Gánh hậu quả nặng nề thời gian trước, ngành đóng tàu trị giá hàng trăm tỷ USD chưa hết nguy khó
Với tiềm năng, lợi thế của một quốc gia có hơn 3.000 km bờ biển, Đại biểu Lã Thanh Tân, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng, cho rằng ngành vận tải biển, đóng mới và sửa chữa tàu biển còn yếu và thiếu…
Tham gia phát biểu tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023;
tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà
nước những tháng đầu năm 2024 vừa qua,
Đại biểu Lã Thanh Tân, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng, đưa ra nhiều giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu.
Theo đại biểu Lã Thanh Tân, Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về
chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045 đề ra những chủ trương lớn phát triển các ngành kinh tế biển, trong đó phát triển thành công đột phá về các ngành theo thứ tự ưu tiên.
Về kinh tế hàng hải, trọng tâm là khai thác hiệu quả cảng biển và
dịch vụ vận tải, đẩy mạnh phát triển đội tàu biển với cơ cấu hợp lý,
ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa,
tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng vận tải, từng bước tham gia chiếm lĩnh thị phần quốc tế.
Về công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển hợp lý các ngành sửa chữa và đóng tàu, cơ khí, chế tạo công nghiệp phụ trợ…
Bên cạnh đó, do yêu cầu của thị trường và những quy định của công ước quốc tế,
các thế hệ tàu mới phải đảm bảo tính an toàn cao, đa dạng về chủng loại, kích thước, mẫu mã
đặc biệt trong gia công sản xuất phải theo hướng xanh, bảo vệ môi trường.
Tại Việt Nam, các nhà máy đóng tàu lớn đa số thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC)
tuy nhiên các doanh nghiệp này nhiều năm qua không được đầu
tư đổi mới công nghệ nên khá vất vả trong việc cạnh tranh với nước ngoài.
Đặc biệt, các doanh nghiệp còn đang chịu hậu quả nặng nề từ việc đầu tư dàn trải của thời gian trước nên rất khó khăn về tài chính
Hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết số 36 đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng
đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan tâm 5 nội dung
Một, cần đánh giá đúng vai trò và có cách nhìn thỏa đáng về ngành đóng tàu.
Chúng ta cần coi đây là ngành công nghiệp xương sống để tạo điều kiện
cho nhiều ngành công nghiệp khác như luyện kim, cơ khí, kinh tế biển cùng phát triển.
Hai, sớm có các chính sách hỗ trợ về tài chính như: ưu đãi vốn vay cho các doanh nghiệp
đóng tàu, hỗ trợ bảo lãnh không chỉ đối với đóng tàu mà còn các ngành phụ trợ khác
Ba, đầu tư hỗ trợ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho đóng tàu, khuyến khích, hỗ trợ di chuyển nhân lực.
Bốn, tiếp tục đầu tư kết hợp với phát triển và hiện đại hóa đội tàu biển Việt Nam gắn với phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và vận tải biển,
Năm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thủ tục đăng ký, đăng kiểm tàu, ứng dụng công nghệ
thông tin, chuyển đổi số tại các cảng biển, quy hoạch phát triển
Đọc thêm :
6 CÁCH GIÚP LÀM GIẢM LƯỢNG KHÍ THẢI KHI VẬN CHUYỂN
Tàu container đầu tiên trên thế giới chạy bằng amoniac
Tầm quan trọng của kênh đào Panama – Nơi giao thoa thương mại toàn cầu
Việt Nam – Hàn Quốc hợp tác trong lĩnh vực logisics