Chi tiết về quy định kiểm định thiết bị nâng hạ
1. Quy định kiểm định thiết bị nâng hạ là gì
Kiểm định thiết bị nâng hạ là việc đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị nâng hạ theo quy trình của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Việc đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn dựa trên tiêu chuẩn kiểm định thiết bị nâng hạ.
Sau khi hoàn việc kiểm định, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra kết luận về việc có được phép vận hành hay không. Mọi thiết bị đều phải tuân theo trình tự này trước khi đưa vào sử dụng.
2. Thời điểm tiến hành kiểm định thiết bị nâng hạ
Căn cứ theo quy định kiểm định thiết bị nâng hạ hiện hành, các thiết bị nằm trong danh sách cần được kiểm định thì phải tiến hành tại những thời điểm sau:
– Kiểm định lần đầu: Sau khi thiết bị nâng hạ được xuất xưởng và chuẩn bị đưa vào sử dụng.
– Kiểm định định kỳ: Kiểm định theo chu kỳ trong suốt quá trình sử dụng thiết bị. Chu kỳ kiểm định sẽ tùy theo từng hệ thống cụ thể.
– Kiểm định bất thường: Được thực hiện trong một số trường hợp sau:
+ Sau khi thiết bị được cải tạo hoặc thực hiện quy trình bảo dưỡng thiết bị nâng hạ mang tính sửa chữa lớn.
+ Sau khi thiết bị nâng hạ xảy ra tai nạn hoặc gặp sự cố nghiêm trọng, đã khắc phục xong.
+ Thiết bị nâng hạ đã hết thời hạn kiểm định định kỳ hoặc trước thời hạn theo yêu cầu của chủ quản lý, sử dụng thiết bị.
+ Tiến hành kiểm định bất thường theo yêu cầu của cơ quan thanh tra có thẩm quyền.
3. Chi tiết quy định kiểm định thiết bị nâng hạ
Trình tự kiểm định thiết bị nâng hạ được thực hiện theo đúng tuần tự, đảm bảo kiểm tra chặt chẽ, chính xác. Quy định về thiết bị nâng hạ về vấn đề này cụ thể như sau:
3.1 Kiểm tra bên ngoài thiết bị nâng hạ
Việc kiểm tra bên ngoài được thực hiện bằng mắt thường bởi những chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm. Nội dung kiểm tra bao gồm:
– Xác định thiết bị nâng hạ đã được đặt đúng vị trí hay chưa?
– Kiểm tra chi tiết từng bộ phận: dây cáp, cơ cấu thủy lực, động cơ, cơ cấu nâng hạ,… để xem có hỏng hóc, mài mòn hoặc có dấu hiệu bất thường gì hay không.
– Việc đặt hàng rào bảo vệ an toàn.
– Mặt bằng, không gian làm việc.
– Hệ thống điện.
– Có vướng chướng ngại vật gì không,…
3.2 Kiểm tra kỹ thuật
Để kiểm tra kỹ thuật, cán bộ sẽ tiến hành cho hệ thống nâng hạ thử vận hành nhưng không tải vật. Việc vận hành phải thực hiện tối thiểu 03 lần và chỉ thực hiện sau khi có kết quả đáp ứng tiêu chuẩn quy định kiểm định thiết bị nâng hạ ở Bước 1.
3.3 Quy trình vận hành thiết bị nâng hạ và thử tải
Bước cuối cùng là thử vận hành thiết bị trong thực tế, gồm thử tải tĩnh và thử tải động. Bước này sẽ thực hiện sau khi việc kiểm tra kỹ thuật đã đạt yêu cầu. Sau khi hoàn tất bước 3, nếu đáp ứng tất cả những bài kiểm tra này thì thiết bị nâng hạ mới được coi là đạt tiêu chuẩn và có thể được sử dụng.
4. Tại sao cần tuân thủ quy định kiểm định thiết bị nâng hạ?
Việc kiểm định thiết bị nâng hạ là bắt buộc trước khi đưa vào vận hành. Nguyên nhân là bởi những thiết bị này nếu không được kiểm tra kỹ thì có thể trở nên rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến tính mạng, sức khỏe và tài sản. Sau đây là những lý do cụ thể:
– Việc kiểm định thiết bị nâng hạ là bắt buộc; được quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Thực hiện quy định kiểm định thiết bị nâng hạ nhằm đảm bảo an toàn cho con người, tài sản trong quá trình vận hành.
– Máy móc đạt chất lượng kiểm định sẽ vận hành ổn định, không bị gián đoạn nên không làm ảnh hưởng đến năng suất lao động của đơn vị.
– Giảm thiểu tối đa chi phí tổn hại gây ra bởi tai nạn lao động.
– Giấy chứng nhận kiểm định là bằng chứng pháp lý cần thiết, doanh nghiệp sử dụng cho đơn vị bảo hiểm và khách hàng.
– Việc tuân thủ còn hạn chế trách nhiệm pháp lý, đặc biệt là trách nhiệm hình sự (Tội vi phạm quy định về an toàn lao động).
5. Chi phí kiểm định thiết bị nâng hạ như thế nào?
Hoạt động kiểm định thiết bị nâng hạ được thực hiện bởi các đơn vị có chuyên môn và được cấp phép. Chi phí kiểm định được quy định chi tiết tại Thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH. Tuy nhiên đơn giá kiểm định sẽ được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác như là: tải trọng nâng, tình trạng hoạt động của thiết bị, loại thiết bị.
Để có bảng báo giá chi tiết, doanh nghiệp cần liên hệ tới đơn vị cung cấp dịch vụ. Tốt nhất nên chọn địa chỉ uy tín, có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực và được cấp phép kiểm định bởi cơ quan có thẩm quyền.
Quy định kiểm định thiết bị nâng hạ được xây dựng để bảo đảm an toàn lao động. Tất cả doanh nghiệp muốn sử dụng thiết bị nâng hạ thì bắt buộc phải làm hạng mục này. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về quy định kiểm định các thiết bị nâng hạ.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!
Đọc thêm:
Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!