TOP các thiết bị nâng hạ và ứng dụng của chúng trong cuộc sống

TOP các thiết bị nâng hạ và ứng dụng của chúng trong cuộc sống

TOP các thiết bị nâng hạ và ứng dụng của chúng trong cuộc sống

Theo kỷ lục thế giới được ghi nhận thì khối lượng tối đa mà con người có thể nâng được là 508kg. Điều đó cũng có nghĩa để nâng được vật nặng đến vài tấn thì riêng sức mạnh con người khó mà làm được. Thật may với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, thiết bị nâng hạ đã ra đời. Những thiết bị này đã hỗ trợ đắc lực cho con người trong mọi mặt của đời sống xã hội.

TOP các thiết bị nâng hạ và ứng dụng của chúng trong cuộc sống
TOP các thiết bị nâng hạ và ứng dụng của chúng trong cuộc sống

1. Thiết bị nâng hạ là gì

Thiết bị nâng hạ hay thiết bị trợ lực là hệ thống máy móc bao gồm nhiều chi tiết, có khả năng nâng lên, hạ xuống và di chuyển vật nặng. Tải trọng của thiết bị có thể từ vài trăm kg đến trăm tấn. Dựa vào nguyên lý vận hành sản phẩm, có thể chia thành: Thiết bị nâng hạ bằng điện và thiết bị nâng hạ bằng tay.

2. Công dụng của thiết bị nâng hạ

Thiết bị nâng hạ thay thế hiệu quả cho sức người trong công cuộc dịch chuyển, xếp dỡ hàng hóa, máy móc, thiết bị, container,… Nhờ thế mà công việc được tiến hành thuận lợi hơn, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Những công dụng phổ biến nhất của cơ cấu nâng hạ chính là:

– Thiết bị nâng hạ hàng hóa tại nhà xưởng, kho bãi, phân xưởng sản xuất công nghiệp, cơ sở sửa chữa bảo dưỡng.

– Thiết bị nâng hạ máy móc, nguyên vật liệu xây dựng trong khu công trình.

–  Thiết bị nâng hạ container, pallet, hàng hóa,… tại bến cảng, sân bay, cửa khẩu, sân bãi để đồ.

– Thiết bị hỗ trợ trong cứu hộ, cứu nạn.

– Thiết bị khai thác khoáng sản, lâm sản.

3. Các loại thiết bị nâng hạ bằng tay

Thiết bị nâng hạ bằng tay chủ yếu được vận hành bằng sức người. Những hệ thống này thường nhỏ gọn, không yêu cầu nguồn điện nên rất linh hoạt trong quá trình sử dụng.

3.1 Pa-lăng

Pa-lăng là cơ cấu nâng hạ có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn và dễ thao tác. Hiện nay có 02 loại pa-lăng chính là:

– Pa-lăng xích lắc tay: Có tải trọng từ 1 đến 3 tấn. Cấu tạo của thiết bị này bao gồm: tay lắc, quả lắc, móc nâng, dây xích và cơ cấu bánh răng. Người vận hành chỉ cần tác động lực lên tay cầm để nâng/ hạ hàng rất tiện lợi.

– Pa-lăng xích kéo tay: Có tải trọng từ 500kg đến 1 tấn, chiều cao nâng 6 đến 9m. Phiên bản này có tải trọng và chiều cao nâng lớn hơn so với dòng pa-lăng xích lắc tay. Sản phẩm thường được sử dụng trong nhà máy, hầm mỏ, công trình xây dựng.

3.2 Kích nâng

Hệ thống nâng hạ này có nhiều phiên bản như kích thủy lực, kích răng, kích khí nén. Tải trọng kích nâng có phổ rộng từ vài trăm kg đến chục tấn. Kích nâng có hạn chế về khoảng cách nâng hạ nên thường được ứng dụng trong cứu hộ hay sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy.

3.3 Xe nâng bằng tay

Xe nâng có hai loại là dòng nâng tay cao và dòng nâng tay thấp. Người sử dụng sẽ vận hành thiết bị bằng tay hoặc dùng chân nâng kích. Khả năng tải của xe nâng có thể đến 5 tấn với chiều cao nâng tới 3,5m. Xe nâng nhỏ gọn, vận hành đơn giản nên thường được ứng dụng trong nhà kho, nhà xưởng, vườn cây cảnh.

3.4 Bàn nâng

Cơ cấu nâng/ hạ của bàn nâng cũng rất đa dạng từ nâng thủy lực, nâng cơ đến nâng khí nén. Bàn nâng có thể chịu tải trọng từ 500kg đến 3 tấn. Thiết bị này thường xuất hiện tại tầng hầm, sân bay, kho hàng, nhà xưởng.

TOP các thiết bị nâng hạ và ứng dụng của chúng trong cuộc sống
TOP các thiết bị nâng hạ và ứng dụng của chúng trong cuộc sống

4. Các thiết bị nâng hạ bằng điện

So với thiết bị nâng hạ bằng tay, dòng sản phẩm vận hành bằng điện có khả năng làm việc cao hơn. Cụ thể như sau:

4.1 Cầu trục

Khi nói đến thiết bị nâng hạ bằng điện, chắc chắn phải nhắc đến cầu trục. Cơ cấu nâng hạ này được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp. Từng bộ phận của cầu trục được thiết kế đồng bộ để cả hệ thống vận hành ăn khớp, ổn định và an toàn.

Có nhiều loại cầu trục để phục vụ cho những mục đích khác nhau, điển hình là: cầu trục dầm đơn, cầu trục đầm đôi hay cầu trục dạng quay. Hệ thống có thể làm việc với tải trọng tới 300 tấn, khoảng cách nâng cao và rộng. Bên cạnh đó, nó có thể chịu được nhiều môi trường khắc nghiệt như dễ cháy nổ, nhiệt độ cao, môi trường axit.

4.2 Cổng trục

Cổng trục có thiết kế khá tương đồng với cầu trục. Tuy nhiên, khác ở chỗ phạm vi hoạt động của cổng trục sẽ rộng hơn bởi khung dầm dài rộng. Cổng trục thường được ứng dụng để phục vụ mục đích nâng hạ hàng tại cảng biển, sân bay, nhà máy công nghiệp, cửa khẩu, kho bãi để hàng.

4.3 Xe nâng điện

So với xe nâng bằng tay, xe nâng điện là phiên bản có hiệu suất làm việc cao hơn. Xe có khả năng di chuyển linh hoạt, tải trọng đến 20 tấn và chiều cao là 15m.

Xe thường sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực để chuyển đổi động năng thành cơ năng. Khung nâng và cánh tay thủy lực vận hành đồng bộ giúp cho việc nâng hạ hàng hóa tại nhà kho, bến bãi, công trường trở nên vô cùng dễ dàng.

4.4 Thang nâng

Thang nâng là hệ thống nâng hạ có thể nâng tải từ thấp lên cao dễ dàng, đặc biệt là giữa các tầng trong tòa nhà. Thang nâng thường được sử dụng tại nhà kho, công xưởng, nhà máy để chuyển hàng hóa, thiết bị, máy móc với tần suất cao.

Sức lực con người có giới hạn nên cần sự trợ giúp từ các loại thiết bị nâng hạ tiên tiến. Nhờ sự giúp sức của những cơ cấu nâng hạ mà mọi công việc được tiến hành thuận lợi, đơn giản với hiệu quả và độ an toàn cao. Để lựa chọn ra sản phẩm phù hợp, quý khách hàng cần nghiên cứu kỹ về nhu cầu và đặc điểm kỹ thuật của từng loại thiết bị. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu cần trợ giúp!

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!

Đọc thêm:

Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!

Vận chuyển thực phẩm khô từ Hải Phòng

Rate this post