Kênh Đào Panama – Con Đường “Thủy Lộ” Chủ Chốt Của Thế Giới

Kênh đào Panama

Kênh Đào Panama – Con Đường “Thủy Lộ” Chủ Chốt Của Thế Giới

Kênh Đào Panama, được mệnh danh là “Con đường thủy lộ chủ chốt của thế giới”.

Đây là một công trình kỹ thuật và giao thông quan trọng, kết nối hai đại dương lớn nhất thế giới: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Được khánh thành vào ngày 15 tháng 8 năm 1914. Kênh đào này đã thay đổi hoàn toàn cách thức vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu. Còn rút ngắn quãng đường và thời gian di chuyển giữa các khu vực kinh tế lớn.

Kênh Đào Panama – Con Đường “Thủy Lộ” Chủ Chốt Của Thế Giới -
Kênh Đào Panama – Con Đường “Thủy Lộ” Chủ Chốt Của Thế Giới –

Lịch Sử Hình Thành Kênh Đào Panama

Ý tưởng về việc xây dựng một kênh đào qua eo đất Panama đã xuất hiện từ thế kỷ 16 khi người Tây Ban Nha tìm cách rút ngắn con đường biển từ Châu Âu đến châu Á.

Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ 19. Công việc xây dựng mới thực sự bắt đầu với sự tham gia của Pháp.

Dưới sự chỉ đạo của Ferdinand de Lesseps – người đã thành công với kênh đào Suez.

Sau nhiều khó khăn và thất bại, Hoa Kỳ tiếp quản dự án vào năm 1904 và hoàn thành vào năm 1914.

Sứ Mệnh Kết Nối Hai Lục Địa

Là tuyến kênh đào chính dành cho tàu thuyền, Kênh Đào Panama cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ.

Tạo nên con đường ngắn nhất giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Kênh đào này có tác động mạnh mẽ đến vận tải biển giữa hai đại dương. Loại bỏ hành trình dài và nguy hiểm qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở cực nam Nam Mỹ.

Kênh Đào Panama được người Mỹ hoàn thành và chính thức khánh thành vào năm 1914.

Trước khi có kênh đào này. Tàu từ San Francisco đến New York phải vòng xuống Cape Horn rồi đi ngược lên, mất khoảng 12,800 dặm.

Với kênh đào Panama, quãng đường này chỉ còn 5,000 dặm.

Chính vì lý do này. Các kỹ sư đã quyết định xây dựng kênh đào bằng cách xẻ ngang eo đất Panama.

Kênh đào này có khả năng tiếp nhận mọi loại tàu, từ du thuyền tư nhân nhỏ đến tàu thương mại lớn. Mỗi tháng, hơn 1,000 con tàu đi qua kênh đào này.

Kênh Đào Panama Thay Đổi Diện Mạo Thương Mại Thế Giới

Nhờ quy mô và tầm quan trọng, Kênh Đào Panama được xếp vào danh sách 7 kỳ quan của thế giới hiện đại.

Tại đây, tàu thuyền có thể “bơi” từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương chỉ trong 8 tiếng. Nhanh hơn gấp 40 lần so với hành trình cũ.

Hiện tại, kênh đào này kết nối 140 tuyến đường biển với 1,700 hải cảng tại 160 quốc gia.

Ngày nay, kênh đào hoạt động hết công suất với hơn 400 triệu tấn hàng hóa đi qua mỗi năm. Nhờ vào các khoản đầu tư lớn cho việc mở rộng và nâng cấp.

Kênh Đào Panama có vai trò kinh tế to lớn, giúp giảm chi phí vận tải biển giữa hai đại dương, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương.

Điều này đặc biệt quan trọng với Hoa Kỳ.

Không chỉ giảm độ dài tuyến đường biển, kênh đào còn giúp giảm chi phí vận tải, giá thành sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa. Ngoài ra còn mang lại nguồn thu lớn cho Panama.

Nếu kênh đào bị đóng cửa, hậu quả sẽ rất lớn đối với Hoa Kỳ và toàn thế giới.

Kênh Đào Panama, Tuổi Mới Thách Thức Mới

Kênh Đào Panama đã đạt được nhiều thành công. Nhưng khi bước sang tuổi mới, nó cũng đối mặt với nhiều thách thức đáng kể mà các chuyên gia cần chú ý.

Kênh Đào Panama đang phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ tiềm năng, đặc biệt là Kênh Đào Suez.

Với sức chuyên chở sắp đạt mức cực đại, kênh đào Panama phải đối mặt với sự suy giảm doanh thu do cạnh tranh và ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới

Kênh Đào Suez, với sức chuyên chở lớn hơn. Đang tấn công mạnh mẽ vào thị phần giao thông đường thủy toàn cầu của kênh đào Panama.

Để đối phó, cơ quan quản lý kênh đào đã đầu tư 1.6 tỷ USD nhằm tăng sức chuyên chở và nâng cao vị thế cạnh tranh.

Tuy nhiên, những tranh chấp lao động và chi phí phát sinh vẫn là những cản trở lớn cho sự phát triển của kênh đào này.

Panama hy vọng nguồn doanh thu từ kênh đào sẽ tiếp tục tăng khi làn tàu mới. Cho phép các tàu trọng tải lớn loại Postpanamax đi qua.

Tuy nhiên, chậm trễ trong việc xây dựng các dự án phát triển. Từ đó có thể khiến kênh đào mất đi hàng triệu USD phí vận chuyển và cầu đường.

Nhu cầu về kênh đào Panama vẫn tiếp tục tăng. Đặt ra thách thức khi các công ty vận tải muốn đưa tàu thuyền lớn hơn vào kênh.

Ô nhiễm môi trường do sự hiện diện của nhiều tàu thuyền cũng đe dọa sự đa dạng sinh thái của vùng Trung Mỹ.

Panama đang nỗ lực hoàn thiện và nâng cao sức cạnh tranh trong ngành hàng hải quốc tế.

 

Kênh đào Panama
Kênh đào Panama

Bạn có thể xem:

https://vietship.net/nhung-mat-hang-nen-va-khong-nen-van-chuyen-bang-duong-bien.html/

https://vietship.net/gia-nhien-lieu-tau-tang-cao-gay-suc-ep-lam-phat-kinh-te.html/

 

Rate this post