này, ký kết.
- Công ước này là đối tượng để các quốc gia đã ký kết xem xét việc thông qua, chấp nhận hoặc phê chuẩn.
- Công ước này vẫn để mở cho các quốc gia nói tại mục 1 gia nhập.
4.Các văn kiện thông qua, chấp nhận, phê chuẩn và gia nhập sẽ được ký thác cho Tổng Thư Ký của Liên Hợp Quốc giữ.
Điều 19
Bắt đầu có hiệu lực.
- Công ước này bắt đầu có hiệu lực sau chín tháng kể từ ngày bộ văn kiện thứ 5 về thông qua, chấp nhận, phê chuẩn hay gia nhập được ký thác.
2.Với mỗi quốc gia khi thông qua, chấp nhận, phê chuẩn hay gia nhập Công ước này mà bộ văn kiện thứ 5 về thông qua, chấp nhận, phê chuẩn hay gia nhập đã được ký thác thì Công ước này sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày quốc gia đó ký thác văn kiện thông qua, chấp nhận, phê chuẩn hay gia nhập.
3.Bất kỳ văn kiện nào về thông qua, chấp nhận, phê chuẩn hay gia nhập được ký thác sau khi phần sửa đổi của Công ước này đã có hiệu lực thì được xem là áp dụng Công ước như đã sửa đổi.
4.Văn kiện đã ký thác như trên sau khi việc sửa đổi đã được chấp nhận nhưng lại trước thời điểm có hiệu lực thì được xem là áp dụng Công ước như sửa đổi vào ngày tháng mà việc sửa đổi đó có hiệu lực.
Điều 20
Chấm dứt việc thực hiện Công ước Hải quan về Công-ten-nơ năm 1956.
- Khi bắt đầu có hiệu lực, Công ước này, liên quan đến các thành viên của Công ước, sẽ chấm dứt và thay thế Công ước Hải quan về Công-ten-nơ,được mở để ký kết tại Giơ-ne-vơ ngày 18 tháng 5 năm 1956.
2.Tuy nhiên các khoản của Điều 12, mục 1,2 và 4, các công-ten-nơ đã được chấp nhận theo các điều khoản của Công ước Hải quan về Công-ten-nơ năm (1956 ) hoặc theo các Hiệp định phát sinh từ đó đã được ký kết dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc sẽ được bất cứ thành viên nào tham gia chấp nhận để vận chuyển hàng hoá có niêm phong hải quan, miễn là tiếp tục tuân thủ các điều kiện liên quan, theo đó các công-ten-nơ đã được chấp nhận ngay từ đầu. Vì mục đích này, các giấy chứng nhận phê chuẩn đã được cấp theo các điều khoản của Công ước Hải quan về Công-ten-nơ năm (1956) có thể được thay thế bằng bản kim loại trước khi hết giá trị hiệu lực.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
Điện thoại: 08-69029161 (8g – 18g từ T2-T7)
Hotline: 0936-257-997 (phục vụ 24/24)