Tổng hợp các loại chứng từ có liên quan đến vận tải đường biển, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Chứng từ vận tải đường biển bắt buộc phải có cho một lô hàng cần thiết để xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Một lô hàng vận tải đi đường biển gồm những loại chứng từ nào cần thiết. Bạn hãy cùng Vietship tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Chứng từ vận tải đường biển là tập hợp những chứng từ cần có để đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như kiểm kê tại hải quan để đảm bảo quá trình vận tải được thông quan nhanh nhất.
Là chứng từ của chủ hàng gửi cho hãng tàu hoặc người chuyên chở để làm cơ sở lập
Manifest, và là cơ sở xếp hàng vào container.
Là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của người thuê một phần con tàu và người cho thuê về việc đồng ý xếp hàng lên tàu. Khi ký vào booking note, chủ tàu hay người chuyên chở đã đồng ý cung cấp cho người gửi hàng diện tích hầm hàng hoặc số lượng container mà chủ hàng đăng ký.
Là chứng từ của người gửi hàng, nêu các yêu cầu cụ thể về lô hàng sẽ xếp để hãng tàu/người chuyên chở nắm được và thực hiện, và là cơ sở để lập vận đơn.
Là chứng từ do hãng chuyên chở cấp cho người gửi hàng dựa trên cơ sở booking note,
trong trường hợp hàng gửi nguyên container. Theo lệnh này, hãng chuyên chở sẽ cung cấp container rỗng cho chủ hàng đóng hàng.
Là văn bản được ký kết giữa người thuê tàu và chủ tàu hoặc người chuyên chở khi thuê tàu chuyến. Do tập quán hàng hải quốc tế, khi giao dịch thuê tàu chuyến người ta sử dụng hợp đồng mẫu. Có hai loại hợp đồng mẫu chính:
– Loại tổng hợp: GENCON, NUVOY, …
– Loại chuyên dụng(Tanker CP – dầu, Grain CP – thóc lúa,…): NOGRAIN 89,
MOBILVOY 96, SHELLVOY 5, CEMECO, CUBASUGAR,…
Nội dung hợp đồng(C/P), bao gồm:
Các điều khoản in sẵn (có thể thoả thuận xoá bỏ hoặc thay đổi hoặc bổ sung thêm).
Các điều khoản thoả thuận bổ sung: được tập hợp trong phụ kiện kèm theo C/P.
Là bản liệt kê tóm tắt tất cả hàng hóa chở trên tàu, do người vận tải lập ra. Có hai loại
manifest:
– Manifest chính do hãng tàu lập (Masterr Manifest)
– Manifest của NGN (House Manifest)
Trường hợp sử dụng:
– Thông báo của tàu cho người nhận hàng biết về hàng hóa
– Làm chứng từ để thuyền trưởng khai báo hải quan
– Làm cơ sở thanh toán với cảng hay đại lý tàu biển về các loại chi phí có liên quan đến hàng hóa
– Làm căn cứ lập biên bản giao nhận hàng hóa giữa tàu và cảng
Là văn bản do thuyền trưởng gửi cho người gửi hàng hay người nhận hàng để thông báo về việc tàu đã sẵn sàng xếp hay dỡ hàng, nhằm mục đích thông báo cho chủ hàng hay người nhận hàng chuẩn bị xếp dỡ
Nội dung: Báo tin ngày giờ tàu đến cảng và sẵn sàng bốc dỡ loại hàng nhất định với số
lượng nhất định. Ngày giờ mà chủ hàng chấp nhận thông báo, ghi rõ tên và chức vụ
Là bản thống kê tổng hợp việc sử dụng thời gian bốc dỡ nhằm tính toán tiền thưởng phạt bốc dỡ do hãng tàu / người chuyên chở lập
Tác dụng: là cơ sở cụ thể tính tiền thưởng bốc dỡ nhanh (dispatch) hay tiền phạt bốc dỡ chậm (demurrage)
Là biên lai nhận hàng để chở do thuyền phó ký, làm căn cứ để thuyền trưởng / hãng tàu ký phát vận đơn đường biển. Biên lai thuyền phó không phải là chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa được bốc lên tàu.
Nội dung: tên tàu, tên cảng đến, ngày tháng ký biên lai, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng, tình trạng hàng hóa khi bốc
Là một chứng từ vận tải đường biển do người chuyên chở or người đại diện của họ cấp phát cho người gửi hàng sau khi hàng đã xếp lên tàu or sau khi người chuyên chở nhận hàng.
Chức năng:
– Là biên lai nhận hàng để chuyên chở
– Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở
– Là giấy chứng nhận quyền sở hữu của hàng hóa
– Là một chứng từ không thể thiếu trong buôn bán hàng hóa bằng đường biển quốc tế
Phân loại:
Căn cứ tính chất xếp hàng lên tàu:(2)
– Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L)
– Vận đơn nhận hàng để xếp (Receipt on board B/L)
Căn cứ cách thức chuyển nhượng vận đơn: (3)
– Vận đơn theo lệnh (to order B/L)
– Vận đơn đích danh (Straight B/L)
– Vận đơn vô danh (vận đơn xuất trình – to bearer B/L)
Căn cứ phương thức vận chuyển: (3)
– Vận đơn đi thẳng – Vận đơn trực tiếp (Direct B/L)
– Vận đơn chuyển tải – Vận đơn đi suốt (Through B/L)
– Vận đơn liên hợp (Combined B/L)
Cách phê chú trên vận đơn: (2)
– Vận đơn sạch (Vận đơn hoàn hảo – Clean B/L)
– Vận đơn không sạch (Vận đơn không hoàn hảo – Unclean B/L)
– Sea way bill: là chứng từ thay thế vận đơn truyền thống. Khi tàu cập cảng, người nhận hàng mang giấy tờ chứng minh mình là người nhận hàng. Chứng từ này giống vận đơn đích danh, nhưng khác là người nhận trong vận đơn đích danh phải xuất trình vận đơn.
– Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Bill of Lading to be used with charter-party):
đây là chứng từ vận tải do hàng tàu/người chuyên chở cấp cho một lô hàng khi đã bốc lên tàu theo phương thức thuê tàu chuyến.
Nội dung vận đơn:
– Thông tin về hàng hóa
– Tên người gửi hàng / người nhận hàng / bên thông báo nhận hàng
– Ký mã hiệu vận chuyển – Số vận đơn
Số container, số seal
Tên tàu, số chuyến, cảng xếp – dỡ
– Nơi và ngày phát hành vận đơn
Là chứng từ do hãng tàu hoặc đại lý gửi cho người thuê chuyên chở hoặc người nhận hàng khi tàu đến cảng dỡ.
Tác dụng: Cung cấp thông tin về tàu, ngày cập cảng, cảng dự kiến, tình hình lô hàng, thời gian nhận lệnh giao hàng và nhận hàng cho người thuê hoặc người nhận hàng.
Là chứng từ giao hàng do hãng tàu hoặc đại lý cấp phát cho người thuê chuyên chở hoặc người nhận hàng để đến cảng nhận hàng. Là căn cứ cho người phụ trách kho bãi giao hàng cho người nhận. Có hai loại lệnh giao hàng:
– D/O chính do hãng tàu lập (Masterr D/O)
– D/O của NGN cấp pát cho chủ hàng thực sự
Gửi hỏa tốc tôm tươi từ Đà Nẵng đi Sài Gòn
Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế Indochina Post