Những biện pháp phòng ngừa các tranh chấp trong hoạt động xuất nhập khẩu

Những biện pháp phòng ngừa các tranh chấp trong hoạt động xuất nhập khẩu

Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương là điều rất khó tránh khỏi nếu chúng ta không có những thỏa thuận cụ thể, xác đáng trong hợp đồng ngoại thương. Bạn hãy cùng Vietship tìm hiểu những biện pháp phòng ngừa các tranh chấp trong hoạt động xuất nhập khẩu một cách hiệu quả nhất.

Khâu đàm phán, soạn thảo ký kết hợp đồng

Tổ chức tốt khâu đàm phán, soạn thảo ký kết hợp đồng:

(1) Thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng tất cả các giai đoạn đàm phán (chuẩn bị đàm phán; tiếp xúc; tiến hành đàm phán; kết thúc đàm phán; rút kinh nghiệm sau đàm phán);

(2) Hợp đồng được soạn thảo cẩn thận, chứa đựng đầy đủ các nội dung, các điều kiện và điều khoản cần thiết, các nội dung được trình bày rõ ràng, đơn giản, chính xác;

(3) Hợp đồng được ký kết sau khi đã được xem xét, cân nhắc 1 cách kỹ lưỡng, là cách tốt nhất để ngăn ngừa những bất đồng, tranh chấp trong quá trình tổ chức thực hiện HĐ.

Để có được những hợp đồng chặt chẽ thì người mua và người bán nên tham khảo:

(1) HĐ mẫu của ITC về mua bán quốc tế HH dễ hỏng;

(2) HĐ mua bán quốc tế mẫu của ITC;

(3) Nghiên cứu và vận dụng tốt Incoterms, UCP…;

(4) Nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật của các quốc gia liên quan đến HĐ;

(5) Các bên đối tác phải hiểu nhau và thiện chí với nhau.

Soạn thảo những tình huống bất khả kháng, miễn trách nhiệm

  • Luật pháp của các quốc gia đều có điều khoản quy định về bất khả kháng nhưng mỗi quốc gia lại có những quy định về vấn đề này không giống nhau, nên khi áp dụng cho các hợp đồng ngoại thương có thể dẫn đến những bất đồng, tranh chấp.
  • Cần đưa điều khoản “Bất khả kháng” “khó khăn trở ngại” vào hợp đồng
  • Điều khoản Bất khả kháng quy định những trường hợp miễn trách khi các bên hoàn toàn hoặc trên thực tế hầu như không thể thực hiện được hợp đồng. Các bên có thể đưa nguyên văn điều khoản Bất khả kháng được quy định trong ấn phẩm 421 của ICC hoặc có thể dẫn chiếu như sau: Điều khoảnBất khả khángcủa Phòng Thương mại Quốc tế (ấn phẩm số 421 của ICC) một phần của Hợp đồng này”.

Tổ chức quá trình thực hiện hợp đồng

Tổ chức thực hiện hợp đồng là quá trình gồm nhiều bước, nhiều công việc có liên quan mật thiết . Nếu các bên hữu quan đều thành tâm, nghiêm túc thực hiện quá trình này, thông qua việc chuẩn bị chu đáo, bố trí công việc, nhân sự, phương tiện… để thực hiện hợp đồng 1 cách khoa học, hợp lý, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau thì sẽ giảm thiểu được những bất đồng, tranh chấp.

Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Bài viết trên là những biện pháp phòng ngừa các tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, hãy đón chờ nhiều bài viết về Logistics, xuất nhập khẩu của Vietship nhé! Để biết thêm thông tin, hãy đến với Vietship qua Hotline để được tư vấn nhé!

Đọc thêm: Khi nào nên hút chân không? Hút chân không miễn phí ở đâu 

Phân phối, vận chuyển hàng hóa đi New Zealand – Công ty vận tải đường thủy đường biển Nội địa quốc tế 

 

 

 

Rate this post