Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) là gì?

Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) là gì?

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển và giao nhận hàng hóa quốc tế, vận đơn là chứng từ đóng vai trò rất quan trọng. Tùy vào phương thức vận chuyển sẽ có những loại vận đơn khác nhau. Bạn hãy cùng Vietship tìm hiểu về Vận đơn đường biển (B/L) là gì nhé!

Vận đơn đường biển  (Bill of Lading B/L)

  • Là chứng từ do NCC (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển.
Vận đơn đường biển  (Bill of Lading B/L)
Vận đơn đường biển  (Bill of Lading B/L)
Các thuật ngữ cơ bản trên vận đơn đường biển
Các thuật ngữ cơ bản trên vận đơn đường biển

Các hãng tàu phổ biến hiện nay

Các hãng tàu phổ biến hiện nay
Các hãng tàu phổ biến hiện nay

Chức năng của vận đơn đường biển – B/L

Vận đơn đường biển có 3 chức năng chính:

  • Vận đơn là bằng chứng xác nhận người chở hàng đã nhận chuyên chở lô hàng của bạn theo thông tin trên bill: Người nhận, người gởi, chủng loại, số lượng hàng hóa, tình trạng….
  • Vận đơn là giấy tờ có giá trị dùng để thanh toán, định đoạt tại ngân hàng. Vận đơn minh chứng cho quyền sở hữu hàng hóa do đó vận đơn GỐC có thể mua bán được.
  • Vận đơn được xem là hợp đồng vận chuyển đã được ký. Trong thuê tàu chuyến thì người vận chuyển và chủ hàng phải ký kết trước hợp đồng. Tuy nhiên trong thuê tàu chợ ( tàu container, hàng LCL ) thì hãng tàu không có ký kết hợp đồng trước, mà hai bên chỉ có giấy xác nhận lưu cước (Booking note) sau khi hàng đã lên tàu cấp bill thì trách nhiệm mỗi bên mới bắt đầu.

Tác dụng của Bill of Lading – B/L

  • Vận đơn có rất nhiều tác dụng trong giao dịch ngoại thương. Sau đây là một số tác dụng chính:

– Vận đơn có tính pháp lý điều chỉnh mối quan hệ người chớ hàng, người xếp hàng và người nhận hàng.

– Vận đơn là căn cứ để khai hải quan, Manifest.– Vận đơn xác nhận số lượng, chủng loại hàng người bán gởi cho người mua từ đó làm cơ sở để đóng thuế xuất nhập khẩu.

– Vận đơn là một trong những giấy tờ quan trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu.

– Vận đơn có thể làm giấy tờ mua bán, chuyển nhượng…

Quy trình phát hành và sử dụng Bill of Lading – B/L

  • Khi cấp vận đơn, người chuyên chở (chủ tàu) hoặc đại diện của họ phải ký phát hành vận đơn và ghi rõ tư cách pháp lý. Trong thực tế, vận đơn thường do người chuyên chở, chủ tàu, thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở, chủ tàu hay thuyền trưởng ký.
  • Vận đơn đường biển được phát hành theo các bản gốc (Original) và bản sao (Copy). Các bản gốc được phát hành theo bộ, một bộ có thể có một bản gốc duy nhất hoặc hai hay nhiều bản gốc giống nhau.

Quy trình cấp Vận đơn đường biển gồm 7 bước như sau:

Bước 1 : Shipper giao hàng cho đại lý tàu tại cảng bốc và yêu cầu ký phát vận đơn.

Bước 2 : Đại lý tàu ở cảng bốc ký phát cho người gửi hàng vận đơn gốc, thông thường nó gồm 3 bản: 3/3 Original B/L

Bước 3 : Gửi vận đơn cho người nhận hàng, có 2 cách như sau:

  • Cách 1 : Shipper trực tiếp gởi 1 bản original B/L cho Consignee
  • Cách 2 : Shipper gởi original B/L cho Consignee thông qua Ngân hàng

Bước 4 : Đại lý tàu ở cảng dỡ gửi thông báo hàng tới cho Consignee (Notice of Arrival). Thường thì Consignee phải chủ động đoán ngày tàu tới cảng dỡ để lấy hàng.

Bước 5 : Consignee xuất trình B/L hợp lệ.

Bước 6 : Đổi lệnh giao hàng (Delivery Order): Đại lý tàu ở cảng dỡ ký phát D/O (Delivery Order), thông thường 1 B/L đổi được 3 D/O. Consignee làm thủ tục nhập khẩu, nếu là hàng nguyên cont thì đi tới đại lý hãng tàu làm thủ tục đóng thuế (nếu có) và ký cược mượn cont.

Bước 7 : Đại lý tàu cảng dỡ giao hàng cho Consignee trên cơ sở Consignee xuất trình lệnh giao hàng.

Nội dung chính của Bill of Lading – B/L

  • Mặt trước của B/L được chia theo từng ô và có các nội dung quan trọng liên quan đến lô hàng được vận tải trong khi mặt sau in sẵn các điều khoản chuyên chở. Dưới đây là các nội dung chính ở mặt trước của B/L:

(1) Số vận đơn (NUMBER OF BILL OF LADING / BILL NO.)

(2) Người gửi hàng (SHIPPER)

(3) Người nhận hàng (CONSIGNEE)

(4) Tên tàu (VESSEL NAME)

(5) Cảng xếp hàng (PORT OF LOADING – POL)

(6) Cảng dỡ hàng (PORT OF DISCHARGE – POD)

(7) Mô tả hàng hóa (DESCRIPTIONS OF GOODS)

(8) Số kiện và cách đóng gói (NUMBER OF CONTAINERS OR PACKGES)

(9) Thể tích (MEASUREMENTS / VOLUME)

(10) Trọng lượng toàn bộ (TOTAL WEIGHT / GROSS WEIGHT)

(11) Cước phí và Phụ phí (FREIGHT AND CHARGES)

(12) Số bản vận đơn gốc (NUMBER OF ORIGINAL BILL OF LADING)

(13) Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (PLACE AND DATE OF ISSUE)

(14) Chữ ký của người vận tải (CARRIER’S SIGNATURE)

Phân loại vận đơn

(1) Xét theo dấu hiệu trên vận đơn ghi chú xấu về HH hay không, thì VĐ chia thành 2 loại:

  • Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Không có thêm điều khoản hay ghi chú về tình trạng khiếm khuyết của HH và/hoặc bao bì. Điều này rất quan trọng bởi vì vận đơn này để consignee hoặc ngân hàng cảm thấy an tâm về lô hàng khi shipper gửi.
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty bill): là loại VĐ trên đó NCC có ghi chú về tình trạng của HH và/hoặc bao bì. VD: “Thùng bị vỡ”… B/L có ghi chú như vậy sẽ bị NH từ chối thanh toán, trừ khi có qđ riêng.

(2) Xét theo dấu hiệu NVT nhận hàng khi hàng đã được xếp lên tàu hay chưa thì B/L chia thành 2 loại

  • Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L): Là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc nhân viên của chủ tàu cấp cho người gửi hàng shipper khi hàng đã bốc lên tàu.
  • Vận đơn nhận hàng để xếp (Received to shipment B/L) là VĐ được cấp trước khi HH được xếp lên tàu. Trên B/L không ghi rõ ngày, tháng được xếp xuống tàu. Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy vận đơn đã xếp hàng.

(3) Xét theo dấu hiệu quy định n.ười nhận hàng sẽ cácsau:

  • Vận đơn theo lệnh (B/L to order): NCC sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, ngân hàng hoặc người nhân hàng.
  • Vận đơn đích danh (B/L to a named person) or (Straight B/L): ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng, hàng chỉ có thể giao được cho người có tên trong B/L.
  • Vận đơn xuất trình (Bearer B/L): vận đơn vô danh không ghi rõ tên nhận hàng, cũng không ghi rõ theo lệnh của ai. NCC sẽ GH cho người cầm VĐ và xuất trình cho họ.

(4) Theo dấu hiệu HH được chuyển bằng 1 hay nhiều tàu thì :

  • Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): loại vận đơn hàng được chở thẳng từ cảng load hàng sang cảng dỡ hàng không qua chuyển tải hay tàu ghé cảng nào cả.
  • Vận đơn suốt (Through B/L): Cấp cho chủ hàng không cần quan tâm đến hàng có chuyển tải hay không. Trong loại vận đơn nay có thể có nhiều người chuyên chở và nhiều tàu chuyên chở. Tuy nhiên chỉ có 1 vận đơn có tính sở hữu duy nhất. Trong loại này còn có các vận đơn con gọi là vận đơn địa hạt (Local B/L) không có tính sở hữu. Vận đơn địa hạt này như là 1 biên lai ghi nhận các nhà chuyên chở nhận hàng và trao đổi hàng cho nhau.
  • Vận đơn đa phương thức (Multimodal BilL, Intermodal Bill or Combined Bill)

Vận đơn này thường dùng trong vận chuyển container với hình thức “door to door”. Có thể sử dụng nhiều phương pháp vận chuyển kết hơp như : đường biển, hàng không, đường bộ…

(5) Phân loại B/L theo chủ thể nhận hàng (Straight BL – To Order BL – Bearber BL)

Vận đơn đích danh (Straight Bill)

Là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng chỉ giao hàng đúng với tên, địa chỉ trên bill. (Trong ví dụ là mục consignee, vận đơn trên là vận đơn đích danh).

Vận đơn theo lệnh (To order Bill)

Thường thì trên bill gốc không thể hiện tên consignee mà chỉ để chữ “To Order” tại mục consignee. Vận đơn này miễn người nào cầm vận đơn gốc và được xác nhận ký hậu của shipper là có thể nhận hàng.

Trên vận đơn “To Order” ô Consignee có thể thi: To order of consignee, to order of bank…. Khi gặp vận đơn này phải chú ý ký hậu và đóng dấu. Việc ký hậu và đóng dấu là cách chuyển nhượng quyền sở hữu của lô hàng. (Thường ký hậu và đóng dấu vào mặt sau của Bill).

(6) Phân loại vận đơn đường biển theo chủ thể cấp vận đơn (Master BL – House BL)

(1) Vận đơn chủ (Master Bill)

Do hãng tàu phát hành và thường được viết tắt là MBL hay MB/L. Bạn sẽ thấy tên và logo của hãng tàu trên đầu trang vận đơn. Nếu làm quen thì sẽ nhận biết tên hãng tàu khá dễ dàng, chẳng hạn như MCC, SITC, Yang Ming, OOCL… Bạn có thể tìm hiểu tên một số hãng lớn trong danh sách hãng tàu tại Việt Nam. Mỗi lô hàng chỉ phát hành 1 MBL, gồm nhiều liên (cùng nội dung).

Trên Master Bill, người gửi hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu (không phải là công ty xuất khẩu), còn người nhận hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước nhập khẩu. Thường 2 công ty giao nhận ở 2 nước có mối quan hệ đại lý, hoặc công ty mẹ con.

  1. Shipper- Smooth International Logistics LTD
  2. Consignee – Vnlogs Export and Import Joinstock Company
  3. Notify party- người nhận thông báo hàng đến – giống consignee
  4. Place of receipt
  5. Vessel/ Voy no – Số chuyến tàu – Meratus Gorontalo V.203
  6. Port of loading- Nansha China
  7. Port of discharge – Haiphong Vietnam
  8. Place of delivery – Haiphong Vietnam
  9. CNTR no – số container và số chì
  10. Nội dung hàng hóa
  11. Gross weight – CBM- số kg và thể tích khối
  12. Thông tin tàu đi – 23 August 2020

Phân loại vận đơn đường biển theo chủ thể cấp vận đơn (Master BL – House BL)

(2) House Bill of Lading

  • Là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải (freight forwarder) phát hành, dịch là Vận đơn nhà, thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill.
  • Ở nước ngoài, HBL còn có thể do 1 loại công ty vận chuyển có tên là chủ tàu không tàu – NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) phát hành. Nhưng ở Việt Nam chưa thấy loại hình này. Thế nên HB/L được hiểu là của Forwarder cấp. Sau khi chủ hàng đóng hàng và giao cho công ty giao nhận, làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, và nộp một số phí liên quan, công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho khách hàng.

(7) Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa vận chuyển

Vận đơn gốc (Original Bil)

Là vận đơn được có dấu Original và được đóng mộc, ký bằng tay. Bill gốc mang tính chủ sở hữu hàng hoá. Ví dụ Bill trên của Maersk Line là vận đơn gốc, theo lệnh (to order).

Vận đơn bản sao (Copy B/L)

Nội dung vận đơn này giống với vận đơn gốc, không có dấu và không được ký bằng tay, có chữ COPY-NON NEGOTIABLE. Có nghĩa là không được chuyển nhượng.

(8) Căn cứ vào phương thức thuê tàu

Vận đơn tàu chợ (Liner Bill)

Là loại vận đơn thông dụng nhất và chiếm hầu hết trên thị trường. Loại vận đơn này khi bạn thuê tàu container để chở hàng (ví dụ trong bài viết đều là vận đơn tàu chợ).

Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill)

Là loại vận đơn phát cho người chủ hàng khi sử dụng tàu chuyến để chở hàng và thường đi kèm “tobe used with charter party” (sử dụng với hợp đồng thuê tàu).

Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa

  • Vận đơn gốc (Original B/L): Người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mới được lấy lệnh giao hàng (D/O).
  • Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L): Người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc, vì đã có điện giao hàng.
  • Vận đơn đã được xuất trình (Surrendered B/L): Vận đơn đã được xuất trình cho hãng tàu, hoặc đại diện hãng tàu ở đâu đó, thường là tại cảng xếp hàng (sau khi phát hành). Tương tự như Telex Release B/L phía trên, người nhận hàng chỉ cần làm thủ tục thanh toán các phí Local charges đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O, mà không cần nộp Bill gốc.

Những quy định về vận đơn đường biển:

  • Xem điều 23 – UCP 500: Vận đơn đường biển/ hàng hải
  • Xem điều 30 – UCP 500: Chứng từ vận tải phát hành bởi người giao nhận
  • Xem điều 31 – UCP 500: Trên boong – Việc xếp và đếm của người gửi hàng
  • Xem điều 32 – UCP 500: Các chứng từ vận tải hoàn hảo
  • Xem điều 33 – UCP 500: Các chứng từ vận tải được trả/ cước trả trước
  • Xem điều 20 – UCP 600: Vận đơn đường biển

Lưu ý: 

  • Bộ chứng từ thường được gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh hàng không quốc tế (nên thường đến tay người nhập khẩu nhanh hơn lô hàng cập cảng nước nhập khẩu).
  • Nếu sử dụng vận đơn SURRENDER hoặc TELEX RELEASE thì không thể xuất trình B/L gốc.
  • Đại lý chỉ có trách nhiệm giao hàng khi nhận được vận đơn gốc đầu tiên xuất trình tại cảng đến. Khi một bản vận đơn gốc được xuất trình để nhận hàng thì các bản khác sẽ không còn giá trị.

Bài viết trên là sơ lược về Vận đơn đường biển  (Bill of Lading B/L) Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, hãy đón chờ nhiều bài viết về Logistics, xuất nhập khẩu của Vietship nhé! Để biết thêm thông tin, hãy đến với Vietship qua Hotline để được tư vấn nhé!

Đọc thêm: Khi nào nên hút chân không? Hút chân không miễn phí ở đâu 

DỊCH VỤ GỬI CAFE ĐI THỤY ĐIỂN AN TOÀN, GIÁ RẺ – Công ty vận tải đường thủy đường biển Nội địa quốc tế 

Rate this post