Nhập khẩu giấy từ Trung Quốc

Trung Quốc tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,382 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan.

Hướng dẫn nhập khẩu giấy từ Hàn Quốc

Việt Nam đang trên con đường hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế ngoại thương, việc giao kết hợp đồng giữa các quốc gia cần được đặc biệt chú trọng, quan tâm và phát triển. Các hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến, giao dịch giữa các thương nhân trong và ngoài nước cũng không ngừng tăng cường. Thông qua bài phân tích một hợp đồng mẫu, bạn đọc sẽ nắm được các lưu ý khi nhập khẩu giấy từ Hàn Quốc.

I/ Tổng quan về hợp đồng

  • Loại hợp đồng: Hợp đồng thuộc loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Sales contract).
  • Số hợp đồng: SW-KH/56/05/16
  • Ngày ký: 05/05/2016.
  • Người mua: Công ty TNHH Việt Nam (Việt Nam), đại diện bởi bà Trịnh M – Giám đốc. Lĩnh vực hoạt động: kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến giấy in công nghiệp.
  • Người bán: Tập đoàn Korea (Hàn Quốc), đại diện bởi ông Korea Kim – Chủ tịch. Lĩnh vực hoạt động: cung cấp các mặt hàng giấy, hóa chất, vật tư, thiết bị điện,…

Nhận xét: Ngoài tên công ty, người đại diện, trong hợp đồng còn ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax của hai bên. Các chủ thể trong hợp đồng là công ty và tập đoàn, họ có tư cách pháp lý trong việc ký hợp đồng.

II/ Các điều khoản trong hợp đồng

1. Điều khoản tên hàng (Commodity)

Mặt hàng giấy Duplex với mặt sau màu xám, dạng cuộn. Đây là loại giấy có độ phẳng tốt, độ trắng và độ sáng đạt tiêu chuẩn, thường dùng để sản xuất vỏ hộp cho các sản phẩm có kích thước lớn do loại giấy này đảm bảo được về độ cứng, chắc chắn.

Hợp đồng này sử dụng phương thức ghi tên thương mại của hàng hóa (White Duplex board with grey back). Đối với mặt hàng giấy Duplex thì phương thức này đủ để đảm bảo tính chặt chẽ.

2. Điều khoản phẩm chất (Specification)

Quy đinh phẩm chất dựa vào quy cách (by specification). Thông số được sử dụng ở đây là định lượng giấy (substance – gsm). Có 6 mức định lượng: 230, 250, 300, 350, 400, 450 gsm, chỉ số định lượng càng thấp, đơn giá càng cao.

3. Điều khoản giá cả (Price)

Tổng giá trị đơn hàng là 144.300 USD, tính theo giá CIF, tại cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Số tiền này đã bao gồm cả phí bảo hiểm, phí vận chuyển. Đơn giá có nhiều mức, tùy thuộc vào định lượng của giấy. Giá có thêm dung sai 10% dựa vào dung sai của điều khoản số lượng, do vậy phương pháp xác định giá ở đây là giá dung sai theo giá trị hợp đồng.

4. Điều khoản số lượng (Quantity)

300 mét tấn, dung sai cho phép 10%. Ở đây, hai bên dùng phương pháp phỏng chừng số lượng hàng hóa giao dịch. Do sử dụng phương thức này, điều khoản giá cả cũng ảnh hưởng theo.

5. Điều khoản bao bì (Packing)

Đóng gói đạt tiêu chuẩn xuất khẩu – sử dụng quy định chung. Điều này chứng tỏ cả hai bên mua và bán đều có trình độ và kinh nghiệm về lĩnh vực này.

6. Điều khoản giao hàng (Shipment)

  • Thời hạn giao hàng: Trước ngày 10/07/2016.
  • Cho phép hàng đi qua trạm trung chuyển và không cho phép giao hàng từng phần.
  • Cảng chất hàng: Bất cứ cảng nào tại Hàn Quốc. Cảng dỡ hàng: Cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Nhận xét: Cảng đi là cảng nào không quan trọng, bên nhập cũng không có nhu cầu biết về thông tin này, miễn là bên xuất đáp ứng đủ các yêu cầu khác trong hợp đồng. Hoặc bên bán chưa quyết định sẽ xuất phát tại cảng nào.

7. Điều khoản thanh toán (Payment)

  • Phương thức thanh toán: Thanh toán kèm chứng từ, cụ thể hơn là thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit).
  • Kỳ hạn thanh toán: Thanh toán ngay lập tức 100% tổng giá trị hợp của đồng sau khi bên bán đã đáp ứng đủ các yêu cầu về chứng từ, và phải hoàn thành trước ngày 30/05/2016. “Ngay lập tức” ở đây hiểu là vài ngày sau khi ngân hàng đại diện bên mua nhận được đầy đủ bộ chứng từ, bởi họ cần thời gian để kiểm tra bộ chứng từ đó có đáp ứng đầy đủ yêu cầu hay không.
  • Người thụ hưởng: Tập đoàn Korea – bên xuất khẩu.
  • Ngân hàng thông báo: Ngân hàng Kookmin, chi nhánh Haengsin-Dong – ngân hàng đại diện cho Tập đoàn Korea.
  • Bộ chứng từ:
  • 3 bản gốc vận đơn sạch, cước phí trả trước.
  • 2 bản chứng thư chính sách bảo hiểm, bảo hiểm toàn bộ rủi ro trong quá trình chuyên chở ở mức 110% giá trị hóa đơn.
  • 3 bản hóa đơn thương mại đã có chữ ký hợp lệ.
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc, mẫu AK, phát hành bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc.
  • 3 bản phiếu đóng gói chi tiết.
  • Bản fax gửi cho người mua, thông báo về số vận đơn, thời gian dự kiến tàu khởi hành và thời gian dự kiến tàu cập bến. Bản này phải được gửi trong vòng 5 ngày kể từ ngày lập vận đơn.
  • Chứng từ của bên thứ ba được chấp nhận.

8. Điều khoản giám định (Inspection)

Bên nhập khẩu có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền như Vinacontrol, SGS giám định lô hàng ngay tại cảng dỡ. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện, bên nhập khẩu chịu phí giám định; ngược lại, bên xuất khẩu chịu phí.

9. Điều khoản miễn trách (Force majeure)

  • Không bên nào phải chịu trách nhiệm cho bên kia nếu xảy ra chiến tranh, thiên tai, sự hạn chế của chính phủ,…
  • Trong trường hợp bất khả kháng, hai bên liên lạc ngay lập tức cho bên còn lại qua cả telex và fax và phải gửi giấy chứng nhận trường hợp bất khả kháng trong vòng 30 sau đó.
  • Nếu trường hợp bất khả kháng kéo dài quá 120 ngày, hai bên sẽ thương thảo về nghĩa vụ trong hợp đồng của mình sớm nhất có thể.

10. Điều khoản trọng tài (Arbitration)

Mọi tranh chấp chưa giải quyết được sẽ do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam giải quyết và đưa ra quyết định cuối cùng. Bên thua sẽ chịu toàn bộ chi phí. Các quyết định phải dựa trên ICOTERMS 2010.

11. Điều khoản xử phạt (Penalty)

  • Nếu bên mua đã mở L/C, nhưng bên bán thực hiện không đúng hợp đồng hoặc giao hàng chậm quá 15 ngày, bên bán sẽ phải bồi thường 3% tổng giá trị hợp đồng cho bên mua.
  • Trường hợp bên mua không mở L/C hoặc mở chậm quá 15 ngày, bên mua sẽ phải bồi thường 3% tổng giá trị hợp đồng cho bên bán.

12. Điều kiện chung

Nhập khẩu giấy Duplex từ Hàn Quốc

B. PHÂN TÍCH THƯ TÍN DỤNG

Số hiệu thư tín dụng: 002337101601111. Mỗi thư tín dụng có một số hiệu riêng, dùng để phân biệt với các thư tín dụng khác và tham chiếu với các chứng từ. Số hiệu này do ngân hàng mở thư (Vietcombank) quy định.

  • Ngày mở thư: 23/05/2016.
  • Mẫu điện: Mẫu MT700 của SWIFT.
  • Mức độ ưu tiên: Thông thường.
  • Mã SWIFT CODE của ngân hàng gửi: BFTVVNVX068.
  • Mã SWIFT CODE của ngân hàng nhận: CZNBKRSE.

Nhận xét: Mã SWIFT CODE có 4 ký tự đầu chỉ mã ngân hàng, 2 ký tự tiếp chỉ mã quốc gia, 2 ký tự cuối chỉ mã địa phương, 3 ký tự số cuối cùng là mã chi nhánh. Kết hợp tra cứu trên trang www.theswiftcodes.com, cho biết ngân hàng nhận là Kookmin Bank (Hàn Quốc), trụ sở chính (do không có 3 ký tự cuối); ngân hàng gửi là Vietcombank (Việt Nam).

II/ Nội dung thư tín dụng

  • Thư tín dụng này chỉ được phát hành 1 bản gốc, thuộc loại không thể hủy ngang. Đây là loại thư thông dụng nhất hiện nay, quy định bên nhập khẩu không được tự ý sửa đổi nội dung thư tín dụng nếu không được bên xuất khẩu đồng ý.

Nhận xét: Điều này giúp đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu (Tập đoàn Korea).

  • Thư tín dụng được phát hành ngày 23/05/2016, sử dụng bộ luật UCP600 (mới nhất) và sẽ hết hạn vào ngày 31/07/2016, tại Hàn Quốc. Ngân hàng cam kết sẽ thanh toán trước ngày 31/07, ngay sau khi kiểm tra đầy đủ bộ chứng từ.

Nhận xét: Sở dĩ trong thư tín dụng, ngày tháng được viết theo thứ tự năm – tháng – ngày nhằm mục đích tạo ra sự thuận lợi, thống nhất khi so sánh các mốc thời gian.

  • Bên yêu cầu mở là Công ty Việt Nam, bên hưởng lợi là Tập đoàn Korea. Số tiền mà ngân hàng Vietcombank thanh toán cho tập đoàn Korea là 144.300 USD, với dung sai 10%.

Nhận xét: Dung sai của khoản tiền này dựa vào dung sai của khối lượng hàng hóa, khớp với điều khoản số lượng (quantity) và điều khoản thanh toán (payment) trong Hợp đồng thương mại.

  • Hình thức thanh toán: có thể thanh toán tại bất cứ ngân hàng nào, thông qua chiết khấu.

Nhận xét: Hình thức thanh toán này mang lại lợi ích cho bên thụ hưởng. Trong trường hợp Tập đoàn Korea muốn được thanh toán sớm, họ có thể mang bộ chứng từ đến bất kỳ ngân hàng nào tại Hàn Quốc để thương lượng và nhận được số tiền thấp hơn giá trị của bộ chứng từ.

  • Người trả tiền hối phiếu là ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hồ Chí Minh.
  • Thư tín dụng này cho phép Tập đoàn Korea vận chuyển hàng hóa từng phần, cũng như đi qua trạm trung chuyển.

Nhận xét: Trong Hợp đồng thương mại giữa hai bên ký kết, điều khoản vận chuyển chỉ cho phép đi qua trạm trung chuyển chứ không cho phép giao hàng từng phần. Trên thực tế, Tập đoàn Korea đã giao hàng từng phần (cụ thể là 2 lần, ứng với 2 bộ chứng từ). Như vậy điều khoản giao hàng từng phần trong hợp đồng mâu thuẫn với thư tín dụng và trái với thực tế. Đây nhiều khả năng là lỗi giữa hai bên khi soạn hợp đồng.

  • Cảng chất hàng (cảng đi): cảng Hàn Quốc. Cảng dỡ hàng (cảng đến): cảng Cát Lái, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ngày giao hàng muộn nhất quy định trong L/C là 10/07/2016.
  • Mô tả hàng hóa (về tên mặt hàng, số lượng, đơn giá, tổng giá trị,…): giống như trong hợp đồng số SW-KH/56/05/16. Qua đây ta thấy được vai trò của số hợp đồng trong việc tham chiếu.
  • Tải trọng tối đa của container loại 20 feet là 19 mét tấn, loại 40 feet là 22 mét tấn.
  • Các chứng từ yêu cầu: các loại chứng từ kèm số lượng giống so với yêu cầu trong hợp đồng thương mại.
  • Các điều kiện bổ sung:
  • Tất cả chứng từ được phát hành bằng tiếng Anh và phải được xuất trình thông qua ngân hàng của người thụ hưởng.
  • Gửi thêm một bản copy của bộ chứng từ ở trường 46A cho ngân hàng phát hành để lưu.
  • Ngân hàng không làm việc vào thứ 7.
  • Dẫn chứng sai hoặc thiếu số hiệu L/C trên vận đơn coi như là bất hợp lệ.
  • Những lỗi chính tả và lỗi đánh máy nhỏ (trừ phần mô tả hàng hóa, chủng loại, số lượng,…) được chấp nhận.
  • Thời hạn xuất trình chứng từ: 21 ngày sau khi vận chuyển, nhưng không được lâu hơn so với thời hạn thư tín dụng.
  • Chỉ dẫn xác nhận: Không có.

C. PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ

Do Tập đoàn Korea thực hiện giao hàng từng phần nên sẽ có 2 bộ chứng từ tương ứng với 2 lần giao hàng. Mỗi chứng từ sẽ có một bản của lần giao thứ nhất và một bản nữa của lần giao thứ hai.

I/ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

  • Số hóa đơn: SDB-160607 và SDB-160607-1
  • Bên xuất khẩu, vận chuyển: Tập đoàn Korea. Bên nhập khẩu, đồng thời là bên chịu rủi ro: Công ty Việt Nam.

Nhận xét: Theo giá CIF, đã bao gồm cả phí bảo hiểm nên bên chịu rủi ro và làm việc với công ty bảo hiểm nếu rủi ro xảy ra là bên mua  hợp lý.

  • L/C phát hành bởi Vietcombank, ngày 23/05/2016 phù hợp với L/C.
  • Cảng đi: Busan. Cảng đến: Cát Lái.
  • Ngày cập bến dự kiến: Lần giao hàng thứ nhất 27/06/2016, lần giao hàng thứ 2 04/07/2016 (đều đúng hạn).
  • Tàu chở hàng: Lần 1 vận chuyển bằng tàu LEDA TRADER số 00105, lần 2 vận chuyển bằng tàu GSL AFRICA số 8345.
  • Mô tả hàng hóa: Giống trong hợp đồng.
  • Khối lượng hàng hóa và giá trị lô hàng: Lần thứ nhất giao 148,6280 mét tấn với tổng giá trị lô hàng là 71.501,88 USD. Lần thứ hai giao 150,1920 mét tấn với tổng giá trị lô hàng là 72.270,16 USD. Như vậy có thể thấy cả hai lần giao đều nằm trong dung sai cho phép về mặt tổng khối lượng hàng hóa, đúng với điều khoản số lượng trong hợp đồng.

II/ Vận đơn (Bill of Lading)

  • Vận đơn 1 số SNKO010160511111. Vận đơn 2 số SNKO010160511112.
  • Các thông tin về bên mua, bên bán, ngân hàng đại diện bên mua, tàu chở hàng, cảng đi cảng đến đều khớp với Hóa đơn thương mại.
  • Vận đơn có danh sách tên các container chở hàng và số hiệu của chúng để dễ đối chiếu, kiểm soát. Cả hai lần giao hàng đều sử dụng 8 container, bao gồm 7 chiếc loại 40 feet và 1 chiếc loại 20 feet.
  • Lần giao hàng 1, số hàng được đóng thành 167 cuộn, còn trong lần 2 con số này là 170 cuộn. Chi tiết về cách đóng gói nằm ở Phiếu đóng gói.
  • Cả 2 vận đơn đều được ghi “Freight prepaid” – cước phí trả trước – đúng yêu cầu của L/C và hợp đồng.
  • Số bản vận đơn gốc được phát hành là 3 – đúng yêu cầu của hợp đồng.
  • Ngoài ra mỗi vận đơn còn đính kèm một bản kê chi tiết danh mục sản phẩm, chủng loại, kích thước,… giống trong hóa đơn.

III/ Phiếu đóng gói (Packing List)

  • Về mặt bố cục, Packing List khá tương đồng với Commercial Invoice, chỉ khác ở chỗ nếu Commercial Invoice có các cột đơn giá, thành tiền thì ở Packing List có các cột Khối lượng tịnh (Net weight), Tổng khối lượng (Gross weight) và Đóng gói (Packages).

Nhận xét: Tổng khối lượng bao gồm khối lượng tịnh của riêng hàng hóa cộng với bao bì nên Tổng khối lượng lớn hơn khối lượng tịnh khoảng 6%.

  • Mỗi chủng loại hàng hóa (định lượng giấy, kích thước) được đóng thành bao nhiêu cuộn được liệt kê đầy đủ và chi tiết ở cột Packages.

IV/ Danh sách container (Container List)

  • Phần đầu của Container List có các thông tin về bên xuất khẩu, tên hàng hóa, số thư tín dụng.
  • Nội dung chính của Container List là danh sách các container, trên mỗi container chở các mặt hàng cụ thế như thế nào. Ở cả 2 lần giao hàng, nhìn vào tổng khối lượng mỗi container, cho biết container 1-7 là loại 40 feet, container 8 là loại 20 feet.

Nhận xét: Các hàng hóa trên cùng một container có cùng số hiệu hải quan. Khối lượng hàng hóa để so sánh với tải trọng container là Gross weight chứ không phải Net weight. Ở cả 2 lần giao hàng, chỉ có một container duy nhất chở vượt mức. Đó là container 4 ở lần giao hàng 2 có tổng khối lượng là 22,1313 mét tấn, trong khi con số cho phép chỉ là 22 mét tấn. Con số vượt mức là 0,6% – tương đối nhỏ nên container vẫn được phép chở hàng.

V/ Yêu cầu vận chuyển

Đây là giấy xin phép vận chuyển hàng của bên mua, các nội dung giống trong hóa đơn thương mại.

VI/ Các loại giấy chứng nhận (Certificate)

1. Giấy chứng nhận nguồn gốc (Certificate of Origin)
  • Trong hợp đồng quy định giấy chứng nhận nguồn gốc lập theo mẫu AK (Asia – Korea) nhưng thực tế lại là mẫu KV (Korea – Vietnam) vẫn đạt yêu cầu vì Việt Nam là quốc gia châu Á.
  • Được xác nhận bởi The Korea Chamber of Commerce and Industry đúng quy định trong hợp đồng.
2. Giấy chứng nậân phân tích (Certificate of Analysis)
3. Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng (Certificate of Quality and Quantity)
4. Chính sách bảo hiểm hàng hóa đi biển (Marine Cargo Insurance Policy)

Các giấy chứng nhận trên nhìn chung đều đáp ứng yêu cầu của hợp đồng. Ngoài ra, bộ chứng từ còn có thư gửi Công ty Việt Nam từ Tập đoàn Korea nói rằng mặt hàng này là mặt hàng công nghiệp nên không có giấy kiểm định thực vật  thể hiện được sự chu đáo, chuyên nghiệp của Tập đoàn Korea.

D. QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU

Nhóm xin phép trình bày quy trình xuất nhập khẩu dưới vai trò là nhà nhập khẩu – Công ty Việt Nam.

I/ Mở L/C

  • Hai bên kí kết với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa số SW-KH/56/05/16 ngày 05/05/2016. Bên bán yêu cầu bên mua mở L/C trước ngày 30/5/2016
  • Bên mua đề nghị ngân hàng đại diện cho mình là Vietcombank mở L/C
  • Sau khi xác định độ tín nhiệm của công ty Việt Nam Vietcombank mở L/C ngày 23/5/2016, số L/C 002337101611111.
  • Kookminbank gửi thông báo đến Korea Corporation

II/ Xin phép nhập khẩu

Mã hàng 4810.92 trong biểu thuế Việt Nam là giấy và bìa đã tráng 1 hoặc 2 mặt bằng cao lanh hoặc bằng các chất vô cơ khác, có hoặc không có chất kết dính và không có lớp phủ tráng nào khác, có hoặc không nhuộm màu bề mặt, có hoặc không trang trí hoặc in bề mặt, ở dạng cuộn hoặc tờ hình chữ nhật, là loại nhiều lớp và được khai trong tờ khai hải quan là giấy duplex màu trắng mặt sau màu xám dạng cuộn. Bột giấy hóa học chiếm 52,1%, bột giấy cơ học chiếm 14,4%, chất hóa học chiếm 2,5%, chất nhuộm lớp ngoài chiếm 24,3%, độ ẩm chiếm 6,7%.

Căn cứ vào Điều 3 và Phụ lục I Thông tư số 156/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, mặt hàng 4810.92 được cấp phép xuất khẩu bởi Bộ tài chính.

III/ Làm thủ tục hải quan

Hàng hóa được thông quan theo nội dung của người khai hải quan. Khi hàng hóa được nhập vào với điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng này là CIF công ty Việt Nam đến thanh toán tiền cho ngân hang Vietcombank để nhận vận đơn và các chứng từ liên quan, sau đó tiền hành làm thủ tục hải quan.

  • Khai báo hải quan: Công ty Việt Nam cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
  • Tờ khai hải quan: 2 bản chính
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa : 1 bản sao
  • Hóa đơn thương mại: 1 bản chính, 1 bản sao
  • Vận tải đơn: 1 bản sao
  • Hồ sơ bổ sung
  • Bản kê chi tiết hàng hóa: 1 bản chính, 1 bản sao
  • Giấy đăng kí kiểm tra nhà nước về chất lượng
  • Chứng thư giám định
  • Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Xuất trình hàng hóa để kiểm tra

IV/ Thuê tàu

Căn cứ vào những thỏa thuận của hai bên xuất – nhập khẩu về việc sử dụng giá CIF theo incoterms 2000, công ty Korea Corporation ( bến bán) thuê hãng tàu Sinokor Merchant Marine CO., LTD chuyên chở. Hai bên kí kết vận tải đơn, bảo hiểm, trả cưới phí.

1. Giao hàng lần 1 ngày 27/06/2016

Hợp đồng vận tải gồm:

  • Bên bán: Korea Corporation ,Gyeonggi-Do Korea
  • Bên nhận hàng: Joint Stock Commercial bank for foreign trade of Vietnam, Ho Chi Minh City branch ( Vietcombank )
  • Bên nhận thông báo hàng đã chuyển lên tàu: Ho Chi Minh City, Vietnam
  • Tàu chuyên chở: Leda Trader 0010S
  • Cảng chất hàng: Busan Korea
  • Cảng dỡ hàng: Cát Lái Tp Hồ Chí Minh
  • Số containers: 8 chiếc trong đó 1 container 20 feet SKLU0721436 711111 và 7 containers 40 feet gồm 40H BMOU4747700 711112, 40H SKHU8716443 11113, 40H SKHU8719062 711114, 40H SKHU9304651 711115, 40H SKHU9529513 711116, 40H SKHU9548025 711117 VÀ 40H TGU6909869 711118.
  • Cước phí trả trước
  • Tổng khối lượng: 148,6280 MTS
  • Giá trị đơn hàng theo giá CIF Cat Lai port ( incoterms 2000): USD 71501,88

Nhận xét: Người mua nhận hàng và chịu rủi ro từ ngày hàng lên tàu tức 27/6/2016. Người bán thông qua ngân hàng đại diện cho mình gửi toàn bộ vận đơn, bảo hiểm các chứng từ liên quan đến ngân hàng phát hành L/C để được thanh toán tiền trước ngày 31/7/2016 ( ghi trong L/C )

2. Giao hàng lần 2 ngày 4/7/2016

Hợp đồng vận tải:

  • Bên bán: Korea Corporation, Gyeonggi-Do Korea
  • Bên nhận hàng: Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Vietnam, Ho Chi Minh City Brach ( Vietcombank )
  • Bên nhận thông báo hàng đã chuyển lên tàu: Ho Chi Minh City, Vietnam
  • Tàu chuyên chở: GSL Africa 834S
  • Cảng chất hàng: Busan Korea
  • Cảng dỡ hàng: Cát Lái Tp Hồ Chí Minh
  • Số containers: 8 chiếc trong đó có 1 container 20 feet SKLU1008029 711119 và 7 containers 40 feet gồm 40H FCIU8222560 711120, 40H SKHU93909993 711121, 40H SKHU9536512 6111122, 40H SKHU543701 711123, 40H SKHU9614169 711124, 40H TGHU8486848 722225, 40H TGHU9611266 711126.
  • Người mua trả trước cưới phí
  • Tổng khối lượng hàng hóa: 150,1920 MTS
  • Giá trị đơn hàng theo giá CIF Cat Lai port ( incoterms 2000): USD 72270,16

3. Bảng so sánh 2 lần giao hàng

Giao hàng lần 1 Giao hàng lần 2
Khác nhau Nơi và ngày được ký chứng nhận bảo hiểm Hàn Quốc

Ngày 26/6/2016

Hàn Quốc

Ngày 3/7/2016

Chính sách số EKC3380097 – KMC002552 EKC3386707 – KMC002552
I/V SBD – 160607 SBD160607-1
Khẳng định nếu có vẫn để gì xảy ra với lô hàng thì được trả bảo hiểm tại AEC Insurance Company Ltd. (Vietnam) – Ha Noi Branch Office Central Building, 31 Hai Ba Trung Street. Suite 205-206 Hoan Kiem Distric, Ha Noi, Viet Nam. ACE Insurance Company Ltd (Vietnam) Saigon Pinance Centre, 9 Dinh Tien Hoang Street, 8/F District 1, Da Kao Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Tàu chuyên chở LEDA TRADER 0010S GSL AFRICA 834S
Tổng số tiền bảo hiểm ( 110% CIF) USD 71501.88 x 110% = USD 78652.07 USD 72270.16 x 110% = USD 79497.18
Giống nhau Cảng đi Busan Korea
Cảng đến Cát lái
Công ty bảo hiểm ACE American Fire and Marine Insuarance Company Korea.
Các điều khoản bảo hiểm –       Khoản viện hàng

–       Khoản phân viện

–       Khoản nhãn hiệu

–       Khoản trên boong tàu

–       Khoản trừng phạt về thương mại và kinh tế của Hoa Kỳ

–       Khoản thay thế đặc biệt

–       Khoản nhiệm vụ (chỉ áp dụng với thuế nhập khẩu được bảo hiểm)

–       Khoản bảo hiểm khác

–       Khoản chấm dứt quá cảnh (khủng bố)

–       Khoản quy định ngăn chặn vũ khí điện tử hóa học sinh học

V/ Giao nhận hàng

  • Hàng nguyên container (FCL/FCL)
  • Nhận giấy thông báo hàng đến, cầm B/L, giấy giới thiệu đi lấy lệnh giao hàng (D/O)
  • Xác nhận D/O
  • Nhận container chứa hàng tại bãi CY
  • Dỡ hàng ra khỏi container : Tại CY/ tại kho hàng
  • Trả vỏ container
VI/ Kiểm tra & giám định
VII/ Giải quyết tranh chấp phát sinh

Mọi thắc mắc hỗ trợ quý khách vui lòng liên hệ

Điện thoại: 08-69029161 ( 8g – 18g từ T2-T7)

Hotline: 0936-257-997 (phục vụ 24/24)

5/5 - (2 bình chọn)