Doanh nghiệp được khuyến nghị nên thay tuyến đường khi cước vận tải biển tăng

Doanh nghiệp được khuyến nghị nên thay tuyến đường khi cước vận tải biển tăng

Doanh nghiệp được khuyến nghị nên thay tuyến đường khi cước vận tải biển tăng

Bộ Công thương mới đây đã gửi văn bản tới các hiệp hội ngành hàng, logistics, chủ tàu, đại lý, môi giới và dịch vụ hàng hải, đề xuất một số giải pháp. Nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển đang tăng cao.

Theo đó, Bộ Công Thương đã đưa ra khuyến nghị cho các doanh nghiệp về việc phân luồng hàng hóa. Và tìm kiếm các tuyến đường thay thế. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics cần tăng cường hợp tác. Các hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu sẽ làm việc với các hiệp hội trong lĩnh vực logistics. Để nâng cao năng lực và tập hợp các doanh nghiệp thành viên cùng xây dựng kế hoạch cho sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều này sẽ tạo cơ sở để ký kết hợp đồng dài hạn với các hãng tàu. Từ đó giảm thiểu ảnh hưởng của giá cước và phụ phí trong bối cảnh thị trường quốc tế đang diễn biến phức tạp và khó lường.

Cơ quan này cho rằng, bên cạnh các tuyến đường biển hiện tại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sang châu Âu. Nên cân nhắc các tuyến đường thay thế. Như việc áp dụng vận tải đa phương thức. Cụ thể, doanh nghiệp có thể vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đến các cảng ở Trung Đông. Rồi sau đó sử dụng đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ để tiếp tục chuyển giao hàng hóa sang châu Âu.

Bên cạnh đó, các hiệp hội ngành hàng, logistics cùng Liên đoàn thương mại và công nghiệp (VCCI) mở chương trình đào tạo nâng cao năng lực đàm phán hợp đồng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng bảo hiểm. Nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước rủi ro, tổn thất khi có sự cố.

Doanh nghiệp được khuyến nghị nên thay tuyến đường khi cước vận tải biển tăng
Doanh nghiệp được khuyến nghị nên thay tuyến đường khi cước vận tải biển tăng

Bối cảnh hiện tại

Loạt khuyến nghị được đưa ra trong bối cảnh kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đạt 369,62 tỉ USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2023. Tuy nhiên, giá cước tàu trên các tuyến trọng điểm đang tăng cao. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, giá mỗi container đi châu Âu đang vào khoảng 4.000-5.000 USD, hơn gấp đôi cuối năm ngoái. Cước tàu đi Mỹ cũng tăng tương tự, lên 6.000-7.000 USD mỗi container.

Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng giá cước vận tải là do các hãng vận tải phải tạm ngừng lộ trình qua kênh đào Suez. Sau khi lực lượng Houthi tại Yemen tấn công các tàu trên Biển Đỏ. Làm kéo dài thời gian vận chuyển và tăng chi phí. Là một quốc gia có hoạt động thương mại quốc tế sôi động, với lượng hàng xuất khẩu lớn sang Mỹ và EU. Các doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự tăng giá cước vận tải biển. Tác động này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, EU… phụ thuộc vào các hãng tàu nước ngoài.

Doanh nghiệp được khuyến nghị nên thay tuyến đường khi cước vận tải biển tăng
Doanh nghiệp được khuyến nghị nên thay tuyến đường khi cước vận tải biển tăng

Tìm hiểu sơ lược về Biển Đỏ

Về mặt địa lý, Biển Đỏ (hay còn gọi là Hồng Hải) là vùng vịnh thuộc Ấn Độ Dương. Nó nằm giữa châu Á và châu Phi. Vùng nước này tiếp giáp Vịnh Aqaba, Vịnh Sinai và Vịnh Suez, nơi đặt kênh đào Suez – về phía Bắc. Ở phía nam, Biển Đỏ tiếp giáp Vịnh Aden và đổ ra Ấn Độ Dương.

Nếu một tàu buôn đi từ Ấn Độ Dương, thông qua vịnh Aden để vào Biển Đỏ thì chỉ cần vượt kênh đào Suez. Tàu sẽ đến Địa Trung Hải và dễ dàng cập cảng châu Âu. Với ít nhất 12% giao dịch thương mại hàng hóa thế giới đi qua vùng biển này.

 Tình hình Biển Đỏ

Trong vài tháng qua, các vụ tấn công vào tàu hàng trên Biển Đỏ đã gây áp lực lớn lên kênh đào Suez. Một trong những tuyến thương mại quan trọng nhất của thế giới.

Lực lượng Houthi từ Yemen đã gia tăng các cuộc tấn công vào tàu hàng đi qua Biển Đỏ. Đặc biệt sau khi xung đột giữa Israel và Hamas bùng nổ vào đầu tháng 10/2023. Họ tuyên bố rằng hành động này nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với người Palestine tại Dải Gaza. Quân đội Mỹ và các đồng minh đã tăng cường các biện pháp an ninh hàng hải tại khu vực. Nhưng các cuộc tấn công vẫn tiếp tục xảy ra.

Doanh nghiệp được khuyến nghị nên thay tuyến đường khi cước vận tải biển tăng
Doanh nghiệp được khuyến nghị nên thay tuyến đường khi cước vận tải biển tăng

Trước tình hình đó, các tàu container buộc phải né tránh kênh đào Suez. Tuyến đường thủy quan trọng kết nối châu Á với châu Âu và Mỹ. Và thay vào đó chọn đi qua mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi. Sự chuyển hướng này đã gây ra gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Làm tăng mạnh chi phí vận tải và gia tăng căng thẳng tại Biển Đỏ. Điều này cũng gây thiệt hại nghiêm trọng cho Ai Cập. Khi các tàu thuyền không còn sử dụng kênh đào Suez. Dẫn đến việc giá sản phẩm tăng cao đúng vào thời điểm mà toàn thế giới đang phải đối mặt với cuộc chiến chống lạm phát.

 

Đọc thêm

ĐE DỌA KINH TẾ BỞI CĂNG THẲNG BIỂN ĐỎ

Gửi đồ nội thất đi Mỹ bằng đường biển giá rẻ

Rate this post