Các Loại Bảo Hiểm Trong Vận Tải Đường Biển

Các Loại Bảo Hiểm Trong Vận Tải Đường Biển

Các Loại Bảo Hiểm Trong Vận Tải Đường Biển

I, Bảo hiểm trong vận tải đường biển là gì?

Bảo hiểm vận tải đường biển, hay bảo hiểm hàng hải, là một loại bảo hiểm phi nhân thọ

được thiết kế để hỗ trợ và giảm thiểu các rủi ro phát sinh trên biển, sông,

hoặc các rủi ro trên bộ liên quan đến quá trình vận chuyển bằng tàu, thuyền.

Bảo hiểm này nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Với tính thiết thực cao, bảo hiểm vận tải đường biển là một trong những loại

bảo hiểm mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn tham gia.

II, Sự cần thiết của bảo hiểm trong vận tải đường biển

Quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bằng tàu thuyền phải đối mặt

với nhiều yếu tố khách quan khó lường trước như thiên tai và các tai nạn bất ngờ

trên biển, bao gồm mắc cạn, hỏng tàu, chìm tàu, và cướp biển.

Tổng hợp] Mọi điều cần biết về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Hơn nữa, quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa phải đi qua biên giới của một hoặc

nhiều quốc gia, và các đơn vị xuất nhập khẩu thường không trực tiếp áp tải

hàng hóa mà thuê các đơn vị vận chuyển. Thông thường, theo hợp đồng,

đơn vị vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm cho một số tổn thất của hàng hóa

trong giới hạn nhất định, không bao gồm tất cả các rủi ro có thể xảy ra

trong quá trình vận chuyển.

 

Vì vậy, việc doanh nghiệp tham gia bảo hiểm hàng hải là một biện pháp

hợp lý nhằm giảm thiểu các rủi ro và thiệt hại không đáng có.

III, Phân loại các rủi ro trong vận tải đường biển

Việc xác định và phân loại các rủi ro có được bảo hiểm hay không có vai trò

rất quan trọng, vì chỉ những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là rủi ro

được bảo hiểm gây ra thì mới được bồi thường. Có thể phân loại như sau:

Những rủi ro thông thường được bảo hiểm: Đây là các rủi ro mang tính

ngẫu nhiên và bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn của người được bảo hiểm,

chẳng hạn như: Thiên tai, tai nạn trên biển (tàu mắc cạn, bị đâm thủng, va chạm,

đắm chìm, cháy nổ, lật tàu, mất tích…), các tai nạn bất ngờ khác như:

Hàng hoá bị vỡ, hấp hơi, thiếu hụt, mất trộm, không được giao hàng…

 

Những rủi ro bảo hiểm riêng: Đây là các rủi ro mà nếu doanh nghiệp muốn

được bảo hiểm thì phải thỏa thuận riêng, không được bồi thường theo các

điều kiện bảo hiểm gốc. Ví dụ như: Rủi ro do chiến tranh, biểu tình – đình công, khủng bố (kèm theo điều kiện riêng).

 

Những rủi ro không được bảo hiểm: Đây là các rủi ro mà đơn vị bảo hiểm

không nhận bảo hiểm và không bồi thường trong mọi trường hợp.

Đó là những rủi ro chắc chắn xảy ra do bản chất của hàng hoá, do lỗi xuất phát

chủ quan của người được bảo hiểm, do sự chậm trễ, hoặc những rủi ro mang

tính thảm họa vượt ra khỏi tầm kiểm soát của con người về quy mô, mức độ và hậu quả mà nó để lại.

 

Điều kiện để được các công ty bảo hiểm chi trả khoản phí bồi thường bảo hiểm

hàng hóa trong vận tải đường biển như sau:

Hàng hóa bị mất do sự cố khiến tàu, thuyền hay các phương tiện vận chuyển bị mất tích.

Tàu, thuyền vận chuyển hàng hóa bị mắc cạn, cháy nổ, va chạm với các

phương tiện vận tải khác trên biển khác dẫn đến thủng, hư hỏng thuyền, đắm thuyền.

Không cẩn trong quá trình bốc dỡ hàng hóa ra khỏi tàu (ném hàng) dẫn đến hư hỏng, tổn thất.

Cảng bốc dỡ hàng hóa gặp nạn, hoặc đang xảy ra chiến tranh.

Một số rủi ro đặc biệt: Hàng không giao, giao thiếu hàng do bị mất cắp hoặc bị cướp.

Tổn thất chung và các chi phí liên quan (chi phí cứu nạn, chi phí giám định, chi phí khiếu nại tố tụng…)

IV, Các loại bảo hiểm trong vận tải đường biển

Có hai loại hợp đồng bảo hiểm trong vận tải đường biển:

1, Hợp đồng bảo hiểm chuyến

Là hợp đồng bảo hiểm thường áp dụng cho những lô hàng nhỏ, lẻ tẻ,

không có kế hoạch vận chuyển nhiều trong thời gian tới.

Có thể là: Hợp đồng hành trình, hợp đồng thời gian,

hợp đồng hỗn hợp, hợp đồng định giá hoặc hợp đồng không định giá.

Là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng được vận chuyển từ

địa điểm này sang địa điểm khác được ghi cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm.

Và đơn vị bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho hàng hóa trong phạm vi một chuyến.

2, Hợp đồng bảo hiểm mở

Là hợp đồng bảo hiểm thường áp dụng cho lô hàng có khối lượng

vận chuyển lớn, trong nhiều chuyến tiếp theo ở một thời gian

nhất định (thường là một năm) hoặc không giới hạn về thời gian.

Tất cả các chuyến hàng thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm

bao đều được bảo hiểm một cách tự động và phí bảo hiểm sẽ được trả

theo chứng từ trong khoảng thời gian đã thỏa thuận (thường thanh toán theo tháng).

Rate this post