Các phương thức vận chuyển hàng hóa trong logistics

Các phương thức vận chuyển hàng hóa trong logistics

Các phương thức vận chuyển hàng hóa trong logistics

Vận tải là một phần quan trọng trong Logistics. Thông qua vận tải, hàng hóa sẽ được di chuyển một cách an toàn nhất. Vậy các phương thức vận tải trong Logistics gồm những phương thức nào. Hãy cùng Vietship tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Các phương thức vận chuyển hàng hóa trong logistics
Các phương thức vận chuyển hàng hóa trong logistics

1. Đường bộ

Bản chất của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. Phụ thuộc vào mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng địa phương, khoảng cách hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, trọng lượng và khối lượng của từng chuyến hàng và loại hàng hóa được vận chuyển.

  •  Đối với những khoảng cách ngắn và những chuyến hàng nhỏ nhẹ, có thể sử dụng xe van hoặc xe bán tải.
  • Đối với các lô hàng lớn, ngay cả khi ít hơn một xe tải đầy đủ, một chiếc xe tải là thích hợp hơn.
Full truckload (FTL) Less than truckload (LTL)
Các lô hàng sử dụng toàn bộ xe tải. Có nghĩa là lô hàng không chứa gì ngoài các sản phẩm của bạn. Điều này cho phép bạn kiểm soát tốt hơn quá trình vận chuyển. Tổng lô hàng của bạn không chiếm toàn bộ một xe tải và các lô hàng từ các công ty khác sử dụng không gian còn lại trên xe tải.
Các doanh nghiệp lựa chọn vận chuyển FTL khi cần vận chuyển mười pallet trở lên. Thường áp dụng cho những chuyến hàng có trọng lượng dưới 10.000 pound và yêu cầu không gian rơ moóc không quá 11 feet.
Phương thức vận chuyển này nhanh hơn do ít điểm dừng hơn. Chỉ phải trả cho không gian trên xe tải mà bạn cần –> có thể tiết kiệm chi phí.
Chi phí thường cao hơn so với LTL. Quá trình vận chuyển kéo dài hơn so với FTL, vì sử dụng chung không gian với hàng hóa của các doanh nghiệp khác –> có nhiều trạm dừng hơn.

Đối tượng:

  • Các mặt hàng vật liệu xây dựng: Xi măng, ống nước, gạch, cát, đá, sắt thép, thạch cao, đồ nội thất,…
  • Hàng nông sản: Gạo, bắp, bột mì, rau củ quả tươi,….
  • Vận tải hàng sản xuất công nghiệp: dệt vải, bao bì, thức ăn gia súc, máy móc thiết bị,…
  • Hàng xuất nhập khẩu.
  • Hàng siêu trường, siêu trọng.

Ưu điểm

  • Vận chuyển chủ yếu bằng xe tải: có tính linh hoạt cao. Các bên có thể dễ dàng thống nhất địa điểm, tuyến đường hoặc thay đổi (nếu cần).
  • Khả năng bảo quản hàng hóa cao, dễ dàng kiểm tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Quá trình chuyên chở trực tiếp từ kho người gửi đến kho người nhận. Không qua bất kì phương thức vận tải trung gian nào khác –> Hạn chế công đoạn bốc xếp hàng hóa bằng nhân công, giảm thiếu chi phí.

Khuyết điểm

  • Cần chi trả các loại phí (trạm thu phí, cầu đường) khi sử dụng hệ thống đường bộ)
  • Có sự cản trở về mặt địa lí , đồng thời còn có thể xuất hiện một số nguy cơ khác như: tai nạn, kẹt xe –> ảnh hưởng đến thời gian và tiến độ vận chuyển.
  • Vì chủ yếu vận chuyển bằng xe tải –> có sự giới hạn về khối lượng hàng hóa có thể vận chuyển.

2. Đường sắt

Đối tượng

  • Nguyên liệu thô và thành phẩm.
  • Năng lượng: Hàng hóa chất lỏng bao gồm dầu thô, thanol và than đá.
  • Hóa chất: phân bón, nhựa dẻo, xút ăn da theo yêu cầu của các nhà sản xuất giấy và bột giấy và nhiều loại sản phẩm hóa chất khác mà người trung gian và người tiêu dùng cuối cùng cần.

Ưu điểm

  • Có giá cước thấp và ít biến đổi trong thời gian dài.
  • Bằng cách liên tục đầu tư vào các công nghệ mới hơn. Đường sắt đã có thể giảm thiểu sai sót của con người và tăng cường an toàn. Và hiệu quả hoạt động của đường sắt.
  • Theo Hiệp hội Đường sắt Hoa Kỳ, một đoàn tàu chở hàng có thể thay thế hàng trăm xe tải . Điều này không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và không gian trên đường cao tốc cho những người lái xe ô tô. Và chống hao mòn hệ thống đường cao tốc của Mỹ.
  • Ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
  • Vận chuyển được những mặt hàng nặng trên các tuyến đường xa.
  • Thời gian thường cố định, ít bị thay đổi.

Khuyết điểm

  •  Bị giới hạn về không gian và tuyến đường, chỉ di chuyển được trên đường ray. Không được linh hoạt trong quá tình vận chuyển hàng hóa và cần kết hợp với các phương tiện vận tải khác.
  •  Không có ưu thế bằng đường bộ và đường hàng không. Nếu là các mặt hàng yêu cầu thời gian giao hàng nhanh và thời gian bảo quản ngắn.

3. Đường biển

  • Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay. Vận tải hàng hóa biển chiếm phần lớn trong vận chuyển thương mại toàn cầu
  •  Vận chuyển container là phương thức thường được sử dụng trong quá tình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Full truckload (FTL) Less than truckload (LTL)
Các lô hàng sử dụng toàn bộ xe tải. Có nghĩa là lô hàng không chứa gì ngoài các sản phẩm của bạn. Điều này cho phép bạn kiểm soát tốt hơn quá trình vận chuyển. Tổng lô hàng của bạn không chiếm toàn bộ một xe tải và các lô hàng từ các công ty khác sử dụng không gian còn lại trên xe tải.
Các doanh nghiệp lựa chọn vận chuyển FTL khi cần vận chuyển mười pallet trở lên. Thường áp dụng cho những chuyến hàng có trọng lượng dưới 10.000 pound và yêu cầu không gian rơ moóc không quá 11 feet.
Phương thức vận chuyển này nhanh hơn do ít điểm dừng hơn. Chỉ phải trả cho không gian trên xe tải mà bạn cần –> có thể tiết kiệm chi phí.
Chi phí thường cao hơn so với LTL. Quá trình vận chuyển kéo dài hơn so với FTL, vì sử dụng chung không gian với hàng hóa của các doanh nghiệp khác –> có nhiều trạm dừng hơn.

Đối tượng

Có 2 loại hàng hóa chính là :

  • Hàng bách hóa: là hàng được đơn vị hóa gồm 3 loại sau:
    • Bread bulk: là nhóm hàng được chở dạng thùng, hòm hoặc pallet.
    • Neo bulk: là những mặt hàng được hiểu và coi bản thân nó như một đơn vị hàng trước khi được đóng, ghép (gỗ xẻ, giấy cuộn, sắt thanh và các phương tiện.).
    • Hàng đóng container
  • Hàng rời : dùng để chỉ những loại hàng không đóng bao, được chuyên chở dưới dạng rời, gồm 2 loại:
    • Hàng rời lỏng: như xăng dầu, hóa chất, nước, dầu thô,… được vận chuyển bằng tàu bồn loại dùng để chở dầu, xăng (tanker), tàu thủy, tàu hỏa, đảm bảo an toàn.
    • Hàng rời khô: các loại loại vật liệu (thường là nguyên liệu thô đầu vào để sản xuất). Chẳng hạn như than, quặng sắt, ngũ cốc, quặng bauxite và cát. Loại hàng rời này sẽ được chở với khối lượng, số lượng lớn trên tàu như: lương thực, bột mì, hạt rời, cà phê, nông sản, đá, vật liệụ…

Ưu điểm

  • Chi phí vận chuyển thấp.
  • Vận chuyển container: kết cấu hộp kim loại có thể dễ dàng di chuyển giữa các phương thức vận tải khác nhau đã giúp cho việc xếp dỡ, vận chuyển và quản lý trên nhiều loại hình vận tải trở nên dễ dàng hơn.
  • Việc đóng container tiêu chuẩn hóa nâng cao hiệu quả, giúp bảo vệ hàng hóa và hữu ích trong việc giúp đảm bảo sự di chuyển nhanh hơn trong chuỗi cung ứng.
  • Tuyến đường rộng, thoải mái di chuyển. Ít bị giới hạn hơn so với đường bộ và ít xảy ra va chạm.
  • Chở được một số lượng lớn hàng hóa, đồng thời dễ dàng vận chuyển các mặt hàng có khối lượng lớn và cồng kềnh.
Các phương thức vận chuyển hàng hóa trong logistics
Các phương thức vận chuyển hàng hóa trong logistics

Khuyết điểm

  • Cần kết hợp với các hình thức vận chuyển bằng đường bộ để đưa hàng đến điểm đến.
  • Thời gian di chuyển chậm, không linh hoạt.

4. Đường hàng không

Hàng hóa được vận chuyển bằng các máy bay chở hàng chuyên dụng. Và trong khoang hành lý của máy bay chở khách. Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không thường là phương thức nhanh nhất để vận chuyển hàng hóa đường dài, nhưng nó cũng đắt nhất.

Đối tượng:

  • Hàng hóa giá trị cao:
    • Những món đồ giá trị: vàng, kim cương.
    • Thiết bị kỹ thuật (hàng công nghệ cao, phụ tùng máy bay, tàu biển, xe hơi).
    • Hàng tiêu dùng xa xỉ (đồ điện tử, thời trang).
  • Các mặt hàng cần thời gian giao hàng nhanh:
    • Động vật sống, nội tạng người, hài cốt.
    • Các mặt hàng dễ hư hỏng (như thực phẩm tươi sống, hoa tươi, trái cây, hàng ướp bằng đá khô).
    • Các loại dược phẩm.

Ưu điểm:

Có thể tóm gọn trong một chữ: “NHANH”

Máy bay là phương thức vận tải có tốc độ nhanh nhất tính đến thời điểm hiện tại. Có sự chênh lệch về tốc độ rất lớn so với các loại phương tiện khác : 100-3000 km/h. Trong khi đường bộ chỉ khoảng 40-60 km/h, và đường biển khoảng 25km/h .Bên cạnh đó, tốc độ xử lí thủ tục cũng khá nhanh chóng.

  • Tính an toàn cao.
  • Không bị cản trở về mặt địa hình.
  • Phí lưu kho thấp: do đặc tính của hàng hóa ( thời gian ngắn, hoặc chiếm không quá nhiều không gian).

Khuyết điểm:

  • Điều đầu tiên có thể nhận thấy : giá cước “CAO”.
  • Vì vậy các loại hàng hóa có giá trị thấp thì không phù hợp với phương thức vận chuyển này.
  • Sự giới hạn của khoang chứa, của các cửa khoang và trọng tải thực chở của máy bay. Điều này khiến các mặt hàng chịu một sự giới hạn nhất định.
  • Chịu ảnh hưởng của thời tiết: các yếu tố thời tiết ảnh hướng rất lớn đến tiến độ của phương thức vận chuyển này. Mưa giông, sương mù,.. có thể khiến các chuyến bay bị trì hoãn, hoặc thậm chí là bị hoãn –> không đúng tiến độ.
  • Yêu cầu nghiêm ngặt hơn: các mặt hàng có rủi ro cao, dễ gây cháy nổ sẽ không được phép vận chuyển bằng hình thức này.

Tuy nhiên trên thực tế, trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Hầu hết chúng ta cần kết hợp 1 hoặc nhiều phương thức lại với nhau. Vì vậy, dưới đây là 2 phương pháp mà bạn có thể tham khảo:

  • Intermodal (ITML): vận chuyển liên phương thức

    •  Vận chuyển hàng hóa liên phương thức bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng container hoặc phương tiện đa phương thức, sử dụng nhiều phương thức vận tải (ví dụ: đường sắt , tàu thủy , máy bay và xe tải ) mà không phải tự xử lý hàng hóa ( không mở container) khi thay đổi phương thức.
    • Ưu điểm của phương pháp này: giảm việc xếp dỡ hàng hóa, do đó cải thiện an ninh, giảm thiệt hại và mất mát, đồng thời cho phép vận chuyển hàng hóa nhanh hơn. Giảm chi phí vận tải đường bộ là lợi ích chính cho việc sử dụng xuyên lục địa. Điều này có thể được bù đắp bằng việc giảm thời gian vận chuyển đường bộ trong khoảng cách ngắn hơn.
    •  Một ví dụ về điều này là khi hàng hóa đến một địa điểm bằng tàu và sau đó được vận chuyển đến nhà kho bằng xe tải.
  • Multimodal (ML): vận chuyển đa phương thức

    • Vận chuyển hàng hóa đa phương thức là việc sử dụng nhiều hơn một phương thức vận tải sau khi container được mở và hàng hóa đã được chuyển sang phương thức vận tải khác.

Sự khác biệt giữa đa phương thức và liên phương thức nằm ở hợp đồng / vận đơn và trách nhiệm / trách nhiệm của người vận chuyển đối với việc di chuyển.

Trong vận tải đa phương thức, một hợp đồng bao gồm toàn bộ hành trình.  Một người vận chuyển chịu trách nhiệm duy nhất và đảm bảo việc giao hàng tận nơi được hoàn thành. Ngay cả khi những người vận chuyển khác được sử dụng trong hành trình.

Trong vận tải liên phương thức, có hợp đồng riêng cho từng chặng hành trình.  Điều này có nghĩa là có nhiều hơn một đơn vị chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển hàng hóa thành công.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

 

Rate this post