Là chứng từ không thể thiếu trong xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì còn rất nhiều chứng nhận khác được sử dụng phổ biến trong xuất nhập khẩu. Vậy bạn đã biết được những giấy tờ chứng nhận nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được chúng tôi bật mí các loại chứng nhận trong xuất nhập khẩu có thể bạn chưa biết nhé!
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin (C/O) là chứng từ do Phòng thương mại của nước xuất khẩu/Cơ quan có thẩm quyền/Nhà xuất khẩu cấp nhằm mục đích xác định nơi sản xuất/nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Mục đích chính của việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là chứng minh hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu giữa 2 nước xuất khẩu và nhập khẩu. Cụ thể thì:
Nội dung của C/O bao gồm các thông tin chính như:
Một số mẫu giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
Bộ Công thương là nơi có quyền cấp C/O hiện nay. Ngoài ra Bộ Công thương còn ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan sẽ được cấp một số loại C/O nhất định, cụ thể thì:
Chứng nhận chất lượng hàng hóa – Certificate of Quality (C/Q) là chứng từ do người bán/người sản xuất hoặc cơ quan chuyên môn/Công ty giám định cấp nhằm kiểm tra xem chất lượng của hàng hóa có phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế không.
Mục đích của việc cấp C/Q là chứng minh sản phẩm, hàng hóa đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn chất lượng đã được đề ra. Tuy không phải là giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ hải quan nhưng giấy chứng nhận chất lượng lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó nó giúp cho việc thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Đồng thời tăng tỷ lệ tin tưởng của đối tác, khách hàng về chất lượng các sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp.
Có hai cơ quan cấp C/Q hiện nay là:
Thời gian để được cấp giấy kiểm định chất lượng hàng hóa là trong vòng từ 3-5 ngày làm việc. Đặc biệt đối với các nhóm thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung thì thời gian là khoảng 20 ngày làm việc.
Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận hàng hóa, sản phẩm đạt chuẩn là hoạt động tự nguyện. Tuy nhiên trong một số trường hợp nó sẽ là bắt buộc nếu như khách hàng yêu cầu. Tại Việt Nam, giấy chứng nhận hợp chuẩn hàng hóa được ký hiệu là TCVN.
Việc công bố phù hợp sản phẩm, hàng hóa có đạt tiêu chuẩn hay không dựa vào kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện. Hoặc cũng có thể dựa vào kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
Đối tượng cần làm giấy chứng nhận hợp chuẩn là tất cả sản phẩm/hàng hóa thuộc nhóm 1 được quy định trong Nghị định 74/2018/NĐ-CP. Theo đó đây là nhóm những sản phẩm/ hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn trong quá trình sản xuất, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển và sử dụng.
Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 22/9/2011 đã tạo cơ hội lớn cho hàng hóa, sản phẩm trong nước vươn ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những cơ hội đó cũng như mang sản phẩm của Việt Nam tới thị trường nhiều nước hơn thì doanh nghiệp Việt cần liên tục cải tiến sản xuất. Ngoài ra cần đảm bảo sản phẩm, dịch vụ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế nhằm đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng của nhiều thị trường trên thế giới. Và lúc này việc hàng hóa, sản phẩm được chứng nhận hợp chuẩn là điều vô cùng quan trọng. Cụ thể thì dưới đây là một số lợi ích là loại giấy chứng nhận này mang lại:
Đăng ký hồ sơ công bố hàng hóa, sản phẩm hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cá nhân, tổ chức sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.
Chứng nhận hợp quy là việc đánh giá các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp để xem liệu sản phẩm, hàng hóa đó có phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hay không. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Quy chuẩn dùng để chứng nhận sản phẩm hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Tại Việt Nam, chứng nhận hợp quy được ký hiệu là QCVN.
Đảm bảo hàng hóa, sản phẩm có giấy chứng nhận hợp quy mang lại một số lợi ích như:
Nếu doanh nghiệp đang sản xuất hoặc kinh doanh các sản phẩm thuộc nhóm 2 – Nhóm sản phẩm/hàng hóa có khả năng gây mất an toàn mặc dù được sử dụng hợp lý, đúng mục đích. Thay vì chứng nhận hợp chuẩn, doanh nghiệp bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy để có thể lưu thông hàng hóa, sản phẩm đó trên thị trường.
Ngoài những mẫu giấy chứng nhận được bật mí ở trên thì dưới đây còn một số chứng nhận khác cũng được sử dụng phổ biến trong xuất nhập khẩu hiện nay:
Trên đây là tổng hợp một số giấy chứng nhận trong xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay mà Vietship muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về các loại giấy tờ chứng nhận mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!
Đọc thêm:
Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!