Giải quyết tranh chấp, bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu

Giải quyết tranh chấp, bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu.

 

Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương là điều rất khó tránh khỏi nếu chúng ta không có những thỏa thuận cụ thể, xác đáng trong hợp đồng ngoại thương. Bạn hãy cùng Vietship tìm hiểu về giải quyết tranh chấp, bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Các phương thức mang tính tài phán

Các phương thức mang tính tài phán
Các phương thức mang tính tài phán

 

Giải quyết các tranh chấp, bất đồng thông qua các Toàn án quốc gia

Tố tụng tòa án:

– Đối với các vụ kiện trong nước thì tòa án quốc gia mà các bên là công dân sẽ là nơi thực hiện tố tụng;

– Tranh chấp quốc tế thì phải xác định thẩm quyền của các toàn án – sẽ giải quyết vụ việc tại nước nguyên đơn hay bị đơn (phải đưa điều khoản “tòa án” vào HĐ.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án quốc gia

Mục đích:

  • Bảo đảm đối tượng của vụ tranh chấp không bị thay đổi trước khi phán quyết cuối cùng về ND vụ kiện được ban hành hoặc thi hành
  • QĐ cách hành xử của các bên và quan hệ giữa họ trong quá trình tố tụng
  • Lưu giữ và quản lý các sổ sách, chứng từ liên quan đến tranh chấp.

Trong quá trình tố tụng, 1 bên cũng có thể yêu cầu toà án ra quyết định về việc các bên phải tiến hành hoặc không được tiến hành 1 số biện pháp nhất định

VD: Tòa án có thể ra lệnh cho các bên duy trì hiện trạng tài sản, HH, tiền… cho đến khi ban hành phán quyết cuối cùng về ND vụ tranh chấp

Tòa án cũng có thể thực hiện các biện pháp lưu giữ chứng từ, thu thập chứng cứ thông qua các nhân chứng hoặc các chuyên gia trước khi xem xét ND vụ việc

Giám định kỹ thuật theo lệnh của tòa án

  • Giám định kỹ thuật là 1 trong những biện pháp khẩn cấp mà tòa án có thể áp dụng
  • Giám định kỹ thuật được thực hiện các chuyên gia
  • Theo yêu cầu của tòa án sẽ tiến hành giám định và đưa ra ý kiến về tình trạng của đối tượng tranh chấp

Hòa giải bởi các tòa án

Hòa giải là 1 trong những biện pháp tòa án áp dụng để giải quyết tranh chấp, nhưng hệ thống luật pháp sẽ có những quy định riêng.

Giải quyết các tranh chấp, bất đồng thông qua các Trọng tài thương mại quốc tế

  1. Trọng tài quy chế: là hình thức trọng tài được thành lập dưới dạng các trung tâm, tổ chức hoặc hiệp hội, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có trụ sở cố định. Hầu hết các tổ chức trọng tài đều có quy chế tố tụng trọng tài riêng, 1 số có danh sách trọng tài viên riêng

Trong trọng tài quy chế, các bên nhờ 1 trung tâm trọng tài hoặc 1 tổ chức trọng tài quy chế giám sát tố tụng theo quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức đó.

Mức độ giám sát tố tụng của các tổ chức trọng tài khác nhau sẽ khác nhau: Trọng tài được giám sát 1 phần; Trọng tài được giám sát toàn phần (ICC).

Lựa chọn tổ chức trọng tài quy chế thích hợp:

  • Tòa án Trọng tài Quốc tế của Phòng Thương mại Quốc tế (International Court of Arbitration of the International Chamber of Commerce)
  • Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (International Centre for Settlement of Investment Disputes – ICSID)
  • Trung tâm giải quyết tranh chấp quốc tế của Hiệp hội trọng tài Mỹ (International Center for dispute resolution of the American Arbitration Association)
  • Viện Trọng tài thuộc Phòng thương mại Stockholm (Arbitration Institute of the Stockholm Chamber of Commerce)
  • Tòa án Trọng tài Quốc tế London (London Court of International Arbitration)
  • Trung tâm trọng tài khu vực Kuala Lumpur (Kuala Lumpur Regional Centre for Arbitration)
  • Trung tâm Trung gian và Trọng tài cuẩ Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (Arbitration and Mediation Center of the World Intellectual Property Organization)

2. Trọng tài vụ việc: Trọng tài vụ việc nghĩa trọng tài không được tiến hành theo quy tắc của 1 tổ chức trọng tài thường trực. Do các bên không bắt buộc phải tiến hành trọng tài thường trực, họ thể tự do quy định quy tắc tố tụng riêng. Nói cách khác, trọng tài vụ việc trọng tài tự tiến hành (do it yourself arbitration) (Nguồn: Trọng tài các phương pháp giải quyết tranh chấp lựa chọn, UNCTAD – Geneva: ITC, 2001, trang 266)

  • Trong trọng tài vụ việc, các bên tự chịu trách nhiệm thành lập hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp và phải quy định các quy tắc sẽ điều chỉnh cách thức tiến hành tố tụng trọng tài. Khi gặp khó khăn các bên có thể nhờ 1 tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp
  • Do các bên tự tiến hành trọng tài vụ việc nên họ phải thỏa thuận trực tiếp vấn đề thù lao và CP với các trọng tài viên.

*Lưu ý: Địa điểm tổ chức trọng tài vụ việc có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi hầu hết các khó khăn liên quan đến tiến hành trọng tài vụ việc sẽ phải giải quyết theo luật quốc gia của nơi tiến hành trọng tài.

Ưu, nhược điểm của Tòa án, trọng tài là gì???

Ưu, nhược điểm của Tòa án, trọng tài là gì???
Ưu, nhược điểm của Tòa án, trọng tài là gì???

 

Các phương thức không mang tính tài phán

Hòa giải

  • Là đưa các bên tới người thứ ba được chính các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp.
  • Nếu hòa giải thành công, thỏa thuận hòa giải được lập thành biên bản hòa giải có chữ ký của các bên và hòa giải viên.
  • Hòa giải viên tiến hành quy trình hòa giải mà họ cho là phù hợp với nguyên tắc: vô tư, công bằng và theo công lý.
  • Có 2 phương thức hòa giải: hòa giải vụ việc và hòa giải quy chế.

+Hòa giải vụ việc: là phương thức trong đó việc tổ chức và giám sát hòa giải do các bên tự quy định, không có sự trợ giúp của bất kỳ tổ chức nào.

+Hòa giải quy chế: do 1 tổ chức hoặc 1 trung tâm chuyên nghiệp giám sát tố tụng trọng tài tiến hành.

*Lưu ý: quy chế hòa giải hoàn toàn độc lập và khác với quy chế trọng tài.

Hòa giải quy chế cũng có quy tắc riêng.

Hòa giải không thể tiến hành nếu không có thỏa thuận của cả 2 bên. Thỏa thuận này có thể dưới dạng 1 điều khoản HĐ hoặc 1 thỏa thuận hòa giải ngầm hoặc bằng VB

VD: Mọi tranh chấp liên quan tới HĐ này được đưa ra Hòa giải theo Quy tắc… Nơi hòa giải…

Nếu hòa giải không thành, các bên có thể đưa vụ việc ra tòa án quốc gia hoặc trọng tài.

Lưu ý: những người liên quan tới tố tụng trọng tài hoàn toàn tách biệt với những người liên quan đến hòa giải

Nguyên tắc chung là hòa giải viên trong 1 vụ hòa giải không thành công sẽ không được chỉ định làm trọng tài viên để giải quyết chính vụ kiện đó.

Các khuyến nghị hoặc khuyến cáo của hòa giải viên không có giá trị ràng buộc, do vậy, các bên có thể tự do áp dụng hoặc khước từ.

Trung gian

  • Có nghĩa định nghĩa như 1 biến thể của hòa giải bởi cố gắng dàn xếp tranh chấp cũng được thực hiện bởi bên thứ ba – người trung gian – người xem xét khiếu kiện của các bên và giúp các bên đàm phán để giải quyết tranh chấp
  • Sự khác biệt cơ bản của trung gian và hòa giải: Nghĩa vụ cơ bản của hòa giải viên là đưa ra những lời khuyên bằng lời hoặc bằng VB; còn vai trò chính của người trung gian thiên về thuyết phục các bên để tìm 1 phương pháp giải quyết tranh chấp 1 cách thân thiện
  • Trung gian gồm: trung gian vụ việc và trung gian quy chế.

Tố tụng mini

  • Là 1 phương thức giải quyết tranh chấp than thiện.
  • Thường được sử dụng ở Mỹ, đặc biệt trong các tranh chấp TMQT.
  • Về cơ bản không khác phương thức hòa giải hoặc trung gian bởi PP này giúp các bên đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp than thiện.
  • Ở giai đoạn đầu tiên của tố tụng mini, luật sư các bên trao đổi bản ghi nhớ và bằng chứng, sau đó lập luận vụ việc trước đại diện của các bên và đại diện của các bên có thể được trợ giúp bởi 1 cố vấn trung lập hoặc quan sát viên. Ngay sau kết thúc gđ thứ 1 “giai đoạn thủ tục” đại diện các bên bắt đầu đàm phán để giải quyết vụ việc.

Ủy ban xem xét tranh chấp/ Ủy ban phân xử tranh chấp

Các thành viên của Ủy ban xem xét tranh chấp/ Ủy ban phân xử tranh chấp (DRB/ DAB) theo dự án từ đầu đến cuối.

DRB/ DAB có khả năng phản ứng nhanh và thông thạo về các mặt chuyên môn như 1 ban tư vấn, nếu cần thiết có thể đưa ra những ý kiến khuyến nghị thích hợp hoặc giải quyết những vấn đề phát sinh bằng VB. Chuyên gia của DRB/ DAB thường được trả lương theo tháng, hoặc theo giờ cho những sự việc can thiệp tại chỗ.

So sánh phương pháp giải quyết tranh chấp tài phán và phi tài phán

 

 

So sánh phương pháp giải quyết tranh chấp tài phán và phi tài phán
So sánh phương pháp giải quyết tranh chấp tài phán và phi tài phán

So sánh phương pháp giải quyết tranh chấp tài phán và phi tài phán

So sánh phương pháp giải quyết tranh chấp tài phán và phi tài phán
So sánh phương pháp giải quyết tranh chấp tài phán và phi tài phán
 Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, hãy đón chờ nhiều bài viết về Logistics, xuất nhập khẩu của Vietship nhé! Để biết thêm thông tin, hãy đến với Vietship qua Hotline để được tư vấn nhé!

Đọc thêm: Gửi cá khô đi Mỹ tiết kiệm chi phí 

Vận chuyển hàng cồng kềnh từ TP. Hồ Chí Minh đi Chu Lai

Rate this post