Giá Cước Vận Tải Biển Hạ Nhiệt, Lượng Hàng Hóa Qua Cảng Tăng Kỷ Lục

Giá Cước Vận Tải Biển Hạ Nhiệt, Lượng Hàng Hóa Qua Cảng Tăng Kỷ Lục

Trong những ngày gần đây, giá cước vận tải biển liên tục giảm. Điều này mang lại tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Theo thông tin từ Cục Hàng hải, trung bình mỗi tuần giá cước vận tải biển đang giảm khoảng 3-4% và xu hướng giảm này vẫn tiếp tục diễn ra. Tính đến thời điểm hiện tại, cước đã giảm khoảng 4% so với tuần trước. Tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nước.

Tăng Trưởng Mạnh Mẽ Trong Lượng Hàng Hóa Qua Cảng

Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cảng biển Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đột biến. Đạt mức kỷ lục cao nhất trong 5 năm qua. Theo số liệu từ Cục Hàng hải, sản lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024 ước đạt 501,117 triệu tấn, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, hàng container đạt 16,902 triệu TEUs, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây, gấp ba lần so với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 5,5%.
Trong số đó, khu vực cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng này. Với sản lượng container xuất nhập khẩu đạt 2,8 triệu TEUs, tăng 41% so với năm 2023. Khu vực cảng Lạch Huyện cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 875.000 TEUs, tăng 87% so với năm trước.
Giá Cước Vận Tải Biển Hạ Nhiệt, Lượng Hàng Hóa Qua Cảng Tăng Kỷ Lục

Thực Trạng Giá Cước Tăng Cao Và Ảnh Hưởng Đến Doanh Nghiệp

Trước khi hiện trạng này diễn ra, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đã từng đối mặt với khó khăn lớn do giá cước tăng phi mã. Cục Hàng hải đã giải thích rằng giá cước vận tải biển phụ thuộc vào cung cầu của thị trường. Với nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Do đó giá cước vận chuyển qua cảng không thể nằm ngoài xu hướng chung.
Cục Hàng hải nhấn mạnh là phần lớn các chủ hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam không trực tiếp trả cước vận tải. Nhưng khi giá cước tăng cao, họ buộc phải điều chỉnh giá thành sản phẩm. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thực tế, tỷ lệ hàng hóa xuất nhập khẩu trực tiếp do chủ hàng Việt Nam đặt chỗ còn thấp. Chủ yếu là theo điều kiện mua CIF (Cost, Insurance, and Freight) và bán FOB (Free on Board), chiếm khoảng 80%. Điều này có nghĩa là phần lớn hợp đồng vận tải và chi phí cước vận chuyển do đối tác nước ngoài đảm nhận. Chẳng hạn, trên tuyến đi châu Mỹ, tỷ lệ đặt chỗ tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10%.
Giá Cước Vận Tải Biển Hạ Nhiệt, Lượng Hàng Hóa Qua Cảng Tăng Kỷ Lục

Các Giải Pháp Giảm Thiểu Rủi Ro Về Giá Cước

Đối với các doanh nghiệp lớn, ký kết hợp đồng vận tải dài hạn với các hãng tàu là một nước đi chính xác. Giúp họ không bị ảnh hưởng bởi biến động giá cước. Cục Hàng hải cho biết, các công ty lớn với sản lượng hàng hóa ổn định thường ký kết các hợp đồng vận tải dài hạn. Đảm bảo giá cước không thay đổi trong suốt thời gian hợp đồng còn hiệu lực. Tuy nhiên, các chủ hàng nhỏ, với nguồn hàng không ổn định, sẽ phải chịu tác động trực tiếp từ sự biến động của giá cước.
Ngoài ra, một số chủ hàng không ký hợp đồng trực tiếp với các hãng tàu. Thay vào đó  thông qua các công ty forwarder để tận dụng các dịch vụ bổ sung. Điều này đồng nghĩa với việc các chủ hàng nhỏ phải chịu thêm phần chênh lệch giá cước vận tải, làm tăng chi phí tổng thể.
Vì thế, Cục Hàng hải khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm kiếm giải pháp ký kết hợp đồng lâu dài với các đối tác quốc tế. Nhằm để giảm thiểu tác động của biến động giá cước. Các hiệp hội ngành hàng cần định hướng cho các doanh nghiệp thành viên trong việc tập hợp hàng hóa. Nhằm để ký kết các hợp đồng vận tải dài hạn và ổn định, từ đó giảm thiểu rủi ro về giá cước.
Giá Cước Vận Tải Biển Hạ Nhiệt, Lượng Hàng Hóa Qua Cảng Tăng Kỷ Lục

Tình Hình Hiện Tại Và Dự Báo Tương Lai

Gần đây, giá cước tàu biển trên các tuyến trọng điểm đã tăng cao đáng kể. Có thời điểm, giá mỗi container đi châu Âu lên tới 4.000 – 5.000 USD, hơn gấp đôi so với cuối năm ngoái. Cước tàu đi Mỹ cũng tăng tương tự, dao động từ 6.000 đến 7.000 USD/container. Tương tự như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đông Nam Á cũng chứng kiến mức tăng từ 1.000 – 2.000 USD/container.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 7, giá cước đã có xu hướng giảm trên tất cả các tuyến. Giảm mạnh nhất là tuyến châu Á đi bờ tây Mỹ, với mức giảm từ 20-30%. Các tuyến vận tải khác cũng ghi nhận mức giảm từ 15-25%. Cục Hàng hải dự báo xu hướng giảm giá cước này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới. Giúp nhiều cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong việc giảm chi phí và tăng cường cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
 Xem Thêm:
Rate this post