Giới thiệu
Tàu Yara Birkeland sẽ chạy chuyến đầu tiên giữa 2 thị trấn của Na Uy với thiết kế chở được 103 container, tốc độ 13 hải lý/giờ. Một công ty Na Uy đã tạo ra thứ họ gọi là tàu chở hàng tự hành, không phát thải đầu tiên trên thế giới. Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, còn tàu sẽ thực hiện hành trình đầu tiên giữa 2 thị trấn của Na Uy vào cuối năm nay mà không có thuỷ thủ đoàn nào trên tàu. Thay vào đó, hải trình của nó sẽ được giám sát bởi 33 trung tâm kiểm soát dữ liệu trên bờ. Mời các bạn đọc chi tiết cùng Vietship trong bài viết “Lịch sử ngành vận tải biển sắp bước sang trang mới, tàu vận tải chạy điện!!”
Đây không phải con tàu đầu tiên
Đây không phải còn tàu tự hành đầu tiên trên thế giới – một chiếc phà tự hành đã ra mắt tại Phần Lan vào năm 2018 – nhưng nó là tàu container chạy điện hoàn toàn đầu tiên. Được phát triển bởi công ty hoá chất Yara International, Yara Birkeland được thiết kế để giảm phát thải oxit nitơ và carbon dioxide.
Theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế, ngành vận tải biển hiện chiếm từ 2,5 đến 3% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Gần như toàn bộ lượng điện của Na Uy được tạo ra bởi thuỷ điện, loại năng lượng có lượng khí thải carbon thấp hơn nhiều so với việc đốt nhiên liện hoá thạch, mặc dù nó vẫn tạo ra khí nhà kính.
Được lên ý tưởng vào năm 2017, con tàu ra đời nhờ sự hợp tác của công ty công nghệ Kongsberg Maritime và công ty đóng tàu Vard. Theo Jon Sletten, giám đốc nhà máy của Yara ở Porsgrunn, Na Uy, con tàu có khả năng chở 103 container với tốc độ 13 hải lý/giờ. Nó sử dụng pin công suất 7 MWh. Ông cho biết, chỉ riêng việc dùng nó để chạy dọc theo bờ biển của Na Uy, nó đã có thể thay thế 40.000 chuyến xe tải mỗi năm.
Thị trường hoàn toàn mới đối với ngành vận tải biển
Ngoài việc cung cấp một lựa chọn “xanh” hơn so với các tàu chở hàng, Sletten cho biết không có thuỷ thủ đoàn đồng nghĩa với việc vận hành sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
Ban đầu, việc xếp và dỡ hàng hoá sẽ cần đến con người, nhưng theo Sletten, tất cả hoạt động xếp, dỡ hàng và neo đậu sau này sẽ hoạt động bằng công nghệ tự hành. Điều này sẽ liên quan đến việc phát triển các cần trục tự hành.
Ban đầu, tàu Yara Birkeland dự kiến ra khơi vào năm ngoái, nhưng đại dịch Covid-19 cùng với những thách thức về hậu cần đã làm trì hoãn màn ra mắt của nó. Sletten nói: “Chúng tôi đã đánh giá quá cao tầm hoạt động của nó và khởi động với quá nhiều tham vọng”. Sau khi chuyển dự án sang cách tiếp cận “từ tốn” hơn, Sletten hy vọng con tàu sẽ vận chuyển những container đầu tiên từ thị trấn Heroya đến Brevik trong năm nay. Họ cũng cần xin cấp phép từ cơ quan hàng hải Na Uy để lần đầu tiên cho phép một con tàu tự hành được hoạt động trên các tuyến đường thuỷ của đất nước.
Thách thức thương mại hoá
Rody Negenborn, giáo sư công nghệ hàng hải và vận tải đại học công nghệ Delft, Hà Lan cho biết các tàu tự hành hoàn toàn như Yara Birkeland là tương lai của ngành hàng hải. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định có nhiều thách thức phải vượt qua trước khi các tàu tự hành có thể được sử dụng cho các chuyến hành trình thương mại dài ngày trên biển.
Ông nói rằng việc điều hướng giao thông ở các cảng lớn, không giống cảng nội địa tương đối yên tĩnh mà Yara Birkeland sẽ đi đến, có thể là một trở ngại lớn.
“Tại một thời điểm nào đó, các con tàu này sẽ phải bắt đầu tương tác với nhau để có thể trao đổi thông tin và không xung đột trên lộ trình”, ông nói.
Negeborn cho biết thêm rằng không có thuỷ thủ đoàn để tiến hành kiểm tra bảo dưỡng, các tàu tự hành sẽ cần các hệ thống tự chẩn đoán, tích hợp khả năng phát hiện và khắc phục sự cố hoặc kêu gọi sự trợ giúp của con người.
Bên cạnh các vấn đề kỹ thuật, ông nói rằng cũng có những tác động pháp lý khi xem xét việc đi lại giữa các quốc gia.
“Yara Birkeland hoạt động dọc bở biển Na Uy nhưng nếu đi xa hơn, nó có thể gặp phải các vùng lãnh thổ khác với các quy tắc và quy định khác cần được đáp ứng. Ai chịu trách nhiệm nếu có sự cố xảy ra?”
Tham khảo: CNN, Doanh nghiệp và tiếp thị.
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đi Lào và Campuchia từ Cần Thơ đường bộ