Cảng Sài Gòn, nằm tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những cảng biển lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam. Với vị trí chiến lược gần sông Sài Gòn và biển Đông, Cảng Sài Gòn đóng vai trò cửa ngõ chính cho hoạt động giao thương quốc tế và vận chuyển hàng hóa của khu vực phía Nam Việt Nam.
Hãy cùng Vietship tìm hiểu chi tiết.
Tổng quan về cảng Sài Gòn
Thời kì Pháp thuộc
Cảng Sài Gòn được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời Pháp thuộc với tên gọi Thương Cảng Sài Gòn. Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn, cách biển 45 dặm (83 km) với tổng diện tích 3.860.000 m² vào gồm 5 khu vực:
- Khu vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa.
- Khu vực Nhà Rồng (vị trí cũ): dọc sông Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
- Khu vực Khánh Hội: dài 1.25 km với 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
- Khu vực Chợ Cá: 3 cầu tàu và 2 bến.
Thời kì Việt Nam Cộng hòa
Vào giữa thập niên 1960 dưới thời Việt Nam Cộng hòa kho Cảng Sài Gòn có diện tích 73.799m² với năng suất chứa 45.000 tấn hàng hóa.
Từ năm 1975 đến nay
Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay, Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế, cảng chính của Nam Bộ. Tổng diện tích mặt bằng là 570.000 m² gồm 5 bến cảng (Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ) với 2.830 m cầu tàu, 250.000 m² bãi, và 80.000 m² kho hàng. Mới đây, Cảng Sài Gòn đã thực hiện thành công dịch vụ trung chuyển container, mở đường cho giai đoạn phát triển mới của ngành Hàng hải Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Ngày 16/5/2009, Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu chuyến di dời các cảng trong hệ thống cảng Sài Gòn ra cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) và sau đó sẽ hình thành nên Khu đô thị cảng Hiệp Phước hiện đại.
Ngoài ra cũng trong tháng 5/2009, Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu nạo vét luồng Soài Rạp (trong hệ thống sông Đồng Nai) sâu đến 9m trong năm 2010 để khi cảng Hiệp Phước đưa vào hoạt động sẽ có thể đón các tàu 50.000 tấn (DWT) và sau 2010 sẽ nạo vét sâu đến hơn 12m để có thể đón các tàu 70.000 tấn (DWT) qua đó có thể nâng công suất của cảng Hiệp Phước lên đến 250 triệu tấn/1 năm.
Lịch sử phát triển
Trong 20 năm qua, Quân Cảng Sài Gòn đã trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 từ 1989 đến 1991.
- Giai đoạn 2 từ 1992 đến 1997.
- Giai đoạn 3 từ 1998 đến 2005.
- Giai đoạn 4 từ 2000 đến nay.
Cơ sở vật chất hạ tầng và lợi thế
Cảng Sài Gòn được trang bị hệ thống hạ tầng hiện đại với các thiết bị xếp dỡ tiên tiến, hệ thống bến bãi rộng rãi và các khu vực lưu trữ hàng hóa an toàn. Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong quản lý và vận hành, giúp tăng cường hiệu quả và giảm thiểu thời gian chờ đợi.
Định hướng phát triển cảng Sài Gòn
Cảng Sài Gòn đang tiếp tục mở rộng và nâng cấp hạ tầng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, cảng cũng tập trung vào việc ứng dụng công nghệ hiện đại, hướng tới mục tiêu trở thành một cảng thông minh và bền vững, đồng thời duy trì và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Quy Mô và Công Suất
Cảng Sài Gòn bao gồm nhiều bến cảng nhỏ như:
- Cảng Cát Lái: Nổi tiếng với công suất xử lý container lớn nhất khu vực.
- Cảng Tân Cảng: Được biết đến với hệ thống quản lý hiện đại và tiên tiến.
- Cảng Hiệp Phước: Phục vụ chủ yếu cho các tàu hàng nặng và có quy mô lớn.
Cảng có khả năng xử lý hàng triệu tấn hàng hóa mỗi năm, phục vụ cho hàng ngàn chuyến tàu và đáp ứng nhu cầu giao thương của hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Vai trò của cảng Sài Gòn
Là động lực phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và cả khu vực phía Nam, Cảng Sài Gòn đóng góp quan trọng vào GDP của Việt Nam. Đây là điểm đến của nhiều tuyến đường hàng hải quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan.
Quan hệ Quốc tế
Thành viên của Hiệp hội Cảng biển Quốc tế (IAPH).
Thành viên của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA)
Thành viên chính của VPA tham gia vào các hoạt động của Hiệp hội Cảng biển ASEAN (APA).
Các Cảng kết nghĩa: Trạm Giang (Trung Quốc), Ōsaka (Nhật Bản), Los Angeles (Hoa Kỳ).
Các thành tựu đạt được
- Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2004)
- Huân chương Lao động hạng Nhất (2008)
- Huân chương Lao động hạng Nhì (1999)
- Huân chương Lao động hạng 3 (2005)
- Huân chương Chiến công hạng 3 (1995, 2000)
- Huân chương Độc lập hạng 3 (2014)
- Cờ thưởng thi đua của Thủ tướng chính Phủ (2003, 2010, 2011)
- Thương hiệu quốc gia 2010, 2012, 2014, 2016, 2018, 2020
- Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2020
- Cảng xanh 2017, 2021 của Hội đồng mạng lưới dịch vụ cảng APEC (APSN)
- Cúp vàng “Thương hiệu và nhãn hiệu” (2007)
- Cúp vàng “Doanh nghiệp phát triển bền vững” (2009)
- Top 100 doanh nghiệp, Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu (2006, 2009 do VCCI bình chọn)
- Bằng khen về thành tích tiêu biểu trong công tác bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên môi trường biển đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 2011).
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba của Hải đoàn Tự vệ (2017).
Xem thêm.
6 CÁCH GIÚP LÀM GIẢM LƯỢNG KHÍ THẢI KHI VẬN CHUYỂN