Vietship là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ logistics, vận tải giao nhận quốc tế, với hệ thống đại lý toàn cầu, chuyên nghiệp. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp dịch vụ thu gom, consol hàng lẻ, hàng LCL đường biển chuyên tuyến xuất nhập khẩu. Dịch vụ của chúng tôi luôn được đánh giá về chất lượng, mức độ uy tín, hiệu quả và chính xác cao.
Chi Phí Logistics Tại Việt Nam
Chi phí logistics thực sự là gì? Khoản chi phí này thường bao gồm 3 loại phí: chi phí vận tải, chi phí cơ hội vốn và chi phí bảo quản hàng hóa. Trong đó, chi phí vận tải là lớn nhất. Quản trị mức chi phí bỏ ra cho việc lưu thông hàng hóa tốt giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh và vươn lên trở thành một trong các công ty logistics hàng đầu Việt Nam.
Xét về cơ bản, mức giá của sản phẩm hay dịch vụ được bán ra thị trường phải đảm bảo lớn hơn tổng của giá vốn, chi phí cho marketing và 3 loại chi phí được kể ra ở trên cộng lại.
Các Loại Phí Cho Logistics
Chi phí cho logistics tại Việt Nam cơ bản gồm có 3 loại sau:
1.Chi phí vận tải
Tất cả các chi phí dành cho việc lưu thông và phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ. Đây là mức chi phí “khủng” nhất mà bất kỳ món hàng nào bạn mua cũng phải gánh lấy. Mặc cho những nỗ lực của ngành vận tải nhằm làm giảm giá cước vận chuyển đường biển hay bằng bằng các phương thức khác mức phí vẫn không ngừng leo thang do sự biến động giá của nhiên liệu.
2.Chi phí cơ hội vốn
Là suất sinh lời tối thiểu mà công ty nhận được khi không đầu tư vốn cho hàng tồn trữ mà dùng cho một hoạt động khác.
Trước đây khi quy trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa còn đơn giản, quy mô nhỏ, mức lãi vay của Ngân hàng thấp các doanh nghiệp thường bỏ qua chi phí này. Nhưng hiện nay, sự mở rộng quy mô hoạt động, lượng sản phẩm tạo ra lớn và mức lãi vay bị đẩy lên cao, mức chi phí này trở thành vấn đề đáng quan tâm.
3.Chi phí bảo quản hàng hóa
Là các khoản chi cho công tác thuê mướn kho bãi, bảo quản hàng hóa, xuất nhập hàng ra vào kho, bù lỗ cho hàng hóa bị hư hỏng và cả chi phí bảo hiểm cho hàng hóa đặc biệt.
Chi Phí Logistics Tại Việt Nam Cao Gấp Đôi Thế Giới?
Chỉ số chi phí logistics sẽ phản ánh sức mạnh thương mại của một quốc gia. Ví dụ, chi phí logistics tại Việt Nam tính trên tổng mức thu nhập quốc nội (GDP) từ 25-30%, cao gần gấp 3 lần so với các quốc gia khác như Mỹ (9-10%), các nước châu Âu (12%) và mức trung bình của thế giới là 15%.
Đã đến lúc chúng ta cần phải nghiêm túc nghiên cứu thực trạng và nhận thức được vai trò của logistics thương mại, tránh những tổn thất lớn về kinh tế. Nếu không nhanh chóng áp dụng các biện pháp giảm bớt những khoản chi phí này, ngành logistics tại Việt Nam sẽ hoàn toàn không có năng lực cạnh tranh trong thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay. Vậy tại sao mức chi phí logistics tại nước ta lại cao đến như vậy?.
Nguyên Nhân
Theo thống kế mới nhất từ Hiệp hội Logistics Việt Nam (VIL), hiện nay nước ta có hơn 1.300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, trong đó chỉ có khoảng 25 doanh nghiệp vốn nước ngoài. Nhưng 25 doanh nghiệp này đang chiếm tới 80% thị trường logistics Việt Nam. Đây là các tên tuổi lớn như Maerks Logistics, NYK Logistics, DHL, UPS v.v…
Vậy đâu là nguyên nhân khiến các công ty logistics Việt Nam đuối sức trong cuộc đua giành thị phần này?
- Các công ty tiếp vận chưa ý thức được vai trò của logistics trong toàn chuỗi cung ứng. Bộ phận quản trị logistics thường được hết hợp vào các phòng ban hành chính khác khiến việc quản lý chi phí logistics rời rạc, chưa liên kết chặt chẽ. Bên cạnh đó, hàng hóa để tới tay người dùng phải đi qua quá nhiều khâu trung gian, và các bên đều cố gắng trục lợi cho chính mình. Chi phí cho các khâu trung gian này làm đội cước phí vận tải lên cao chóng mặt.
- Hoạt động không chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen thuê các công ty logistics 3PL ở bên ngoài mà thường tự mình đảm nhận việc vận chuyển. Khi doanh nghiệp tự làm đồng nghĩa với việc đầu tư nguồn vốn khổng lồ để xây dựng kho hàng, thiết bị và phương tiện vận tải. Giải pháp thuê công ty 3PL ở ngoài sẽ hiệu quả và giảm chi phí logistics rất nhiều.
- Hạ tầng cơ sở còn yếu kém, chất lượng mạng lưới giao thông không đồng bộ, nhanh xuống cấp và không được quan tâm đúng mức. Các cảng biển cũng không đủ tiêu chuển để đón tiếp các tàu có tải trọng lớn cập cảng.
- Chưa phổ biến vận tải đa phương thức.
Nắm Bắt Cơ Hội
Hiệp định thương mại TPP mới được ký kết gần đây cùng với nhiều hiệp định thương mại sắp tới đang đàm phán sẽ làm gia tăng cơ hội cho các công ty tiếp vận Việt Nam. Do đó, để nắm bắt cơ hội này, và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các công ty tiếp vận cần phải hướng tới giảm chi phí logistics xuống mức tối thiểu.
Những giải pháp cơ bản để giảm mức cước phí vận tải các công ty logistics có thể quan tâm là:
- Thu hút nhân tài, và giữ họ: Vấn đề nguồn lực con người là điểm trọng yếu trong bất kỳ lĩnh vực nào. Một nhân viên nghề logistics giỏi, có kiến thức vế việc quản lý từng khâu trong toàn chuỗi cung ứng, kiểm soát tốt nguồn cung và cầu hàng hóa sẽ khiến doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả.
- Nhận thức rõ sở trường và sở đoản của mình để phản ứng linh hoạt trước mọi tình huống.
- Luôn tìm cách tự hoàn thiện mình, năng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, giảm mức giá thành và mang lại dịch vụ tốt nhất đến các khách hàng của mình.
- Nhà nước hỗ trợ quy hoạch phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất đồng thời nới lỏng các chính sách công và tạo môi trường luật định tốt nhằm hiện đại hóa ngành vận tải nước nhà và làm giảm chi phí logistics tại Việt Nam xuống mức 15% trên tổng GDP quốc gia.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ
- Điện thoại: 08-69029161 (8g – 18g từ T2-T7)
- Hotline: 0936-257-997 (phục vụ 24/24)