Giới thiệu
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Vậy làm sao để xin C/O. cùng đọc với Vietship trong bài viết “Hướng dẫn lập hồ sơ C/O chi tiết, cụ thể” dưới đây nhé
Một bộ hồ sơ C/O gồm các chứng từ sau
1. Ðơn đề nghị cấp C/O (1 bản, theo mẫu)
2. Mẫu C/O đã kê khai hoàn chỉnh có tối thiểu 4 bản (1 bản chính và 1 bản copy doanh nghiệp chuyển khách hàng, 1 bản copy C/O lưu tại công ty, 1 bản copy lưu tại VCCI.
3. Các chứng từ xuất khẩu (chứng minh hàng xuất khẩu từ Việt Nam)
a. Commercial Invoice.
b. Tờ khai hải quan hàng xuất (bản sao y) kèm bản gốc để đối chiếu
c. Vận tải đơn (bản sao y) kèm bản gốc để đối chiếu
d. Các chứng từ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ Việt Nam, từng trường hợp cụ thể:
+ Hóa đơn thu mua nguyên liệu trong nước hoặc cam kết về nguồn gốc nguyên liệu để sản xuất lô hàng xuất khẩu.
+ Cam kết của người sản xuất trường hợp người xuất khẩu không trực tiếp sản xuất.
+ TKHQ hàng nhập khẩu trường hợp lô hàng có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, hàng gia công…
+ Bảng định mức nguyên phụ liệu với hải quan
+ Quy trình sản xuất tóm tắt để chứng minh các công đoạn sản xuất tại Việt Nam
+ Trường hợp cần thể hiện các thông tin chi tiết như ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên nhà sản xuất, chất phóng xạ thì các thông tin này phải có xác nhận của cơ quan chuyên ngành.
Lưu ý: cần phải khai báo chính xác trên tất cả các chứng từ, khai báo trên mẫu C/O phải đánh máy vi tính, tất cả các chứng từ đơn xin C/O, mẫu C/O, Commercial inv phải được ký trực tiếp và đóng dấu của công ty.
– Lưu trữ: Hồ sơ C/O doanh nghiệp phải lưu đầy đủ (ít nhất như bộ đã nộp tại VCCI) trong thời gian tối thiểu 5 năm, và phải lưu bản C/O copy mộc đỏ do VCCI cấp.
Đối với doanh nghiệp lần đầu liên hệ lập hồ sơ C/O cần:
– Lập hồ sơ thương nhân (theo mẫu);
– Đăng ký mẫu dấu và chữ ký của người có thẩm quyền ký trên C/O;
– Nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (công chứng)
– Giấy chứng nhận mã số thuế (công chứng).
MỤC ĐÍCH CỦA C/O
– Ưu đãi thuế quan : xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
– Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá : Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
– Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch : Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.
– Xúc tiến thương mại.