Teu trong xuất nhập khẩu là gì?
Ngành vận tải container nói riêng và logistics nói chung đang phát triển mạnh, và nếu bạn làm trong lĩnh vực hàng hải, xuất nhập khẩu hàng hóa hẳn đã có lúc thắc mắc về khái niệm TEU là gì.
TEU là gì?
Nói 1 cách nôm na, 1 TEU sẽ bằng 1 container 20’. Và 1 container 40’ sẽ tương đương với 2 TEU.
Theo cách đó, khi nói 1 con tàu có sức chở 20.000 TEU, điều đó có nghĩa rằng con tàu đó có đủ chỗ để xếp được 20.000 đơn vị container loại 20 feet. Lưu ý rằng, ở đây tôi chỉ đề cập đến việc “đủ chỗ” chứ chưa chắc đã xếp được số lượng đó container hàng hóa, vì còn phải tính đến yếu tố trọng lượng hàng, và tính ổn định cũng như an toàn của con tàu.
Vai trò của TEU
Trong vận tải đường biển, đơn vị TEU đóng vai trò quan trọng, nổi bật:
Sử dụng TEU để tiêu chuẩn hóa các đơn vị của container
Lúc Malcolm McLean khởi tạo ra container, kích thước của nó là 35 feet. Trong khi đó, đối thủ của ông cũng cung cấp công cụ mang hàng tương tự, nhưng có kích thước 24 feet. Sự chênh lệch này khiến chính phủ Hoa Kỳ cảm thấy khó khăn trong việc quản lý, và họ đã tìm cách chuẩn hóa lại đơn vị này.
Vào năm 1986, sau hai vòng tiêu chuẩn hóa của ISO, container 20 feet và 40 feet đã được lựa chọn cho kích thước tiêu chuẩn, lúc này 20 feet tương đương với TEU như chúng ta đã nói tới và sử dụng phổ biến ngày này.
Sử dụng TEU để tính sức tải và công suất của tàu
Ngoài việc sử dụng làm đơn vị đo các thùng container, TEU còn được sử dụng giống như một đơn vị tính toán kích cỡ, công suất và sức tải của tàu biển. Năng lực của tàu sẽ được phân loại dựa theo kích cỡ tàu.
Để phân loại kích cỡ tàu theo TEU, người ta thường sử dụng như sau:
- Với các tàu nhỏ, còn gọi là Small feeder có kích cỡ 1,000 TEU.
- Những tàu trung bình, hay Feeder có kích cỡ 1,000 – 2,000 TEU.
- Tàu bình thường, còn gọi là Feedermax có kích cỡ 2,000 – 3,000 TEU.
- Tàu Panamax vessels có thích thước dao động từ 3,000 – 5,000 TEU.
- Post Panamax vessels sẽ có kích thước từ 5,000 – 10,000 TEU.
- New Panamax vessels (2014) có kích thước tàu là 10,000 – 14,500 TEU.
- Ultra Large Container Vessel (ULCV) sẽ có kích thước lớn hơn 14,500TEU trở lên.
Ngoài tính kích thước, cước biển và các loại phụ phí liên quan cũng được tính theo đơn vị TEU, đơn vị thường xuyên hơn tấn.
TEU có vai trò như thế nào đối với hoạt động của cảng
Việc áp dụng đơn vị TEU đã mang tới cho ngành vận tải đường biển một bước tiến mới, có thể xem là bước đột phá quan trọng. Nhờ đó, người ta dễ dàng đo lường năng lực, và xác định được lượng hàng hóa đi qua cảng biển.
Nhờ TEU, chúng ta dễ dàng tính toán và vẽ ra một bức tranh rõ ràng, được coi là đơn vị đo lường tiêu chuẩn hiện nay và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi. Ngoài các cảng ở Trung Quốc, cảng ở Long Beach và Los Angeles là những cảng hàng đầu ở Hoa Kỳ đã xử lý được trung bình khoảng 1,4 triệu TEU mỗi tháng/2 cảng, khoảng 16 triệu TEU mỗi năm.
Nhờ sự ra đời của TEU và container, hàng hóa dễ dàng vận chuyển lên các tàu thành từng cụm và mỗi năm có tới 200 triệu container được vận chuyển. Nhờ vậy, các tiêu chuẩn trong vận tải đã thay đổi, chủ yếu nhất là phần trao đổi các thành phần của xe tải có cùng kích thước, hình dạng (công suất không thay đổi) hay việc thay đổi phần tháo lắp của xe tải. Nhờ vậy, việc sử dụng thùng pallet vận tải sao cho phù hợp với các container tiêu chuẩn hoặc các xe tải logistic đã được thay đổi hoàn toàn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của toàn cầu.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy được vai trò của đơn vị TEU là rất quan trọng và cần thiết. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của vận tải đa phương thức nói riêng, và cả ngành logistics nói chung.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!
Đọc thêm:
Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!