Gross Weight là gì? So sánh Gross Weight và Net Weight

Gross Weight là gì? Cách tính Gross Weight trong vận chuyển hàng hoá

Gross Weight là gì? So sánh Gross Weight và Net Weight

Gross Weight là gì? Khối lượng tịnh là gì? Đây là những nghi vấn mà được rất nhiều người làm trong ngành vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa tìm kiếm. Những quy định về Gross Weight trong vận chuyển, đóng gói hàng hóa là gì? Cùng Vietship tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Gross Weight là gì? So sánh Gross Weight và Net Weight
Gross Weight là gì? So sánh Gross Weight và Net Weight

Gross Weight là gì?

Gross Weight là tổng trọng lượng hàng hóa sau khi đã đóng gói. Gross Weight viết tắt là G.W, bao gồm trọng lượng tịnh của hàng hóa VÀ bao bì.

Những kiện hàng mà khách hàng hay mua trên Shopee, Lazada hay Sendo thì Gross Weight được hiểu là phần sản phẩm và phần thùng carton sau khi đã đóng gói hoàn chỉnh.

Ví dụ 1: Một kiện hàng phụ tùng xe tải A chở hàng, khách hàng cần mua lá côn xe xe tải (khoảng tầm 3 kg), hộp bìa carton là 300g. Như vậy, kiện hàng hoàn chỉnh sẽ có khối lượng là 3300g, đây chính là Gross Weight.
Còn 3kg hàng hóa chính là Net Weight, hay còn gọi đây là khối lượng tịnh.
Ví dụ 2: Lượng hàng đóng trong container đường biển là 23 tấn Gross Weight, bao gồm 22,8 tấn trọng lượng hàng, và 0,2 tấn pallet và các vật liệu đóng gói.

Gross Weight và Net Weight khác nhau ở điểm nào?

Nhiều khách hàng nhầm lẫn giữa Gross Weight và Net weight. Khi mua hàng khách hàng hay thắc mắc tại sao hàng hóa nhỏ nhưng phí ship lại cao (chưa tính cân nặng của bao bì).

Net Weight viết tắt là NW chính là khối lượng tịnh, khối lượng của vật thể, không tính bao bì kèm theo.

Như trong ví dụ trên, kiện hàng lá côn xe tải 3kg đó chính là Net Weight.

Gross Weight và Net Weight chỉ khác nhau ở phần bao bì đóng gói. Chính vì vậy mà nhiều người thỉnh thoảng bị nhầm lẫn.

Như vậy các bạn có thể dễ dàng hiểu rõ về Gross Weight và Net Weight khác nhau ở điểm nào. Khi nhập hàng với số lượng lớn, các bạn cần hỏi rõ phần sản phẩm cân nặng bao nhiêu kilogram, phần bao bì có khối lượng bao nhiêu, để không bị đội tiền ship lên quá cao.

Đặc biệt, khi có ý định nhập khẩu hàng, chẳng hạn nhập hàng Quảng Châu bằng cách nhờ bên giao dịch trung gian mua hộ và đóng gói. Sự chênh lệch quá lớn giữa Gross Weight và Net Weight trong một kiện hàng, bạn nên xem lại để đưa ra phương án phù hợp hơn, tiết kiệm chi phí đầu tư.

Ý nghĩa của Gross Weight đối với xe tải và xe container

Trong các tờ phiếu đăng kiểm thường hay để tự trọng, tổng tải trọng hàng hóa, điều này chính là đăng nói về Gross Weight và Net Weight.

Gross Weight đối với xe tải

Net Weight hay còn gọi là khối lượng tịnh chính là phần khung xe (không bao gồm thùng xe).

Gross Weight là tổng trọng lượng lớn nhất cho phép mà xe tải có thể chuyên chở.

Mỗi loại xe tải khác nhau sẽ có mức tải trọng khác nhau, mức tải trọng cho phép chuyên chở cũng sẽ khác nhau. Nếu nắm rõ điều này, các bạn sẽ không mắc phải lỗi vi phạm quá tải khi tham gia giao thông.

Gross Weight đối với vỏ container

Gross Weight đối với xe chở container có sự khác nhau đối với xe tải, bởi cần tính thêm đến yếu tố trọng lượng của vỏ container. Gross Weight của vỏ cont 20 và Gross Weight cont 40 cũng có sự khác nhau.

Gross Weight là gì? So sánh Gross Weight và Net Weight
Gross Weight là gì? So sánh Gross Weight và Net Weight

Gross Weight cont 20′

Thỉnh thoảng khách hàng sẽ thắc mắc một cont sẽ chở được bao nhiêu tấn hàng, được hiểu là Gross Weight của hàng. Tuy nhiên, điều này còn khá chung chung. Khả năng chứa hàng theo thiết kế kỹ thuật hay khả năng chứa hàng do hãng tàu quy định. Hiện tại các hãng tàu container chấp nhận container 20 feet trọng lượng hàng tối đa thường là 25 tấn. Tuy vậy hãng tàu vẫn cho phép khách hàng có thể chở hàng nhiều hơn (có thể là 26 – 27 tấn) nếu thỏa thuận trước, và có thể phải trả thêm một khoản phí quá tải. Như vậy, Gross Weight tối đa cont 20 thường giao động từ 25t đến 27t.

Gross Weight cont 40′

Container 40 feet là loại cont dùng để chứa những mặt hàng cồng kềnh. Với container 40’DG chứa được khoảng 65-67 mét khối (CBM) hàng, và thiết kế kỹ thuật cho phép cont này chở được tối đa khoảng 28 tấn hàng (như hình trên). Gross Weight hàng tối đa đối với cont 40 feet cũng phụ thuộc vào thiết kế kỹ thuật, và thực tế hãng tàu có quy định cho phép đóng tối đa bao nhiêu tấn (có thể thấp hơn số Max.Gross trên vỏ container).

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

 

Rate this post