CNF là gì trong ngành xuất nhập khẩu

CNF là gì trong ngành xuất nhập khẩu

Nếu ai đang làm trong ngành xuất nhập khẩu chắc chắn sẽ biết rất rõ về thuật ngữ CNF. Tuy nhiên bài viết này cũng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin xoay quanh CNF là gì để các bạn hiểu rõ hơn nhé!

CNF là gì?

CNF là gì?
CNF là gì?

CNF được viết tắt cụm Cost and freight, được hiểu là một loại thỏa thuận liên quan đến vận chuyển, bên người bán sẽ thực hiện chi trả cho tiền vận chuyển, chịu trách nhiệm bốc hàng lên tàu để thực hiện giao hàng đến những cảng gần nhất đối với bên người mua hàng hóa. Sau khi thực hiện thanh toán các cước phí vận chuyển liên quan thì những vấn đề  rủi ro hay trách nhiệm với hàng hóa sẽ do bên người mua chịu trách nhiệm.

CNF có cách tính giá như thế nào?

Công thức tính giá CNF
Công thức tính giá CNF

Trên thực tế thì người làm trong ngành xuất nhập khẩu tính giá CNF dựa trên 2 phần khá cụ thể bao gồm:

  • Cost – tiền hàng: đây chính là giá cả của hàng hóa dựa trên hợp đồng ngoại thương.
  • Freight – tiền cước phí: giá cước của các phương tiện vận chuyển chuyên chở từ cảng đi đến những cảng đích theo thỏa thuận trước đó đã bàn.
  • Đối với thuế xuất nhập khẩu thì cần phải nộp = số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thực tế * trị giá tính thuế dựa trên mỗi đơn vị hàng hóa * thuế xuất nhập khẩu.

Cách tính giá CNF

CNF = FOB + Giá cước tàu biển.

Trong đó:

  • FOB = Giá hàng hóa tại xưởng + Chi phí thủ tục Hải quan + Giá vận chuyển + Thuế xuất khẩu.
  • D: Cước tàu biển = Tổng cước/số lượng hàng xuất.
  • Đơn vị tính: USD/VND.
  • Đơn vị tính cho sản phẩm: tấn, khối, pcs, kg.

Ví dụ chẳng hạn như nếu bạn thực hiện xuất khẩu đi ( người bán hàng ) đưa ra giá CNF Osaka, nghĩa là mức giá mà bạn đưa ra đó đã bao gồm các mức giá tiền hàng thậm chí là cả chi phí vận chuyển hàng hóa đi Osaka cho người mua. Lúc này bên người mua chỉ việc nhận hàng hóa, thực hiện thông quan và đem hàng hóa về kho của mình.

Ai là người có nghĩa vụ khi tham gia điều kiện CNF?

Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên người bán

  • Thực hiện chuẩn bị hàng hóa đầy đủ, đúng với chủng loại yêu cầu, đảm bảo số lượng và chất lượng theo hợp đồng đã được ký kết trước đó.
  • Giao hàng từ kho đi đến các đơn vị vận chuyển chở dựa trên thời gian đã được quy định trước đó.
  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hay hồ sơ bao gồm hợp đồng, những hóa đơn thương mại, packing list, vận đơn, CO,… dựa trên thỏa thuận của hai bên.
  • Thông quan hàng hóa và thực hiện đóng phí local charge và thuế xuất khẩu.
  • Chi trả tiền thuê những phương tiện vận chuyển.
  • Không có trách nhiệm phải thực hiện mua bảo hiểm cho  hàng hóa nhưng bên bán luôn phải phối hợp cung cấp thông tin cho bên người mua nếu họ muốn thực hiện mua bảo hiểm.
  • Bên người bán phải có trách nhiệm chịu toàn bộ và chi phí trước khi những hàng hóa được giao lên tàu.
  • Luôn luôn đảm bảo cung cấp những chứng từ gốc, bản điện tử để bên nhập khẩu có thể hoàn thành thủ tục cho việc nhận hàng.
  • Thực hiện thông báo đến bên người mua thông tin cũng như thời gian mà tàu cập bến cảng cho người mua.
  • Bên người bán thực hiện chi trả một số loại phí như thuế nhập khẩu, tiền bảo hiểm, lệ phí thủ tục hải quan, phí an ninh cảng,…

Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên người mua

  • Luôn luôn thanh toán tiền hàng đầy đủ dựa trên bản hợp đồng thương mại đã được quy định trước đó.
  • Giữa hai bên thì bên người mua phải chịu trách nhiệm về các rủi ro cũng như chi phí để có thể lấy giấy phép nhập khẩu hay giấy tờ liên quan đến việc tiến hành thủ tục nhập hàng ( đa số dựa trên điều khoản đã được hai bên thống nhất).
  • Thực hiện tiếp nhận thông tin từ người bán để có thể nhận hàng hóa được kịp thời.
  • Chịu trách nhiệm dỡ hàng hóa và tiến hành thông quan hàng hóa để nhập khẩu.
  • Thực hiện chi trả một số chi phí như local charge đầu nhập, trả chi phí vận chuyển từ cảng về đến kho cũng như đóng thuế nhập khẩu.
  • Mua bảo hiểm cho hàng hóa (trong trường hợp nếu bạn thấy cần thiết hay hàng hóa đó thuộc nhóm đặc thù).
  • Trách nhiệm lúc này thuộc về người mua trong quá trình hàng hóa trên tàu đi đến cảng đích.
  • Bên người mua chịu trách nhiệm phải cung cấp cho bên người bán những thông tin liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa như thời gian nhận hàng, địa chỉ nhận hàng,… Đây là bước mang tính bắt buộc vì nếu người mua không cung cấp sẽ phải chịu trách nhiệm về những vấn đề đó.

So sánh giữa CNF và CFR

Trên thực tế thì cả hai loại CNF và CFR đều được là những điều khoản liên quan đến các vấn đề giao hàng và ngày nay được sử dụng khá phổ biến trong thương mại vậy nên đại đa số những người giao dịch có xu hướng sử dụng CNF hơn so với CFR.

Trong incoterm 2000 đa số các điều khoản đều chứa những thuật ngữ CNF tuy nhiên đến năm 2010 thì tất cả chúng đều được chuyển qua thành CFR. Sự thay đổi này đều nhận được sự đồng ý từ những thương nhân của trong nước và quốc tế.

Điều kiện CNF và CPT có điểm giống và khác nhau như thế nào?

Điểm giống nhau giữa CNF và CPT

  • Bên người bán thuê tàu đến các điểm đích ( nơi người mua).
  • Những sai sót và rủi ro đối với những hàng hóa trên biển đều do bên người mua gánh.
  • Tương tự về nghĩa vụ về vấn đề thông quan.
  • Giong nhau về các phần chi phí chi trả cho việc bốc dỡ mỗi đầu.

Điểm khác nhau giữa CNF và CPT

CNF CPT
  • Dùng cho đường biển và thủy nội địa.
  • Dùng cho hầu hết mọi hình thức – chủ yếu chính là đường biển và đường bay.
  • Bên người bán chỉ hết trách nhiệm khi hàng nằm trên tàu.
  • Bên người bán sẽ hết trách nhiệm khi giao hàng cho người chuyên chở ( người bán sẽ hết trách nhiệm khi đến địa điểm người chuyên chở yêu cầu).

Khi dùng CNF có cần lưu ý gì không?

Dưới đây là một số những lưu ý mà bạn cần nên nắm rõ trước khi sử dụng điều kiện CNF:

  • Trên thực tế điều kiện CNF được áp dụng đối với vấn đề giao hàng bằng đường biển và đường thủy nội địa.
  • Dựa trên quy định mà điều kiện CNF đưa ra thì cho dù hãng tàu đó có đưa ra yêu cầu đối với bên người bán giao hàng hay giao container ở ICD hay ở các cảng biển lớn đi chăng nữa, thì đến khi mà hàng hóa đã phải nằm yên trên những con tàu thì lúc này người bán mới hết trách nhiệm chịu những phần rủi ro. Ví dụ cụ thể: khi một hãng tàu  yêu cầu bên bán thực hiện hạ cont hàng ở ngay  ICD thì nguyên cả đoạn đường từ điểm ICD đó ra đến cảng thường do hãng tàu sắp xếp, người bán sẽ không kiểm soát và lường trước được những rủi ro đối với lô hàng hóa của mình trong suốt quãng đường đó. Tuy nhiên lỡ trên đoạn đường đó chẳng may xảy ra rủi ro thì người bán phải chịu trách nhiệm, người mua không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì cả. Một cách dễ hiểu hơn chính là hãng tàu đó do chính người mua thực hiện việc thuê nhưng khi gây ra bất kỳ một sai sót gì trong quá trình chuyển từ ICD đến các cảng biển thì bên bán lại chịu trách nhiệm gánh sai sót đó.
Rate this post