SCM Là Gì? Và Những Điều Cần Biết
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kéo theo sự ra đời của thuật ngữ SCM, cũng được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế. Khi tìm hiểu về khái niệm này người ta sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề thiết lập giải pháp, phần mềm,… Vậy khái niệm SCM là gì, nó mang đến lợi ích ra sao. Cùng Vietship tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm SCM là gì?
Trong tiếng anh, SCM là từ viết tắt trong cụm từ Supply Chain Management đang rất thịnh hành hiện nay. Vậy supply chain management là gì? Dịch theo nghĩa đen trong tiếng anh, Supply Chain Management được hiểu là hệ thống quản trị chuỗi cung ứng.
Sự ra đời của hệ thống này sẽ mang đến những giải pháp để các nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc giám sát hoạt động thường ngày của chuỗi hệ thống các nhà máy. Hay cũng có thể là trong các điểm cung cấp sản phẩm của công ty đến trực tiếp cho khách hàng.
Thuật ngữ SCM hiện nay được người ta sử dụng nhiều trong đa lĩnh vực, trong đó có phổ biến như: Marketing, phát triển sản phẩm, tài chính, dịch vụ khách hàng.
Cấu trúc của SCM là gì?
Trong hệ thống quản trị chuỗi cung ứng, người ta cũng quy định theo cấu trúc nhất định như sau:
- Supplier – nhà cung ứng: Trong đó sẽ có những doanh nghiệp tập trung buôn bán vào các nguyên vật liệu chủ yếu là những sản phẩm, dịch vụ phục vụ chủ yếu cho quá trình sản xuất cũng như kinh doanh của khách hàng.
- Producer – đơn vị sản xuất : Đơn vị này sẽ tiến hành tiếp nhận nguyên vật liệu mà nhà cung cấp mang đến. Sau đó sẽ tiến hành hoạt động đưa kết quả thành phẩm ở bước cuối cùng đến với khách hàng mục tiêu.
- Customer – khách hàng: Là đối tượng doanh nghiệp hướng đến.
Thành phần cơ bản của hệ thống SCM
Trong hệ thống SCM sẽ có những thành phần cơ bản như sau:
Sản xuất: Đối với giai đoạn này, doanh nghiệp cần biết mình sẽ làm gì và cách thức hiện ra sao, thời gian là khi nào. Công đoạn này cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia có kinh nghiệm để có được sản phẩm phù hợp với thị trường nhất. Đồng thời phải đảm bảo được số lượng sản phẩm đưa ra thị trường là đủ và không bị lãng phí.
Vận chuyển: Hiện nay, trên thị trường xuất hiện 6 hình thức vận chuyển chủ yếu để phục vụ vận chuyển hàng hóa bao gồm:
- Đường bộ: Ưu điểm của hình thức này là dễ dàng vận chuyển được nhiều hàng hóa. Đồng thời chi phí phải bỏ ra cũng rất phù hợp với tài chính của công ty yêu cầu đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên khi vận chuyển trong quãng đường xa thì lại có phần hạn chế vì mất nhiều thời gian và không thể đem qua nước ngoài.
- Đường biển: Đường biển mặc dù là phương thức giúp tiết kiệm chi phí nhưng bị hạn chế về địa điểm nhận hàng. Muốn nhận được hàng hóa chỉ có thể đến những nơi có cảng biển để neo đậu tàu thuyền.
- Đường sắt: Hình thức này cũng có chi phí thấp tuy nhiên cũng bị giới hạn địa điểm để giao nhận.
- Đường không: Ưu điểm của hình thức đường không là có thể vận chuyển đến bất cứ đâu một cách nhanh chóng tuy nhiên giá thành thì sẽ rất cao.
- Đường điện tử: Chỉ vận chuyển được những hàng hóa như: âm thanh, hình ảnh, tập tin dữ liệu.
- Đường ống: Chỉ vận chuyển được các chất lỏng như dầu mỏ, khí đốt….
Tồn kho: Tồn kho xuất hiện có các hoạt động quản lý về chi phí sản xuất và lưu trữ hàng hóa. Nếu như hàng hóa bị tồn kho thì doanh thu sẽ bị giảm đồng thời sẽ phải nhận một tổn thất lớn về chi phí vận hành như: phí bảo quản hàng hóa, thuê kho bãi, nhân sự…
Định vị không gian: Khi các công ty lựa chọn áp dụng hệ thống SCM thì phải đảm bảo định vị được nơi cung cấp nguyên vật liệu. Đặc biệt là đối với những nơi có nhu cầu khách hàng phù hợp so với những gì sản phẩm mang đến. Nếu hoạt động này thực hiện tốt thì sẽ đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ hàng hóa đem lại lợi nhuận lớn cho công ty.
Chúng tôi còn chung cấp các dịch vụ:
- Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa
- Dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế
- Dịch vụ vận chuyển đường hàng không
- Dịch vụ vận chuyển thú cưng
- Dịch vụ mua hộ quốc tế
LIÊN HỆ NGAY VỚI VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Xem thêm:
Dịch vụ Vận chuyển Đường biển từ Mỹ về Việt Nam với giá ưu đãi!