Các phụ phí có thể xuất hiện trong vận tải biển
Thế nào là Phụ phí vận tải biển?
Phụ phí cước biển là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu hay của công hội. Mục đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó (như giá nhiên liệu thay đổi, bùng phát chiến tranh…). Các phụ phí này thường thay đổi, và trong một số trường hợp, các thông báo phụ phí mới hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng trong thời gian rất ngắn trước khi áp dụng.
Các loại Phụ phí thường gặp trong vận tải đường biển
-
- Phí handling (handling fee)
- Phí chứng từ (Documentation fee): Khi shipper hay consignee nhờ forwarder làm giùm cái packing list, commercial invoice hay cái sales contract…
- Phí C/O (Certificate of Origin fee)
- Phí D/O (Delivery Order fee): phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến hãng tàu/forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho hải quan/kho/bãi thì mới lấy được hàng. Các hãng tàu/forwarder issue một cái D/O và thế là họ thu phí D/O.
- Phí AMS (Advanced Manifest System fee): khoảng $25/BL. Cái là là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến Mỹ.
- Phí B/L (Bill of Lading fee); phí AWB (Airway Bill fee); phí Documentation fee: tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các công ty vận tải phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hành vận tải bằng đường không) và khi phát hành mấy cái này thì các công ty đó thu cái phí phát hành đó….
- Phí CFS (Container Freight Station fee): Mỗi khi có một lô hàng lẻ nhập khẩu thì các công ty g.iao nhận / forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho… và họ thu phí CFS
- Phí chỉnh sửa B/L (Amendment fee): khi phát hành một bộ B/L cho shipper, sau khi shipper lấy về hoặc do một nguyên nhân nào đó cần chỉnh sử một số chi tiết trên B/L và yêu cầu hãng tàu, forwarder chỉnh sửa thì họ có quyền thu phí chỉnh sửa.
- Phí chạy điện (áp dụng cho hàng lạnh, chạy container lạnh tại cảng): phải cắm điện vào container để cho máy lạnh của container chạy và giữ nhiệt độ cho hàng lạnh.
- Phí DHL (NH nghĩ nó là phí courier fee): phí chuyển phát nhanh bằng DHL hay FedEx hay UPS.
- Thu hộ cước hàng nhập IFB: Là việc cước phí vận chuyển lẽ ra phải trả tại nước XK bởi người XK, nhưng do một lý do nào đó (do điều kiện giao hàng chẳng hạn, do thỏa thuận giữa exporter và importer chẳng hạn) mà phí này được trả bởi importer tại nơi đến. Các forwarder tại nơi đến có nghĩa vụ thu giùm các đại lý của họ ở nước ngoài cước phí vận tải và trả lại cho các đại lý đó….
- CIC (Container Imbalance Charge – CIS): Container Imbalance Surcharge: Phí cân bằng container
- Phí handling (handling fee)