C/O là gì? Quy trình cấp C/O, dịch vụ làm C/O

C/O là gì? Quy trình cấp C/O, dịch vụ làm C/O

C/O là gì? Quy trình cấp C/O, dịch vụ làm C/O

C/O là chứng từ phổ biến trong xuất nhập khẩu hàng hóa, và là chứng từ quan trọng để xác định xuất xứ hàng hóa từ đó doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể được hưởng chính sách ưu đãi thuế nếu mặt hàng đó nằm trong danh mục hàng hóa được ưu đãi theo thỏa thuận thương mại giữa 2 quốc gia xuất – nhập khẩu. Vậy C/O có những đặc điểm gì, và quy trình xin cấp C/O như thế nào? Toàn bộ những nội dung cốt lõi nhất về C/O sẽ được Vietship trình bày trong bài viết dưới đây.

C/O là gì? Quy trình cấp C/O, dịch vụ làm C/O
C/O là gì? Quy trình cấp C/O, dịch vụ làm C/O

C/O là gì?

C/O là tài liệu xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Nó chứng minh rằng sản phẩm được xuất khẩu từ một quốc gia nào đó và đáp ứng các tiêu chuẩn nguồn gốc cụ thể của quốc gia đó.

Vai trò của C/O

Áp dụng thuế quan ưu đãi: Các thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia thường đi kèm với việc áp dụng thuế quan ưu đãi đối với hàng hóa có C/O. Điều này giúp giảm bớt chi phí và làm cho hàng hóa trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường.

Xác minh nguồn gốc: C/O chứng minh rõ ràng nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, và tạo niềm tin cho người mua hàng.

Thỏa thuận thương mại: C/O là căn cứ để thực hiện thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia, đảm bảo tuân thủ các quy định và cam kết.

Quy trình cấp C/O tại VCCI

C/O là gì? Quy trình cấp C/O, dịch vụ làm C/O
C/O là gì? Quy trình cấp C/O, dịch vụ làm C/O

1. Khai báo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ

Doanh nghiệp khai báo hồ sơ trên hệ thống gồm:

+ Khai báo đơn xin cấp trên hệ thống

+ Scan các file đính kèm.

– Dung lượng tối đa: không quá 2mb/file

2. Tự động cấp số C/O

Hệ thống VCCI: Hệ thống VCCI sẽ tự động cấp số C/O khi doanh nghiệp hoàn thành kê khai trên hệ thống.

Doanh nghiệp:

Tiếp nhận số C/O. Hệ thống DN tiếp nhận số C/O.

Sửa hồ sơ. DN có thể sửa hồ sơ khi chưa có xác nhận của chuyên viên VCCI xử lý hồ sơ.

3. Gửi hồ sơ

Doanh nghiệp: gửi hồ sơ sau khi hoàn thiện

4. Tiếp nhận hồ sơ

Hệ thống VCCI: Hệ thống VCCI tiếp nhận hồ sơ được gửi từ hệ thống DN.

5. Xét duyệt hồ sơ

Hệ thống VCCI: Chuyên viên VCCI thực hiện xem xét hồ sơ.

Nếu hồ sơ không đầy đủ: chuyển bước 6.

Nếu hồ sơ đầy đủ: chuyển sang bước 7.

6. Từ chối hồ sơ

Hệ thống VCCI: Chuyên viên VCCI từ chối hồ sơ. Yêu cầu nhập: – Lý do từ chối.

Doanh nghiệp: Nhận thông báo từ chối hồ sơ. Doanh nghiệp nhận TB từ chối từ hệ thống VCCI và thực hiện bổ sung, chỉnh sửa thông tin theo bước 6.2

Doanh nghiệp: Bổ sung, chỉnh sửa thông tin. Doanh nghiệp bổ sung, chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu rồi gửi lại hồ sơ. Quy trình quay trở lại bước 3.

7. Duyệt cấp C/O

Khi hồ sơ đầy đủ, chuyên viên xem xét rồi duyệt cấp C/O cho doanh nghiệp.

8. Ký và đóng dấu trên form C/O

VCCI ký, đóng dấu trên form C/O và trả cho DN

 Trạng thái các bước xử lý:

a. Bước 4 – Tiếp nhận hồ sơ: Đã tiếp nhận đơn

b. Bước 5 – Xét duyệt hồ sơ:

– Hồ sơ hợp lệ: Chờ cấp phép

– Hồ sơ không hợp lệ: Hồ sơ không được duyệt (kiểm tra phần “Ý kiến xử lý” để biết thêm chi tiết)

c. Bước 7 – Duyệt cấp C/O:

– Hồ sơ hợp lệ: Chờ thu phí hoặc Không thu phí

– Hồ sơ không hợp lệ: Hồ sơ không được cấp phép (kiểm tra phần “Ý kiến xử lý” để biết thêm chi tiết)

d. Thu phí (nếu có): Đã thu phí

e. Bước 8 – Ký và đóng dấu trên form C/O: Đã trả hồ sơ

Nếu bạn muốn thuê đơn vị dịch vụ xin CO cũng như vận chuyển hàng hoá sang nước ngoài vui lòng liên hệ với Vietship để được báo giá tốt nhất.

Đọc thêm:

Dịch vụ Vận chuyển Đường biển từ Nhật Bản về Việt Nam với giá cực tốt

Dịch vụ Vận chuyển Đường biển từ Trung Quốc về Việt Nam với giá ưu đãi!

 

Rate this post