Lưu ý quan trọng khi vận hành thiết bị nâng hạ trong công nghiệp

Lưu ý quan trọng khi vận hành thiết bị nâng hạ trong công nghiệp

Lưu ý quan trọng khi vận hành thiết bị nâng hạ trong công nghiệp

Vận hành thiết bị nâng hạ là công việc có tính nguy hiểm cao nếu không tuân thủ chặt chẽ những quy định về an toàn. Nguyên nhân là bởi những thiết bị nâng hạ thường được sử dụng tại công xưởng, nhà máy tại nơi đông người và thường nâng các vật rất nặng. Bên cạnh nguyên tắc an toàn, người vận hành còn phải đặc biệt chú ý đến nhiều vấn đề khác như sau:

Lưu ý quan trọng khi vận hành thiết bị nâng hạ trong công nghiệp
Lưu ý quan trọng khi vận hành thiết bị nâng hạ trong công nghiệp

1. Lưu ý về các bộ phận của thiết bị nâng hạ

Thiết bị nâng hạ trong công nghiệp được cấu tạo từ nhiều bộ phận với những chức năng khác nhau. Tất cả bộ phận đều phải trong trạng thái vận hành ổn định thì cả hệ thống mới làm việc an toàn. Khi vận hành thiết bị nâng hạ, kỹ thuật viên phải thường xuyên kiểm tra từng chi tiết, đặc biệt là những cơ cấu sau:

1.1 Xích

Xích có tác dụng truyền tải và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nâng hạ, di chuyển. Xích cần được thử nghiệm kỹ càng về khả năng chịu tải trước khi đưa vào sử dụng trong thực tế. Không được sử dụng xích có mắt xích mòn quá 100% so với kích thước ban đầu.

1.2 Dây cáp

Dây cáp cần có độ dài vừa đủ, phù hợp với khoảng cách nâng hạ chứ không được quá dài hay quá ngắn. Đối với dây cáp dùng để buộc thì phải chú ý góc giữa các nhánh của cáp phải không lớn hơn 90 độ. Bên cạnh đó, cần sử dụng dây cáp tương thích với thiết bị nâng hạ; thường xuyên kiểm tra độ mòn và độ ma sát của cáp để kịp thay mới khi cần.

1.3 Dây ròng rọc, tang

Ròng rọng và tang phải được đảm bảo có đường kính phù hợp với cơ cấu nâng hạ, chế độ và yêu cầu làm việc. Ngay khi phát hiện có dấu hiện rạn nứt hoặc đã được sử dụng trong thời gian quá dài thì cần phải thay mới ngay.

1.4 Phanh

Hệ thống phanh có tác dụng hãm lại hoạt động trong vận hành thiết bị nâng hạ và đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống. Trong đó, má phanh là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ cấu phanh. Kỹ thuật viên cần phải tính toán và lựa chọn loại phanh cho phù hợp; thường xuyên kiểm tra đế khi phát hiện má phanh bị mòn, lỏng lẻo thì phải thay thế kịp thời.

2. Những điều cấm trong vận hành thiết bị nâng hạ

Trong quá trình điều khiển thiết bị nâng, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc vận hành thì cần chú ý những điều cấm sau:

– Cấm người lao động, chướng ngại vật đứng giữa tải; cấm người đứng dưới độ vươn tay của cần trục, kể cả trong bán kính tay cần, không gian phía trước và sau mâm xe của thiết bị nâng.

– Cấm việc cẩu vượt quá tải trọng cho phép của thiết bị nâng hạ.

– Cấm nâng hạ hàng hóa, vật lên thùng xe ô tô khi đang có người đứng trên thùng xe.

– Cấm vận hành cẩu tải trong trạng thái dây cáp bị xiên.

– Cấm việc kéo lê trên đất.

– Cấm cẩu hàng bị vùi lấp dưới đất hoặc bị các vật khác đè lên, bị liên kết với nền móng hay các vật khác.

– Cấm người lên, xuống thiết bị nâng hạ khi đang vận hành.

– Cấm người xuất hiện trong vùng hoạt động của thiết bị nâng hạ.

– Cấm việc để thiết bị nâng đặt sát hoặc vướng vào đường dây điện.

– Cấm nâng hạ, di chuyển tải khi người đang đứng trên tải.

– Cấm nâng tải khi hàng hóa, vật đang ở trong tình trạng chưa ổn định hoặc thiếu móc, móc không cân.

– Cấm việc chuyển hướng chuyển động của cơ cấu khi cơ cấu này chưa dừng hẳn.

– Cấm việc vừa dùng cơ cấu nâng hạ tải vừa có người đẩy hoặc kéo tải.

3. Trường hợp bắt nguộc ngừng vận hành thiết bị nâng hạ

Khi phát hiện những tình huống thiếu an toàn dưới đây, người vận hành thiết bị nâng hạ cần ngừng hoạt động ngay:

– Phanh của thiết bị có dấu hiệu bị hỏng.

– Xuất hiện các vết nứt trên liên kết kim loại hay giữa các kết cấu.

– Xuất hiện tình trạng mòn tại móc, đường ray, tang,… dẫn đến không đảm bảo an toàn kỹ thuật.

– Không đảm bảo việc cấp tải, dỡ vật liệu đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

– Đường ray của cơ cấu nâng hạ bị hỏng hoặc không còn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

– Không đảm bảo an toàn cho các phương tiện khi cấp tải, dỡ vật liệu.

– Xuất hiện người trong khu vực vận hành thiết bị nâng hạ, lên xuống thiết bị nâng hạ khi đang vận hành.

– Người móc cáp ở vị trí không an toàn trong khi đang nâng hạ thùng xe.

– Khi bộ phận mang tải, bộ phận cầu trục va đập vào phương tiện hay thiết bị khác.

Lưu ý quan trọng khi vận hành thiết bị nâng hạ trong công nghiệp
Lưu ý quan trọng khi vận hành thiết bị nâng hạ trong công nghiệp

4. Lưu ý đối với người lao động vận hành các thiết bị nâng trong công nghiệp

– Chỉ buộc hoặc tháo móc tải khi tải hạ xuống độ cao dưới 1m.

– Không được di chuyển tải khi tải cách vật phía trước khoảng cách nhỏ hơn 0,5m.

– Hiểu và nắm rõ tín hiệu giữa người làm việc dưới mặt đất và trên cabin.

– Không thò đầu hay tay chân vào phạm vi di chuyển của cabin.

– Không được để cho cầu tải va chạm với phương tiện, thiết bị khác hoặc các vật khác.

– Muốn vào cabin cần phải ra hiệu và có sự hiểu ý giữa người điều khiển cầu trục với người chuẩn bị vào.

– Có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng và phải hiểu ý nhau trong nhóm cùng làm việc.

– Khi vào cabin xe nâng hạ cần đóng cửa ra vào ngay lập tức và đứng vào đúng vị trí an toàn.

Tóm lại, vận hành thiết bị nâng hạ cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn. Người điều khiển phải được đào tạo nghiệp vụ và cần có đức tính cẩn thận, kỷ luật. Chỉ có như vậy thì quá trình lao động mới diễn ra suôn sẻ, an toàn và đạt hiệu quả cao.

Rate this post