Khái niệm container là gì trong Vận tải & Xuất nhập khẩu
Bạn muốn tìm hiểu khái niệm container là gì, kích thước ra sao, cấu trúc như thế nào? Trong bài viết này chúng tôi sẽ thảo luận những chủ đề đó.
Trước hết là khái niệm…
Container là gì?
Trong vận tải đường biển, container là công cụ mang hàng hình hộp chữ nhật, bằng thép, có kích thước tuân theo tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích là để chứa hàng hóa trong quá trình vận chuyển với nhiều phương tiện khác nhau (đa phương thức).
Đây là 1 từ tiếng Anh, đọc theo tiếng việt là “công-tơ-nơ”. Anh em trong nghề giao nhận vận chuyển thường gọi tắt là “công”, và viết tắt là “cont” cho ngắn gọn.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu, thì đây là khái niệm theo học thuật: Container trong vận tải hàng không cũng là công cụ mang hàng bằng thép, nhưng có hình dáng khác đi, để phù hợp với đặc trưng cấu trúc của thân máy bay.
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), container hàng hóa (freight container) là một công cụ vận tải có những đặc điểm sau:
- có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại;
- được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải, mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường;
- được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ một phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác;
- được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container;
- có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối (35,3 ft khối).
Thực tế thường hay gặp thuật ngữ container tiêu chuẩn quốc tế (ISO container), đó là những container hàng hóa (như nêu trên) tuân theo tất cả các tiêu chuẩn ISO liên quan về container đang có hiệu lực tại thời điểm sản xuất container.
Kích thước container
Container 40ft là loại container tiêu chuẩn thông dụng nhất trên thế giới hiện nay. Loại dài hơn cũng dần phổ biến, đặc biệt là ở Bắc Mỹ. Những loại ngắn hơn (chẳng hạn như loại 10ft) ngày càng ít được sử dụng.
Dưới đây là kích thước của 3 loại container phổ biến nhất hiện nay:
- Container 20’DC: dài 6m, rộng 2,4m, cao 2,6m
- Container 40’DC: dài 12m, rộng 2,4m, cao 2,6m
- Container 40’HC: dài 12m, rộng 2,4m, cao 2,9m
Trên đây là kích thước bên ngoài, và được làm tròn cho dễ nhớ. Để tính dung tích đóng hàng, cần phải nắm rõ kích thước bên trong, trừ đi phần vỏ và khung thép của công-ten-nơ.
Phân loại container
Các loại container đường biển được chia thành hai nhóm chính: theo tiêu chuẩn và không theo tiêu chuẩn ISO.
Loại không theo tiêu chuẩn có thể tương tự container ISO về hình dáng kích thước, nhưng không được sử dụng rộng rãi và nhất quán do không được tiêu chuẩn hóa.
Ở đây, chúng ta chỉ xem xét các loại container theo tiêu chuẩn ISO (ISO container).
Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1996), container đường biển bao gồm một số loại chính sau:
- Container bách hóa (General purpose container)
- Container hàng rời (Bulk container)
- Container đặc thù (Named cargo container)
- Container nhiệt (Thermal container)
- Container hở mái (Open-top container)
- Container mặt bằng (Platform container)
- Container bồn (Tank container)
Cấu trúc container
Container có nhiều loại, mỗi loại có một hoặc một số đặc điểm cấu trúc đặc thù khác nhau (tuy vẫn tuân theo tiêu chuẩn để đảm bảo tính thống nhất và tính thuận lợi cho việc sử dụng trong vận tải đa phương thức). Dưới đây sẽ xem xét cấu trúc của loại container phổ biến để có khái niệm chung nhất.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!
Đọc thêm:
Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!