LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG SINGAPORE

Lịch sử hình thành phát triển của cảng Singapore

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển cảng Singapore

Hiện nay, cảng biển Singapore bắt nguồn từ sông Singapore và đã phát triển tại đó trong suốt 40 năm đầu tiên. Khi đó, sông Singapore đã trở thành một trung tâm thương mại chính. Với khu vực thương mại phía sau là các sản phẩm thủ công nhỏ tại cửa sông Rochore và Kallang.

 Giai đoạn trước năm 1850

Vào ngày 28/1/1819, Stamford Raffles và các cộng sự đã đến Singapore với mục đích thành lập một trạm thương mại cho công ty Đông Ấn. Nhiệm vụ đầu tiên của họ là khảo sát các tàu qua lại để lập bản đồ các tuyến đường qua cảng. Kết quả là vào năm 1820, bản đồ cảng Singapore đầu tiên đã được hoàn thành. Do vị trí chiến lược của eo biển Singapore. Là kênh hàng hải quan trọng giữa Ấn Độ Dương và biển Nam Trung Hoa. Vào năm 1940, bản đồ về chủ quyền vùng biển của Singapore đã được lập. Tiếp tục khảo sát để tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu buôn.

Giai đoạn những năm 1850 đến 1870

Ngọn hải đăng đầu tiên của Singapore được xây dựng tại bờ đông của eo biển Singapore. Từ thời điểm đó, hàng hoá đã được vận chuyển từ khắp nơi đến Singapore. Thương nhân từ nhiều nơi đổ về đây, và các xưởng sửa chữa tàu cũng phát triển. Trung tâm thương mại, các toà nhà và công trình xây dựng khác cũng dần mọc lên để phục vụ cho việc giao thương hàng hoá và phục vụ hành khách.

(*) Trong giai đoạn này có những điểm gì nổi bật

Ban đầu phát sinh nhiều khó khăn do chưa đủ cơ sở hạ tầng, chưa đáp ứng được cho tàu hơi nước. Giải pháp chính là xây dựng cảng nước sâu. Vào năm 1852, cảng nước sâu đầu tiên được xây dựng và phát triển. 900m cầu cảng được xây dựng và đưa vào sử dụng. Năng lực nhận hàng của Singapore từ 375 triệu tấn chỉ 10 năm từ 1860 đến 1870.

Giai đoạn sau

Cơ sở hạ tầng của Singapore cũng từng bước phát triển theo thời gian. Năm 1871, đường dây cáp ngầm xuyên biển nối Singapore và Madras được thiết lập, cho phép truyền tin trực tiếp bằng điện báo. Đến năm 1874, các thiết bị xe nâng và cần cẩu bắt đầu được sử dụng. Tăng khả năng xếp dỡ hàng hóa lên 500-800 tấn/ngày, so với mức 200-300 tấn/ngày trước đó. Tiếp theo đó, điện được đưa vào sử dụng và các tuyến đường bộ mới được khai thác và xây dựng để cải thiện lưu thông hàng hóa.

Trong Thế chiến thứ II, các cảng và kho bãi của Singapore chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, ngay sau khi chiến tranh kết thúc, chính quyền Singapore tập trung vào việc tái xây dựng cảng. Một cột mốc quan trọng là năm 1972, khi cầu cảng container đầu tiên được mở tại Tanjong Pagar. Điều này đã đưa Singapore trở thành cảng đầu tiên ở châu Á có khả năng tiếp nhận tàu container thế hệ thứ 3. Đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới cảng container toàn cầu.

Kết luận

Lịch sử phát triển của cảng Singapore bắt đầu thuận lợi nhưng cũng trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn, đặc biệt là trong Thế chiến thứ II. Tuy nhiên, cảng Singapore đã phát triển đến mức như ngày nay nhờ tận dụng vị trí địa lý thuận lợi của mình. Quan trọng hơn, mạnh dạn đầu tư phát triển, luôn bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới.

Cấu trúc hệ thống cảng Singapore

Diện tích:

  • Là một quốc đảo nhỏ, Singapore không có nhiều không gian để phát triển nhiều cảng. Điều này đặt ra một thách thức lớn trong việc tối ưu hóa không gian và công suất của các cảng hiện có.
  • Hậu quả: Sự hạn chế về diện tích đòi hỏi Singapore phải sử dụng các phương pháp quản lý và kỹ thuật tiên tiến để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng.

Quá trình hình thành và phát triển gần 200 năm:

  • Ý nghĩa: Lịch sử phát triển dài lâu cho thấy Singapore đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và quản lý hệ thống cảng.
  • Hậu quả: Lịch sử này đã giúp Singapore phát triển một hệ thống cảng hiện đại và hiệu quả. Đủ sức cạnh tranh với các cảng lớn khác trên thế giới.

Cấu trúc hệ thống cảng hiện tại:

  • Cảng container:

Tanjong, Keppel, Brani, Pasir Panjang: Bốn cảng này chuyên phục vụ việc xử lý container, giúp Singapore trở thành một trong những trung tâm vận tải hàng hóa hàng đầu thế giới.

  • Cảng đa năng:

Jurong và Sembawang: Hai cảng này có thể xử lý nhiều loại hàng hóa khác nhau. Không chỉ container mà còn hàng hóa tổng hợp, giúp hệ thống cảng của Singapore linh hoạt hơn trong việc xử lý các loại hàng hóa khác nhau.

Ý nghĩa: Sự phân chia này giúp tối ưu hóa chức năng và hiệu suất của mỗi cảng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các loại hàng hóa và dịch vụ logistics.

Xem thêm: Quy trình đối với hàng tạm nhập tái xuất tham dự hội chợ triển lãm

Xem thêm: Gửi mứt mận đi Canada dễ dàng

Rate this post