Công văn số 1738/QLCL-CL1 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1738/QLCL-CL1
V/v trả lời kiến nghị về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, ATTP

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2015

 

Kính gửi: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) có ý kiến về các kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) liên quan tới lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu tại văn bản số 86/2015/CV-VASEP ngày 05/6/2015 như sau:

  1. Về kiến nghị “bãi bỏ quy định chỉ cấp chứng nhận ATTP (H/C) vào EU đối với lô hàng có nguồn gốc nguyên liệu hải sản nhập khẩu từ tàu khai thác/cơ sở sơ chế có EU code hoặc được kiểm tra, chứng nhận bởi Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu đáp ứng yêu cầu tương đương với EU”:

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật An toàn thực phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu là phải “phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu”. Do đó, lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU phải đáp ứng quy định của EU.

– Theo quy định của EU (Điểm a, khoản 2, Điều 12 Quy định số (EC) 854/2004 ngày 29/4/2004): “Cơ sở sản xuất sản phẩm có nguồn gốc động vật trong danh sách xuất khẩu vào EU (bao gồm cả cơ sở xử lý nguyên liệu cung cấp cho cơ sở này) phải được cơ quan thẩm quyền bảo đảm/chứng nhận phù hợp với các quy định liên quan của Cộng đồng EU hoặc các yêu cầu tương đương với các quy định của Cộng đồng EU”.

– Trong báo cáo kết quả thanh tra tại Việt Nam (Mục 5.2 trong báo cáo số DG(SANCO) 2009-8056-MR FINAL và Mục 5.6.4 trong báo cáo số DG(SANCO) 2014-7147-MR FINAL), cơ quan thẩm quyền EU đã khuyến cáo cơ quan thẩm quyền Việt Nam (NAFIQAD) về việc yêu cầu nguyên liệu nhập khẩu (để chế biến xuất khẩu vào EU) phải được chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào EU.

– Theo Quyết định số 1999/813/EC ngày 16/11/1999, EU đã công nhận NAFIQAD là cơ quan thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào EU theo mẫu quy định. Mẫu chứng nhận an toàn thực phẩm cho thủy sản xuất khẩu vào EU (theo quy định số 1012/2012 ngày 05/11/2012 của Ủy ban Châu Âu) có nội dung: “được đánh bắt, xử lý trên tàu, đưa lên đất liền và xử lý chế biến, cấp đông, rã đông trong điều kiện vệ sinh phù hợp với quy định tại Phần VIII, Chương I tới IV của Phụ lục III của Quy định (EC) 853/2004”;

– Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, nhiều nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam như Malaysia, Đài Loan,… cũng yêu cầu lô hàng thủy sản xuất khẩu vào các nước này để chế biến, xuất khẩu vào EU phải được sản xuất tại các cơ sở được EU công nhận. Cụ thể:

+ Ngày 02/6/2009, Cơ quan Quản lý Chất lượng và An toàn thực phẩm Liên bang Malaysia đã có văn bản số (6)dlm.KKM-163/I/133 thông báo các lô hàng thủy sản (bao gồm nguyên liệu và bán thành phẩm) nhập khẩu vào Liên bang Malaysia làm nguyên liệu chế biến tái xuất vào EU phải đáp ứng các yêu cầu sau: Các lô hàng thủy sản trên phải được sản xuất tại các cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam có tên trong danh sách được EU công nhận; đồng thời phải áp dụng mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tương tự như mẫu giấy theo quy định của EU.

+ Ngày 18/5/2015, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đã có công thư số 15081PG/KT đề nghị NAFIQAD khi kiểm tra, chứng nhận cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Đài Loan (để chế biến, xuất khẩu vào EU) phải được sản xuất tại cơ sở trong danh sách được EU công nhận và công bố trên trang web chính thức của cơ quan thẩm quyền EU.

Do vậy, việc yêu cầu lô hàng thủy sản nhập khẩu (kể cả nhập khẩu từ tàu cá) vào Việt Nam làm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu vào EU phải từ tàu chế biến/cơ sở sơ chế có code EU hoặc được cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu chứng nhận đáp ứng yêu cầu tương đương với EU là hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành của Việt Nam và EU. Ý kiến của VASEP cho rằng Việt Nam và EU không có quy định về việc này là không chính xác.

  1. Về kiến nghị “sửa đổi Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT – cho quy định về tỷ lệ lấy mẫu”, cụ thể:
  2. Đề nghị “lấy lô hàng xuất khẩu làm căn cứ tính toán thay vì lô sản xuất làm gia tăng chi phí từ 1.2 đến 1.5 lần và “giảm tỉ lệ % lấy mẫu”:

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật An toàn thực phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu là phải “phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu”. Hiện tại, có 45 trên tổng số hơn 120 nước nhập khẩu có quy định doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào nước họ phải được cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm của Việt Nam chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và lấy mẫu thẩm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dự kiến xuất khẩu vào thị trường tương ứng. Do vậy, việc lấy mẫu thẩm tra là yêu cầu của 45 trên tổng số hơn 120 nước nhập khẩu mà Việt Nam phải tuân thủ. Theo thông lệ quốc tế và quy định của các nước nhập khẩu, việc lấy mẫu thẩm tra nhằm mục đích kiểm chứng quá trình sản xuất có thực sự đảm bảo an toàn thực phẩm hay không, do vậy, mẫu thẩm tra được lấy trong quá trình sản xuất chứ không lấy mẫu từ lô hàng xuất khẩu. Hơn nữa, việc lấy mẫu thẩm tra lô hàng sản xuất sẽ giúp cấp giấy chứng nhận cho lô hàng xuất khẩu ngay trong ngày doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu thay vì phải đợi kết quả kiểm nghiệm mẫu nhiều khi lên đến 5 ngày.

– Theo thông lệ quốc tế, tỉ lệ lấy mẫu thẩm tra được xác định tùy thuộc vào 04 tiêu chí: phân loại điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất; mức độ rủi ro an toàn thực phẩm của sản phẩm; công suất, quy mô cơ sở sản xuất và tỉ lệ lô hàng thủy sản vi phạm an toàn thực phẩm của Việt Nam và nước nhập khẩu. Quy định về tỉ lệ lấy mẫu thẩm tra trong Thông tư 48 đáp ứng hoàn toàn 04 tiêu chí nói trên và nhẹ hơn quy định hiện hành của Hoa Kỳ, Canada (Chi tiết tại mục 5, Phụ lục kèm theo). Tại thời điểm hiện nay, tỉ lệ lô hàng thủy sản Việt Nam bị Cơ quan thẩm quyền Việt Nam và nước ngoài cảnh báo chưa có cải thiện so với năm trước, cụ thể: Trong năm 2014 Việt Nam có 136 lô hàng thủy sản xuất khẩu bị cơ quan thẩm quyền các nước cảnh báo vi phạm an toàn thực phẩm, so với 124 lô trong năm 2013; kết quả thẩm tra, kiểm tra chứng nhận lô hàng thủy sản xuất khẩu của các Trung tâm vùng thuộc Cục cũng cho thấy tỷ lệ vi phạm trong năm 2014 là 1.56%, tăng so với năm 2013 (1.14%). Do vậy, hiện tại chưa có đủ căn cứ để xem xét giảm tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra theo quy định tại Thông tư 48.

– Kết quả kiểm tra thực tế của NAFIQAD từ thời điểm Thông tư 48 có hiệu lực (ngày 26/12/2013) tới thời điểm 15/6/2015 cho thấy: Số mẫu do NAFIQAD kiểm nghiệm theo Thông tư 48 đối với các cơ sở trong danh sách ưu tiên đã giảm 30% so với Thông tư 55 trước đây, không phải là tăng 1.2-1.5 lần như ý kiến của VASEP.

  1. Đề nghị: “có hướng dẫn/quy định kịp thời về chứng nhận tương đương VietGAP”:

Sau khi Thông tư 48 có hiệu lực, NAFIQAD đã có văn bản số 231/QLCL-CL1 ngày 18/02/2014 gửi Tổng cục Thủy sản đề nghị hướng dẫn, quy định về các hệ thống chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (như Global GAP, BAP, ASC,…) được coi là tương đương với VietGAP. Theo trả lời của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 54/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2014 quy định về công nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác được coi là tương đương với VietGAP để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

  1. Đề nghị “phải có cơ chế để thẩm tra và đánh giá công nhận việc duy trì điều kiện đảm bảo ATTP cơ sở sản xuất của DN, từ đó công nhận hệ thống giám sát của DN; giảm bớt kiểm tra, chỉ tập trung kiểm tra những doanh nghiệp chưa tốt, những khâu làm chưa tốt để khuyến khích DN phấn đấu đạt được ở mức độ cao hơn”:

Chế độ kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở cũng như tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra trong Thông tư 48 đã thể hiện theo đúng nội dung VASEP đề nghị, cụ thể:

– Tần suất kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở xếp hạng 1 (rất tốt) và hạng 2 (tốt) là 1 lần trong năm; của cơ sở xếp hạng 3 là 1 lần trong 6 tháng; của cơ sở xếp hạng 4 là 1 lần trong 3 tháng.

– Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra nêu trên cũng đã theo hướng công nhận và khuyến khích các doanh nghiệp làm tốt, thể hiện ở chỗ: Cơ sở xếp hạng đặc biệt chỉ phải lấy mẫu thẩm tra 2-5%, cơ sở hạng 1 lấy mẫu thẩm tra 10-15%, cơ sở hạng 2 lấy mẫu thẩm tra 20-25%.

  1. Về kiến nghị: “Sửa Thông tư 48/2013 – cho quy định/thủ tục về đánh giá xếp hạng nhà máy”, cụ thể:
  2. Đề nghị “sửa đổi, điều chỉnh khung lỗi trong bảng đánh giá (checklist) cho phù hợp, theo hướng đảm bảo các cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học”’.

Biểu mẫu đánh giá (checklist) tại Thông tư 48 được xây dựng căn cứ theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN). Khi xây dựng biểu mẫu đánh giá nêu trên, NAFIQAD cũng đã tham khảo hướng dẫn đánh giá của EU, Canada, Hoa Kỳ và Thái Lan, theo đó, biểu mẫu đánh giá phân loại điều kiện bảo đảm ATTP được xây dựng theo 4 mức lỗi (Nhẹ – Mi, Nặng – Ma, Nghiêm trọng – Se, Tới hạn – Cr) và phân thành 4 mức xếp loại (Hạng 1, 2, 3, 4). Do vậy, cách đánh giá xếp loại này hoàn toàn có cơ sở pháp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế, đã tương đồng và nhẹ hơn so với Thái Lan. EU,… nên hoàn toàn đáp ứng kiến nghị nêu trên của VASEP.

  1. Đề nghị “sửa đổi, điều chỉnh cấu trúc xếp hạng cơ sở chế biến theo hướng khuyến khích các DN làm tốt hơn trong hoạt động kiểm soát ATTP của nhà máy. Quy định về đánh giá xếp loại đảm bảo là để có cái mốc, có tính định hướng và mang tính chất cảnh báo để DN tuân thủ và cải thiện, thúc đẩy DN phấn đấu nâng cao năng lực và hướng tới mục tiêu ngày càng hoàn thiện hơn”:

Cấu trúc xếp hạng cơ sở trong Thông tư 48 bao gồm 4 mức: Hạng 1 (rất tốt), hạng 2 (tốt), hạng 3 (đạt), hạng 4 (không đạt). Cấu trúc xếp hạng này đã rõ ràng và có tính định hướng các cơ sở phấn đấu đạt hạng 1, hạng 2.

Trong biểu mẫu kiểm tra, đánh giá của Thông tư 48 đã có nội dung về các sai lỗi còn tồn tại của các cơ sở, đồng thời có ghi thời hạn khắc phục. Như vậy, đã bảo đảm mốc và định hướng để doanh nghiệp cải thiện, khắc phục sai lỗi để ngày càng hoàn thiện hơn.

  1. Đề nghị “việc phân loại DN chỉ là để tập trung kiểm soát vào khâu yếu kém. Đề nghị lấy quy định của EU làm chuẩn mực để sửa đổi/xây dựng tiêu chí đánh lỗi tương đương và xếp hạng theo 4 mức của EU”:

– Việc phân loại các cơ sở theo quy định tại Thông tư 48 đã đảm bảo mục tiêu tập trung kiểm soát các cơ sở yếu kém theo đúng kiến nghị của VASEP, cụ thể: Đối với cơ sở xếp hạng 1 (rất tốt) và hạng 2 (tốt) chỉ phải kiểm tra 1 lần trong 1 năm; nhưng các cơ sở xếp hạng 3 được kiểm tra tần suất nhiều hơn (1 lần trong 6 tháng, tức là 2 lần trong 1 năm), cơ sở xếp hạng 4 sẽ bị kiểm tra trong thời gian tối đa 3 tháng kể từ ngày kiểm tra trước đó.

– Về xếp hạng cơ sở: Việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp thực hiện theo khung lỗi và bảng tiêu chí xếp hạng. Không thể chỉ so sánh bảng tiêu chí xếp hạng để cho rằng quy định đánh giá xếp hạng của Việt Nam chặt hơn quy định của EU do số chỉ tiêu đánh giá theo quy định của EU và Việt Nam là khác nhau. Với số chỉ tiêu có mức đánh giá sai lỗi tới hạn (Cr) của Thông tư 48 thấp hơn rất nhiều so với EU (Thông tư 48: 21 chỉ tiêu, EU: 47 chỉ tiêu), với cùng 01 cơ sở sản xuất cụ thể, nếu đánh giá theo quy định tại Thông tư 48 sẽ đạt mức xếp hạng cao hơn so với đánh giá theo quy định của EU.

(chi tiết xem tại Phụ lục kèm theo)

Như vậy, quy định tại Thông tư 48 hiện nay nhẹ hơn so với quy định của EU, hoàn toàn phù hợp với nước có trình độ tương đồng với Việt Nam (như Thái Lan).

– Kết quả lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp của NAFIQAD về biểu mẫu của Thông tư 48 (sau cuộc họp ngày 19/2/2014 với Bộ trưởng) cho thấy: 443 doanh nghiệp chiếm 90.6% trong tổng số 489 doanh nghiệp có ý kiến) cho rằng biểu mẫu Thông tư 48 là hợp lý; chỉ có 46 doanh nghiệp (chiếm 9.4%) cho rằng biểu mẫu chưa hoàn toàn hợp lý. Như vậy, đa số các doanh nghiệp ủng hộ biểu mẫu hiện nay tại Thông tư 48.

Do vậy, đề nghị VASEP nghiên cứu kỹ quy định của EU. Trong trường hợp VASEP vẫn tiếp tục có đề nghị điều chỉnh biểu mẫu, NAFIQAD sẽ xem xét đề xuất Bộ trưởng cho phép sửa đổi Thông tư 48 để áp dụng đúng biểu mẫu của EU.

  1. Về kiến nghị: “sửa đổi Thông tư 48/2013 – cho quy định về thu phí”, cụ thể:
  2. Đề nghị “tuân thủ đúng và đầy đủ theo Điều 48 Luật ATTP”:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật An toàn thực phẩm: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu, kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu, kiểm nghiệm. Việc lấy mẫu, kiểm nghiệm để thẩm tra an toàn thực phẩm đối với doanh nghiệp trong danh sách ưu tiên hoặc lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng xuất khẩu đối với doanh nghiệp ngoài danh sách ưu tiên để cấp chứng nhận cho các lô hàng xuất khẩu là yêu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu cụ thể. Việc doanh nghiệp chủ động lựa chọn thị trường xuất khẩu là hoàn toàn tự nguyện dựa trên nhu cầu và lợi ích của từng doanh nghiệp. Do đó, việc thu phí lấy mẫu kiểm nghiệm thủy sản xuất khẩu theo các chỉ tiêu ATTP mà thị trường nhập khẩu yêu cầu là tuân thủ đúng qui định tại khoản 3 Điều 48 Luật ATTP nêu trên.

– Hoạt động thu phí này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, Cơ quan kiểm tra tất cả các quốc gia trên thế giới đều thu từ doanh nghiệp không những phí kiểm nghiệm mà còn thu phí kiểm tra cơ sở SXKD, phí kiểm tra lấy mẫu lô hàng (tính theo giờ) với mức phí cao hơn nhiều so với mức phí, lệ phí của Việt Nam khi kiểm tra, cấp chứng nhận ATTP cho các lô hàng xuất khẩu.

  1. Đề nghị “sửa đổi quy định tại Điều 37, 38 của TT48 theo hướng Bộ NNPTNT quy định và phân rõ các hạng mục công việc thuộc trách nhiệm kiểm tra-thẩm tra ATTP của Bộ NNPTNT sẽ do CQTQ của Bộ NNPTNT chi trả”:

Điều 37, 38 của Thông tư 48 đã quy định rõ trách nhiệm của Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận ATTP và chủ hàng hoặc cơ sở sản xuất lô hàng xuất khẩu, trong đó, có việc nộp phí và lệ phí kiểm tra, thẩm định, chứng nhận theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 48.

  1. Về kiến nghị: “sửa đổi Thông tư 48/2013 – cho quy định/thủ tục về cấp Giấy chứng nhận ATTP”, cụ thể:
  2. Đề nghị “sửa đổi quy định tại Điều 5, TT48 theo hướng đơn giản hóa hơn nữa thủ tục cấp GCN ATTP cho DN. Trong đó, bao gồm cả việc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ này cho các cơ quan vùng của Cục, đồng thời bố trí nguồn lực cụ thể và công khai trên hệ thống để DN biết và tiện liên hệ khi cần thiết”:

– Thực hiện chủ trương cải cách của Chính phủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015, Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ, NAFIQAD đã rà soát lại thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và đã đề xuất cắt giảm tối đa về thành phần hồ sơ theo đúng yêu cầu và tiến độ nêu tại Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 tại Quyết định số 367/QĐ-BNN-PC ngày 29/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, Cục đã có văn bản số 1583/QLCL-KH ngày 17/6/2015 đăng ký với Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc nâng cấp hệ thống phần mềm để triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, tiến đến cấp độ 4 đối với thủ tục hành chính này để tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

– Để đảm bảo tính khách quan, chính xác và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong hệ thống, Cục đã chủ trì tổ chức hoạt động kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp. Hiện nay, các Cơ quan vùng thuộc Cục đã có đủ nguồn nhân lực được đào tạo, do vậy, Cục sẽ có văn bản ủy quyền cho các cơ quan vùng thực hiện kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

  1. Đề nghị “thực hiện đúng quy định về thời gian xử lý hồ sơ xác nhận kiến thức ATTP theo quy định tại Điều 11, Thông tư liên tịch 13/2014”:

– Ngày 03/10/2014, Cục đã có công văn số 1917/QLCL-CL1 ủy quyền Cơ quan Chất lượng Trung bộ, Nam bộ tổ chức kiểm tra, cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu tại địa bàn quản lý. Tuy nhiên, nhiều cơ sở không tuân thủ đúng thời gian đăng ký theo quy định của Luật An toàn thực phẩm (trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hết hạn), Cục đã phải ban hành văn bản số 2200/QLCL-CL1 ngày 30/10/2014 thông báo danh sách khoảng 300 cơ sở đã hoặc gần hết hạn hiệu lực Giấy chứng nhận ATTP, đồng thời yêu cầu các cơ sở đăng ký để được kiểm tra, thẩm định điều kiện bảo đảm ATTP theo đúng quy định. Để hoàn thiện hồ sơ đăng ký kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP nêu trên, hầu hết các cơ sở đã đồng thời gửi hồ sơ đăng ký xác nhận kiến thức ATTP về Cục/Cơ quan Chất lượng Trung bộ, Nam bộ sau khi Cục có văn bản số 2200/QLCL-CL1, dẫn đến số lượng hồ sơ tăng đột biến, do đó, đã có một số ít trường hợp thời gian kiểm tra, cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP bị kéo dài. Kể từ đầu năm 2015 đến nay, không còn trường hợp nào có thời gian kiểm tra, cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP bị kéo dài.

– Trong thời gian tới, đề nghị VASEP thông báo tới các doanh nghiệp thành viên về việc tuân thủ đúng quy định về thời gian đăng ký kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định của Luật An toàn thực phẩm. Đồng thời, Cục cũng sẽ chủ động rà soát, cân đối nguồn lực thực hiện việc kiểm tra, cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP để bảo đảm đáp ứng đầy đủ, đúng tiến độ thời gian và bảo đảm chất lượng theo quy định.

  1. Về kiến nghị “một số quy định/thủ tục hành chính khác nữa trong khuôn khổ TT 48/2013/TT-BNNPTNT”, cụ thể:

6.1. Về các quy định đối với cơ sở trong danh sách ưu tiên:

  1. Đề nghị “chỉ bãi bỏ việc ưu tiên đối với thị trường bắt buộc của nước nào bị cảnh báo, hoặc thị trường nào bị cơ quan thẩm quyền cảnh báo thôi, chứ không bỏ ưu tiên với tất cả các thị trường”:

Theo quy định tại Thông tư 48, việc áp dụng chế độ kiểm tra chặt khi có lô hàng cảnh báo chỉ áp dụng đối với sản phẩm/nhóm sản phẩm vi phạm, các sản phẩm khác của doanh nghiệp vẫn được áp dụng chế độ ưu tiên (quy định này vẫn nhẹ hơn so với Thái Lan, Indonesia là đình chỉ xuất khẩu). Mặt khác, khi sản phẩm/nhóm sản phẩm bị một thị trường cảnh báo, tức là hoạt động kiểm soát an toàn thực phẩm của sản phẩm/nhóm sản phẩm đó đang có vấn đề, do đó việc áp dụng chế độ kiểm tra chặt đối với sản phẩm/nhóm sản phẩm đó xuất khẩu đi tất cả các thị trường trong Thông tư 48 là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phòng ngừa trong kiểm soát an toàn thực phẩm.

  1. Đề nghị “chỉ nên quy định là bị cảnh báo ở mức giới hạn là bao nhiêu phần trăm thì không được nằm trong danh sách ưu tiên đặc biệt”: quy định hiện tại trong Thông tư 48 về việc cơ sở không có lô hàng bị cảnh báo trong thời gian 01 năm để được vào danh sách ưu tiên đặc biệt là phù hợp vì như vậy mới chứng tỏ doanh nghiệp duy trì rất tốt điều kiện bảo đảm ATTP để đưa vào danh sách ưu tiên đặc biệt.
  2. Đề nghị “Bộ NNPTNT cần có các quy định, hướng dẫn về các chứng nhận tương đương VietGAP”:

Nội dung này đã được trả lời tại mục 2.b ở trên.

  1. Đề nghị “về việc gửi giấy đăng ký cấp chứng nhận an toàn thực phẩm, đề nghị Bộ NNPTNT nới lỏng thêm thời gian gửi đăng ký (khoảng 7 ngày) để DN có thời gian thực hiện, đặc biệt là các lô xuất khẩu EU”:

Theo thông lệ quốc tế, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm phải được cấp ngay sau khi lô hàng được thông quan xuất khẩu. Các đoàn thanh tra của EU, Hàn Quốc, Liên bang Nga cũng kiểm tra rất nghiêm ngặt yêu cầu này qua các đợt kiểm tra tại Việt Nam. Việc Thông tư 48 quy định “không quá 2 ngày” là đã căn cứ trên thực tiễn sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, trên tinh thần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

6.2. Về xử lý trường hợp lô hàng bị cảnh báo:

  1. Đề nghị “sửa đổi, bổ sung, làm rõ và chỉ áp dụng mục c Điều 36 đối với các thị trường có yêu cầu kiểm soát nhà nước”:

– Phạm vi áp dụng của Điều 36 phù hợp với phạm vi Thông tư 48 tại Điều 1, tức là chỉ áp dụng với các thị trường có yêu cầu NAFIQAD kiểm tra chứng nhận.

– Việc sửa đổi, bổ sung Điều 36 là không cần thiết do phạm vi áp dụng đã được quy định tại Điều 1 Thông tư 48.

  1. Đề nghị “Bộ NNPTNT quy định rõ thời gian cơ quan kiểm tra, chứng nhận có văn bản chấp thuận báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân, biện pháp khắc phục của cơ sở”:

Khoản 2 Điều 36 Thông tư 48 đã quy định rõ: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của cơ sở, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới cơ sở. Trường hợp phải kiểm tra đột xuất để thẩm tra, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thực hiện và thông báo kết quả tới cơ sở trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của cơ sở”.

6.3. Đề nghị “sửa đổi kiểm tra định kỳ là hình thức kiểm tra có báo trước (ít nhất trước 05 ngày)”

– Kiểm tra định kỳ được coi là một hoạt động kiểm tra chính thức của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và không báo trước để phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của các nước nhập khẩu, cụ thể, khoản 2 Điều 3, Quy định (EC) 882/2004 của Hội đồng châu Âu về kiểm soát chính thức nêu rõ “Kiểm tra chính thức cần được thực hiện mà không báo trước, ngoại trừ một số trường hợp cần thiết – Official controls shall be carried out without prior warning, except in cases such as audits where prior notification of the feed or food business operator is necessary”.

– Mục đích việc kiểm tra định kỳ là đánh giá thực chất việc duy trì điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở. Các nội dung được kiểm tra là các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong các Quy chuẩn kỹ thuật. Do vậy, Cơ sở không cần chuẩn bị thêm hồ sơ, tài liệu nào cho đoàn kiểm tra, không phải dừng hay bị cản trở gì đối với hoạt động sản xuất của mình. Vì vậy, để bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch thì việc “báo trước để chuẩn bị” là không cần thiết. Theo các quy định về kiểm tra nêu tại Điều 68 Luật An toàn thực phẩm, không có nội dung nào quy định kiểm tra phải thông báo trước. Trong thực tế kiểm tra đã phát hiện nhiều trường hợp Cơ sở chuẩn bị và ngụy tạo hồ sơ, đối phó với đoàn kiểm tra khi kiểm tra có báo trước, dẫn đến việc đánh giá điều kiện đảm bảo ATTP của Cơ sở tại thời điểm kiểm tra không phản ánh đúng thực chất các hoạt động bảo đảm ATTP trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp trong suốt thời gian dài giữa 2 lần kiểm tra.

Do vậy, kiến nghị nêu trên của VASEP là không phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

6.4. Đề nghị “bỏ nội dung khống chế về thời gian 24 giờ ra khỏi định nghĩa lô hàng sản xuất vì không phù hợp với nhiều trường hợp thực tế theo khía cạnh đồng nhất của 01 lô hàng cũng như không đúng với định nghĩa tương tự trong và ngoài nước”:

Định nghĩa về lô hàng sản xuất tại Thông tư 48 nêu trên được xây dựng trên cơ sở tham khảo hướng dẫn của Codex và quy định của Canada, Mỹ (Hoa Kỳ) và Australia, cụ thể:

Theo định nghĩa Codex CAC/GL- 50/2004 về hướng dẫn lấy mẫu chung: “A Iot is a definite quantity of some commodity manufactured or produced under conditions, which are presumed uniform”.

Nội dung quy định của Hoa Kỳ: Trong Chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu (SIP), theo quy định của USDC, Chapter 3: Policies, Procedures and Requirements for the Approval of Facilities and Systems, the regulations promulgated under these authorities (i.e., 50 CFR Part 260): “Lot: A production unit as defined by mutual agreement between the processor and the USDC Seafood Inspection Program consisting of processed product of the same type, style, and size which has been produced under conditions as nearly uniform as possible. The quantity of product in a “lot” may not exceed that quantity which is produced during a specific production shift(không vượt quá một ca sản xuất)

Quy định của Australia (A Guideline to Compliance with the Export Control Fish & Fish Products, Orders 2005): “A ‘lot’, when used in relation to processed food, means a quantity of processed food of the same type, processed or packed under essentially the same conditions, during a particular period of time interval not generally exceeding 24 hours, and usually from a particular processing or packing line or other identifiable processing or packing line.”

Quy định của Canada (Fish Inspection Program Sampling Policy); “A lot of fresh fish refers to a shipment or part of a shipment of fish which has been processed in the same manner by the same producer in a 24-hour period”.

Như vậy, quy định “Lô hàng sản xuất” nêu tại Thông tư 48 phù hợp thông lệ quốc tế (tương tự quy định của Australia và Canada là trong vòng không quá 24h) và thuận lợi hơn so với quy định của USDC Hoa Kỳ (tính theo ca sản xuất). Quy định “Lô hàng sản xuất” nêu tại Thông tư 48 là hoàn toàn phù hợp thông lệ quốc tế và có cơ sở khoa học. Do đó, kiến nghị của VASEP về việc bỏ quy định này là không phù hợp.

6.5. Về ý kiến cho rằng “số mẫu lưu kho cho việc thẩm tra của Cục NAFIQAD là lớn”:

Theo quy định tại khoản 2, Điều 27 Thông tư 48, cơ quan kiểm tra, chứng nhận thống nhất với doanh nghiệp về kế hoạch lấy mẫu thẩm tra. Do vậy, để hạn chế mẫu lưu kho, các doanh nghiệp cần chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho Trung tâm vùng kế hoạch sản xuất và xuất khẩu để sớm thống nhất kế hoạch lấy mẫu thẩm tra.

6.6. Đề nghị “trả lại GCN cho DN theo đường bưu điện hoặc nhằm thực hiện đúng các quy định hiện hành về việc cấp & trả giấy của cơ quan nhà nước, hỗ trợ tối đa cho DN”:

Cục đã và đang gửi Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở theo đường bưu điện theo đúng quy định hiện hành về cấp và trả giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước. Một số trường hợp doanh nghiệp phản ánh không nhận được và Cục đã phải cấp và gửi lại Giấy chứng nhận. Do việc chuyển phát văn bản theo đường bưu điện có thể bị thất lạc hoặc thời gian kéo dài, nên theo đề nghị của một số cơ sở, Cục đã thực hiện gửi Giấy chứng nhận ATTP theo hình thức khác như chuyển phát nhanh, thư bảo đảm (chi phí do doanh nghiệp chi trả), hoặc cung cấp cho người/đơn vị đại diện được cơ sở ủy quyền đến Cục lấy trực tiếp. Đây hoàn toàn xuất phát từ đề nghị chủ động của doanh nghiệp, không phải là yêu cầu từ phía Cục.

Trân trọng./.

CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Như Tiệp

 

 

 

PHỤ LỤC:

SO SÁNH QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ 48 VỚI CÁC NƯỚC

  1. Về biểu mẫu kiểm tra (so với quy định của EU):

Biểu mẫu của Việt Nam và EU cùng có 4 mức lỗi là nhẹ (Mi), nặng (Ma), nghiêm trọng (Se) và tới hạn (Cr).

So sánh cụ thể biểu mẫu kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP của VN và EU (so sánh loại hình phổ biến nhất là cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh):

Về mức lỗi của chỉ tiêu đánh giá:

Mức lỗi Số lượng chỉ tiêu
Việt Nam (tại TT48) EU
Mi 26 13
Ma 107 84
Se 95 99
Cr 21 47

Nhận xét, qua bảng so sánh trên cho thấy số chỉ tiêu đánh giá mức lỗi cao nhất (Cr) của Thông tư 48 ít hơn so với quy định của EU (VN: 21 chỉ tiêu, EU: 47 chỉ tiêu);

Như vậy, quy định của VN nhẹ hơn so với EU, cụ thể: khả năng cơ sở bị lỗi Cr và xếp hạng 4 (không đạt yêu cầu) theo Thông tư 48 thấp hơn nhiều so với loại D (không đạt yêu cầu) của EU.

  1. So sánh mức đánh giá sai lỗi cụ thể (so với qny định của EU):
Nhóm chỉ tiêu Ví dụ một số chỉ tiêu cụ thể Thông tư 48 EU
Bố trí mặt bằng nhà xưởng, trang thiết bị Không có khả năng hiện thực lây nhiễm cho sản phẩm Ma, Se, Cr Se, Cr
Nền Nhẵn, phẳng, có độ dốc thích hợp/ dễ làm vệ sinh, khử trùng Mi, Ma Ma, Se
Tường Dễ làm vệ sinh khử trùng Ma Mi, Ma, Se
Cửa Dễ làm vệ sinh khử trùng Mi, Ma Mi, Ma, Se
Bền Mi, Ma Mi, Ma
Hệ thống thông gió Đủ công suất/không có sự ngưng tụ hơi nước Ma, Se Mi, Ma, Se
Hệ thống chiếu sáng Đủ ánh sáng và có chụp bảo vệ Ma, Se Ma, Se
Phương tiện rửa và khử trùng tay công nhân Đủ số lượng Ma, Se Ma, Se
Không dùng vòi nước vận hành bằng tay Ma, Se Se
Có xà phòng nước Ma, Se Se
Có dụng cụ làm khô tay phù hợp Ma, Se Se
Dụng cụ làm vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị Đầy đủ, chuyên dùng Ma, Se Ma, Se
Nước thải Hệ thống thoát nước đủ khả năng thoát nước thải Ma, Se Ma, Se, Cr
Chất thải Thùng chứa phế liệu có vật liệu và cấu trúc thích hợp Ma, Se Ma, Se
Hệ thống cung cấp nước An toàn vệ sinh Cr Cr
Đủ nước để sử dụng Ma, Se Se
Hệ thống cung cấp nước đá An toàn vệ sinh Se, Cr Cr
Bảo quản nước đá hợp vệ sinh Ma, Se Ma, Se
Khu vực vệ sinh công nhân Đủ số lượng Mi, Ma Cr
Bố trí thích hợp (không thông với khu vực chế biến,…) Ma, Se Se, Cr
Bảo hộ lao động Bảo hộ lao động đủ số lượng Ma, Se Ma, Se
Có phòng thay bảo hộ lao động Se Ma, Se
Hóa chất, phụ gia Được phép sử dụng, rõ nguồn gốc Se, Cr Se, Cr
Hệ thống cấp đông mạ băng Thiết bị đủ công suất để hạ nhiệt độ theo quy định Ma, Se Se
Kho lạnh Duy trì ở nhiệt độ thích hợp Ma, Se Se, Cr
Có nhiệt kế tự ghi Se Se
Môi trường xung quanh Không ảnh hưởng vào nhà máy Mi, Ma Ma, Se
Điều kiện bảo đảm của hệ thống QLCL Cán bộ QLCL phải được cập nhật thường xuyên kiến thức về QLCL Ma, Se Se
Thực hiện chương trình QLCL Duy trì điều kiện vệ sinh nhà xưởng Ma, Se Se
Thực hiện vệ sinh công nhân đúng cách Ma, Se Se, Cr
Kiểm soát sức khỏe công nhân đúng cách Se, Cr Cr
Thực hiện đúng cách việc giám sát tại điểm kiểm soát tới hạn (kiểm soát hiệu quả các thông số tới hạn) Se, Cr Cr
Thực hiện đầy đủ, kịp thời hành động sửa chữa khi thông số giám sát bị vi phạm Ma, Se, Cr Cr
Hồ sơ Hồ sơ đầy đủ Ma, Se Se
Hồ sơ đủ độ tin cậy Se, Cr Cr

Theo bảng so sánh nêu trên, có 35 chỉ tiêu trong biểu mẫu của Việt Nam và EU tương đồng/trùng nhau, trong đó:

– 9/35 chỉ tiêu của Thông tư 48 có mức đánh giá cao nhất thấp hơn (nhẹ hơn) so với EU.

– 26/35 chỉ tiêu trong biểu mẫu của Thông tư 48 có mức đánh lỗi cao nhất tương đương với EU, tuy nhiên trong đó có 16/35 chỉ tiêu trong Thông tư 48 cho phép đánh giá ở mức lỗi nhẹ hơn EU.

Như vậy, mức đánh giá của Thông tư 48 nhẹ hơn so với quy định của EU.

  1. So sánh về xếp loại cơ sở (so với quy định của EU):

– Về xếp loại cơ sở: Việt Nam và EU cùng phân thành 4 loại (Thông tư 48 phân loại là 1, 2, 3, 4; quy định của EU phân loại thành A, B, C, D), cụ thể:

Xếp hạng Việt Nam (tại TT48) EU
1 / A (rất tốt) Mi ≤ 11 – Ma, Ma ≤ 5, Se = 0, Cr = 0 Mi ≤ 6, Ma ≤ 5, Se = 0, Cr = 0
2 / B (tốt) Mi ≥ 11, Ma = 0, Se = 0, Cr = 0

Mi = NA, Ma ≥ 6, Se = 1, Cr = 0

Mi = NA, Ma = 7, Se = 0, Cr = 0

Mi ³ 7, Ma = 6 ¸ 10, Se = 1¸2, Cr = 0
3 /C (đạt yêu cầu) Mi = NA, Ma ≤ 10, Se ≤ 2, Cr = 0

Mi = NA, Ma = 11, Se ≤ 1, Cr = 0

Mi = NA, Ma ≥ 11, Se = 3¸4, Cr=0
4 / D (không đạt) Cr ≥ 1 ; Mi, Ma, Se = NA;

Se ≥ 3 ; Mi, Ma, Cr = NA;

Ma ≥ 11; Mi, Se, Cr = NA;

Mi = NA, Ma = NA, Se ≥ 5, Cr = 1

Theo bảng phân loại như trên: Xếp loại cơ sở của Việt Nam chặt hơn so với EU, tuy nhiên do biểu mẫu đánh giá của Việt Nam nhẹ hơn EU (ít lỗi Cr, Se hơn so với EU) nên việc xếp loại như trên là hoàn toàn phù hợp logic. Mặt khác, do biểu mẫu của EU nhiều lỗi Cr hơn nên tỷ lệ/xác suất cơ sở không đạt (xếp loại D) của EU sẽ cao hơn so với quy định của Việt Nam (như đã nêu tại mục a ở trên).

Như vậy, đánh giá chung thì quy định tại Thông tư 48 không nghiêm ngặt hơn so với EU như phản ánh của VASEP.

  1. Về tần suất kiểm tra cơ sở (so với quy định của EU):
Xếp hạng Tần suất kiểm tra tại TT48 Tần suất kiểm tra theo quy định của EU
1 (A) 1 năm/lần 3 tháng/lần
2 (B) 1 năm/lần 1-2 lần/tháng
3 (C) 6 tháng/lần Hàng tuần
4 (D) Theo thời hạn khắc phục của cơ quan kiểm tra nhưng không quá 3 tháng Kiểm tra liên tục đến khi doanh nghiệp lên hạng; không được phép xuất khẩu
Ghi chú Đối với cơ sở mới được công nhận: Tần suất kiểm tra định kỳ của EU là hàng tuần hoặc 2 tuần/lần trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm (kể cả cơ sở xếp loại A, B).

Nhận xét: Qua bảng so sánh trên có thể thấy quy định về tần suất của EU rất chặt chẽ và cao hơn rất nhiều so với quy định tai Thông tư 48.

Như vậy, quy định tại Thông tư 48 hiện nay là nhẹ hơn so với quy định của EU.

  1. So sánh chế độ lấy mẫu thẩm tra ATTP thủy sản xuất khẩu với các nước (Hoa Kỳ, Canada, Thái Lan)
TT Quốc gia Nội dung quy định
1 Hoa Kỳ (Policies, Procedures and Requirements for the Approval of Facilities and Systems – USDC) – Số lượng sản phẩm tối thiểu được thẩm tra phụ thuộc vào tổng số sản phẩm được sản xuất kể từ lần thẩm tra trước (Thời gian giữa các lần thẩm tra sản phẩm liên tiếp không vượt quá 1 tuần sản xuất).

– Đối với mỗi sản phẩm được thẩm tra, lựa chọn ngẫu nhiên tối thiểu 25% tổng số các lô được sản xuất kể từ lần thẩm tra trước đó

2 Canada (Fish products inspection manual, Canadian Food Inspection Agency) – Đối với cơ sở đã được công nhận: kiểm tra tối thiểu 10% tổng số lô hàng đăng ký chứng nhận.

– Đối với cơ sở chưa được công nhận: lấy mẫu 100% số lô hàng đăng ký chứng nhận.

3 Thái Lan

(Qui trình kiểm tra Thủy sản xuất khẩu của Bộ phận Thanh tra và Quản lý chất lượng Thủy sản (FIQD) – Tổng Cục Thủy sản Thái Lan (DOF))

– Cơ sở trong danh sách “đặc quyền”:

Cơ sở loại 1: lấy mẫu thẩm tra 3 tháng 1 lần

Cơ sở loại 2: lấy mẫu thẩm tra 2 tháng 1 lần

– Cơ sở không có tên trong danh sách “đặc quyền”: Lấy mẫu thẩm tra từng lô hàng

4 Việt Nam (Thông tư 48)

 

Chế độ thẩm traChế độ thẩm traHạng 1

Hạng 2

 

Sản phẩm theo mức rủi ro Chế độ thẩm tra
Đặc biệt
Sản phẩm rủi ro thấp 2% 10% 20%
Sản phẩm rủi ro cao 5% 15% 25%
             

Như vậy, tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra phụ thuộc mức nguy cơ của sản phẩm (cao, thấp) và phân loại điều kiện bảo đảm ATTP của doanh nghiệp (đặc biệt, hạng 1, hạng 2). So với thông lệ quốc tế, đối với các doanh nghiệp “đặc biệt”, tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra rất thấp, chỉ là 2% đối với sản phẩm nguy cơ thấp và 5% đối với sản phẩm nguy cơ cao; đối với các doanh nghiệp khác, tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra thấp nhất là 10% đối với sản phẩm nguy cơ thấp (tương ứng với mức tối thiểu của Canada) và cao nhất là 25% (tương ứng mức tối thiểu của Hoa Kỳ).

5/5 - (2 bình chọn)