ETD là gì trong Logistics?
Trong hoạt động vận tải hàng hóa (và hành khách) quốc tế, các khách hàng luôn mong đợi hàng hóa của mình sẽ đến đúng nơi vào đúng thời điểm cho đúng khách hàng và việc vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ. Việc các khách hàng nắm bắt được thời gian lịch trình của tàu biển (vận tải biển) và tàu bay (vận tải hàng không) là vô cùng quan trọng. Chính vì thế bài viết này được thực hiện để giải đáp các thắc mắc của khách hàng về các mốc thời gian trong vận chuyển hàng hóa như ETD là gì?
ETD là gì?
Trong vận chuyển, ETD là từ viết tắt của Estimated Time of Departure, được hiểu là Thời gian khởi hành dự kiến. Thời gian này sẽ thể hiện bằng ngày và giờ tàu biển (hoặc máy bay) dự kiến khởi hành và luôn xuất hiện trên Booking của hãng tàu (hãng bay).
Nếu đặt trong bối cảnh giao hàng chặng cuối, ETD có thể là viết tắt của cụm từ Estimated Time of Delivery – Thời gian giao hàng dự kiến. Mốc thời gian này thường xuất hiện khi bắt đầu giao hàng đến cho người nhận hàng tại điểm cuối của chuỗi cung ứng. Nghĩa này của ETD ít được sử dụng hơn khái niệm phía trên.
Tác động:
Điều này rất quan trọng vì thời gian này sẽ cho thấy một tàu sẽ ở lại cảng làm hàng trong bao lâu. Nó cũng sẽ giúp cho trung tâm điều độ cảng lên kế hoạch khi nào tàu tiếp theo có thể cập vào bến tàu (terminal) nào đó.
Tầm quan trọng của ETD
- Để đảm bảo lịch trình sản xuất theo kế hoạch có đủ nguyên liệu đáp ứng nhu cầu, không tồn kho lớn.
- Để có thể lập kế hoạch cho việc giao hàng muộn bằng cách tìm nguồn thay thế
- Đảm bảo kho nhận hàng có đủ không gian để nhận và giữ hàng hóa trong khoảng thời gian đã được lên kế hoạch từ trước phù hợp với ngày ETD.
- Để sắp xếp phương tiện vận chuyển nội địa (sà lan, ô tô) nếu cần thiết
- ETD sai có thể làm mất cân bằng nhiều thỏa thuận được thực hiện cẩn thận và trong một số trường hợp, thậm chí khiến người nhận hàng không thể nhận hàng khi đến nơi.
ETD phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa: Các loại phương tiện vận tải có tốc độ khác nhau như máy bay, tàu hỏa, xe lửa, tàu biển, sà lan, xe tải,… Do đó ETD được điều chỉnh để phù hợp với thời gian đến đích dự kiến – ETA (chi tiết dưới đây)
- Khối lượng và kích thước của hàng hóa: khối lượng và kích thước ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ di chuyển của phương tiện, ví dụ xe cont sẽ không thể di chuyển nhanh khi đang chở 1 cont hàng nặng 28 tấn. Hàng càng nặng, cồng kềnh thì càng cần thêm thời gian xuất phát sớm để đảm bảo đến đích đúng giờ.
- Thuộc tính của hàng hóa: Các hàng hóa mau hỏng thì thời gian vận chuyển sẽ ngắn hơn. Ngược lại, các loại hàng dễ vỡ sẽ lại phải cẩn trọng hơn trong quá trình di chuyển.
- Điều kiện thời tiết: thời tiết ảnh hưởng khá lớn đến ETD chẳng hạn như bão, thời tiết xấu có thể sẽ khiến tàu khởi hành muộn hơn so với dự kiến.
Vietship cung cấp các phương thức vận tải quốc tế bằng đường biển đa dạng
• Tàu biển chuyển hàng đường biển theo thời hạn
• Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu)
• Xuất nhập container FCL/LCL đến tất cả cảng biển chính trên toàn cầu
• Xuất nhập FCL/LCL đến địa chỉ người nhận (door to door)
• Dịch vụ FCL/ LCL: hàng thông thường, tách bill và hàng chỉ định
• Nhận hàng từ kho rồi chuyển đến cảng; nhận hàng từ cảng rồi giao hàng về kho; Nhận hàng từ kho rồi giao đến kho
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang tìm kiếm một công ty Logistics cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu liên hệ ngay với Vietship nhé!!
Đọc thêm:
Giải pháp Vận chuyển Đường biển từ Malaysia về Việt Nam với mức giá hết sức hấp dẫn!